Quan sát trẻ mầm non là gì

Từ việc nhận biết các chi tiết nhỏ đến khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng quan sát sẽ mở ra cánh cửa tò mò và khám phá cho trẻ, là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non cốt lõi giúp các con trưởng thành và trở thành những cá nhân sáng tạo và thông minh. Bài viết dưới đây chia sẻ đến ba mẹ những cách đơn giản, hiệu quả rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ.

Kỹ năng quan sát không chỉ là “NHÌN”, đó là khả năng chú ý và nhận biết thông tin từ môi trường xung quanh một cách cẩn thận và chi tiết. Qua việc sử dụng các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác, kỹ năng quan sát giúp con trẻ phát triển những cách giải thích đơn giản về các quan sát và cách giải thích phức tạp về thế giới xung quanh.

Kỹ năng quan sát bắt đầu phát triển từ khi trẻ còn nhỏ. Ngay từ khi mới chào đời, trẻ đã bắt đầu nhìn nhận và tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình. Tuy nhiên, độ tuổi mà trẻ sẵn sàng học kỹ năng quan sát một cách có ý thức phụ thuộc vào sự phát triển cá nhân và môi trường xung quanh. Thường thì khoảng từ 1 đến 2 tuổi, trẻ bắt đầu có khả năng tập trung và quan sát một cách chi tiết hơn.

“Thời thơ ấu đó, chúng ta có những chiếc kính vô hình mà qua đó chúng ta sẽ nhìn thế giới suốt đời, và những chiếc kính này tô điểm cho quan điểm, nhận thức của chúng ta.” – Lainšček, 2020

Cũng tương tự như trực giác ở trẻ dần được hoàn thiện và thay thế bằng các khái niệm khoa học, các quan sát trực quan được thay thế bằng các quan sát có tính chọn lọc, phức tạp hơn và dựa trên những lý thuyết dẫn đến sự phát triển của các giải thích khoa học về các hiện tượng tự nhiên.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quan sát của trẻ. Trước tiên, môi trường vui chơi và học tập sẽ khuyến khích trẻ quan sát và khám phá. Đồ chơi, sách, hoạt động ngoại khóa, cũng như các trò chơi tương tác có thể tạo ra những tình huống quan sát thú vị cho trẻ.

Phát triển các kỹ năng quan sát có thể giúp chúng ta “bắt gặp cái đẹp”

Các cách rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ bố mẹ nên áp dụng ngay

Khi trẻ có kỹ năng quan sát tốt thì sẽ có tư duy tốt, có khả năng đánh giá sự việc và đưa ra quyết định đúng đắn, giúp ích cho học tập và cuộc sống trong tương lai. Vì vậy ba mẹ nên dạy con kỹ năng quan sát từ nhỏ. Và dưới đây là các cách rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ bố mẹ nên áp dụng ngay.

Khuyến khích con trẻ đặt câu hỏi

Ba mẹ hãy luôn khích lệ con trẻ đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh; các câu hỏi Tại sao. Hãy trả lời những câu hỏi của trẻ một cách cụ thể và khuyến khích con tìm hiểu thêm thêm. Việc này giúp trẻ phát triển khả năng tập trung, tò mò và khám phá thế giới.

Ba mẹ hãy luôn khích lệ con trẻ đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh; các câu hỏi Tại sao

Xem thêm: Dạy trẻ quản lý cảm xúc – Mạnh mẽ đối mặt với mọi tình huống

Hãy để con “lãnh đạo”

Ba mẹ tạo điều kiện, cho phép trẻ làm chủ quá trình khi quan sát và khám phá. Hãy dạy trẻ các kỹ năng sống xử lý tình huống rồi để trẻ tự lựa chọn hoạt động, tạo ra thử thách và đặt mục tiêu cho bản thân. Khi các con có quyền lựa chọn, con sẽ tự tin hơn và phát triển kỹ năng quan sát một cách tự nhiên.

Ba mẹ tạo điều kiện, cho phép trẻ làm chủ quá trình khi quan sát và khám phá

Trò chuyện với trẻ thật nhiều

Ba mẹ hãy dành thời gian để trò chuyện với trẻ, lắng nghe những suy nghĩ và quan sát của con. Không chỉ bố mẹ, mà con cũng cần tăng cường tương tác với các thành viên trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Việc này giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, biểu đạt và quan sát từ nhiều góc độ khác nhau.

Ba mẹ hãy dành thời gian để trò chuyện với trẻ, lắng nghe những suy nghĩ và quan sát của con

Xem thêm: Dạy trẻ quản lý tài chính cá nhân thông minh theo lứa tuổi

Rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ qua sách, truyện

Ba mẹ nên rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ, khuyến khích con quan sát và tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh và các chi tiết trong câu chuyện. Hãy cùng trẻ thảo luận về những điều mà con đã quan sát và cảm nhận được từ câu chuyện. Điều này không chỉ rèn luyện kỹ năng quan sát mà còn phát triển sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng của trẻ.

Hãy cùng trẻ thảo luận về những điều mà con đã quan sát và cảm nhận được từ câu chuyện

Giúp trẻ học quan sát qua các trò chơi

Ba mẹ cùng trẻ tham gia chơi các trò chơi như tìm điểm khác biệt, tìm vật thể ẩn trong hình, hoặc tìm hiểu các mô hình và bài toán logic. Những trò chơi này sẽ khuyến khích trẻ chú ý đến chi tiết và tăng cường khả năng quan sát của bé. Ba mẹ hãy dành thời gian 30’ mỗi tối để chơi cùng với con.

Những trò chơi sẽ khuyến khích trẻ chú ý đến chi tiết và tăng cường khả năng quan sát của bé

Xem thêm: 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN

Hãy cho trẻ trải nghiệm thực tế thật nhiều!

Để rèn luyện kỹ năng quan sát, ba mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm thực tế, đây cũng là những cơ hội tuyệt vời để phát triển nhận thức cho trẻ mầm non cũng như những lứa tuổi lớn hơn. Hãy dẫn trẻ ra khỏi nhà, đi dạo trong công viên, đi thăm bảo tàng hoặc tham gia các hoạt động xã hội. Trong quá trình này, ba mẹ luôn khuyến khích trẻ nhìn xung quanh, quan sát và tìm hiểu về những gì đang diễn ra xung quanh mình. Điều này giúp trẻ nhận biết và hiểu rõ hơn về thế giới thực, khám phá và tìm hiểu về các sự kiện và hiện tượng.

Để rèn luyện kỹ năng quan sát, ba mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm thực tế

Tham gia các hoạt động ngoài trời

Ba mẹ tại điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi thể thao, dã ngoại, teambuilding, tham gia các lớp trại hè và các hoạt động cộng đồng khác. Khi tham gia những hoạt động này, trẻ sẽ được tiếp xúc với môi trường tự nhiên và xã hội, từ đó khám phá và quan sát những điều mới mẻ, học cách tương tác và phản ứng với các tình huống thực tế. Đồng thời, hoạt động ngoài trời cũng giúp trẻ rèn luyện sự tập trung, nhận biết và nhận thức về môi trường xung quanh.

Ba mẹ tại điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi thể thao, dã ngoại, teambuilding, tham gia các lớp trại hè

Xem thêm: 5+ Trại hè cho bé ở Đà Nẵng THÚ VỊ và BỔ ÍCH NHẤT 2023

Khích lệ trẻ nhiều hơn

Ba mẹ hãy khích lệ và khuyến khích trẻ thường xuyên. Khi trẻ nhận được sự khích lệ và ủng hộ từ gia đình, người thân, các con sẽ có động lực để quan sát và khám phá môi trường. Đồng thời, việc được khen ngợi và công nhận khi trẻ nhìn thấy, nhận biết và hiểu những thứ xung quanh sẽ giúp trẻ tự tin và tiếp tục phát triển kỹ năng quan sát.

Ba mẹ hãy khích lệ và khuyến khích trẻ thường xuyên

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử

Các bậc cha mẹ cần giới hạn thời gian trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính hoặc máy chơi game. Việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử có thể giới hạn khả năng quan sát của trẻ. Thay vì dành quá nhiều thời gian trước màn hình, hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thực tế và giao tiếp trực tiếp với môi trường xung quanh.

Việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử có thể giới hạn khả năng quan sát của trẻ

Xem thêm: Dạy trẻ dùng mạng xã hội với 7 mối nguy cơ TIỀM ẨN hiện nay

Hãy để con thể hiện suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau

Ba mẹ khuyến khích trẻ thể hiện suy nghĩ và cảm xúc bằng nhiều hình thức khác nhau như viết truyện, vẽ tranh, viết nhật ký hoặc thực hiện các dự án sáng tạo. Bằng cách này, trẻ có cơ hội rèn luyện kỹ năng quan sát và diễn đạt thông qua việc tạo ra các tác phẩm cá nhân. Hãy luôn khích lệ trẻ tự do thể hiện bản thân và khám phá cách riêng để quan sát và thể hiện suy nghĩ của mình. Việc này cũng cần rèn cho trẻ tính kiên trì trong thời gian dài để con mài giũa sự sắc bén trong tư duy.

Ba mẹ khuyến khích trẻ thể hiện suy nghĩ và cảm xúc bằng nhiều hình thức khác nhau như viết truyện, vẽ tranh, viết nhật ký

Tại sao trẻ em cần thiết phải trang bị và mài giũa kỹ năng quan sát?

Kỹ năng quan sát đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em. Không chỉ giúp trẻ nhận biết và hiểu về thế giới xung quanh, mà còn có tác động tích cực đến nhiều khía cạnh khác của sự phát triển của trẻ. Dưới đây là các lợi ích quan trọng của việc trang bị và mài giũa kỹ năng quan sát cho trẻ em, ba mẹ cần nắm được.

Giúp trẻ học hỏi và ghi nhớ

Kỹ năng quan sát giúp trẻ tập trung vào chi tiết và cảm nhận môi trường xung quanh. Trẻ có khả năng nhận ra sự khác biệt và đặc điểm riêng của các vật, hiện tượng hoặc tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua việc quan sát, trẻ có thể học hỏi và ghi nhớ những điều quan trọng, từ đó phát triển khả năng nhận thức và nắm bắt kiến thức mới một cách hiệu quả.

Kỹ năng quan sát giúp trẻ tập trung vào chi tiết và cảm nhận môi trường xung quanh

Xem thêm: [Tổng hợp] Các trò chơi rèn luyện trí nhớ cho trẻ CHỌN LỌC

Nâng cao kỹ năng giao tiếp

Quan sát là một phần quan trọng trong quá trình dạy giao tiếp cho trẻ em. Kỹ năng quan sát giúp trẻ nhận biết cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm khuôn mặt của người khác khi giao tiếp. Bằng cách chú ý và hiểu rõ ngôn ngữ cơ thể, trẻ có thể tăng cường khả năng giao tiếp và tương tác xã hội. Kỹ năng quan sát cũng giúp các con nhận biết cảm xúc của người khác, từ đó phát triển khả năng thấu hiểu cảm xúc của đối phương và xây dựng mối quan hệ tốt với xung quanh.

Quan sát là một phần quan trọng trong quá trình giao tiếp của con trẻ

Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá và ra quyết định

Kỹ năng quan sát giúp trẻ rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá và ra quyết định. Trẻ sẽ học được cách nhận biết và phân tích các yếu tố quan trọng trong một tình huống, đánh giá những điều có lợi và hại có thể xảy ra, và từ đó đưa ra những quyết định thông minh. Việc rèn luyện kỹ năng quan sát sớm giúp trẻ phát triển khả năng tư duy logic và sáng tạo.

Trẻ sẽ học cách suy luận, kết hợp thông tin và đưa ra những giải pháp thông minh trong các tình huống khác nhau. Kỹ năng quan sát cũng giúp dạy trẻ tư duy phản biện, đặt câu hỏi và phân tích các thông tin đưa ra. Điều này đồng nghĩa với việc con trẻ có khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và đưa ra những quyết định đúng đắn.

Kỹ năng quan sát giúp trẻ rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá và ra quyết định

Xây dựng nhận thức đúng đắn về mọi vật mọi việc

Kỹ năng quan sát giúp con trẻ xây dựng nhận thức đúng đắn về mọi vật mọi việc. Trẻ sẽ hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa các yếu tố trong môi trường, nhận ra các quy luật tồn tại và hiểu được sự liên kết giữa các sự việc. Kỹ năng này cũng giúp trẻ nhận thức về các giá trị, ý nghĩa và tác động của những gì xảy ra xung quanh. Điều này giúp các con phát triển ý thức xã hội, đạo đức và trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng.

Kỹ năng quan sát giúp con trẻ xây dựng nhận thức đúng đắn về mọi vật mọi việc

Tóm lại, việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ là một quá trình quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Ba mẹ cần rèn luyện kỹ năng này cho trẻ từ khi còn nhỏ, qua bài viết này UPO mong giúp cho ba mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ quan sát và nhận thức đứng đắn sự vật, sự việc.

Để trang bị thêm cũng như trải nghiệm các hình thức dạy trẻ kỹ năng sống và thái độ sống khác hiệu quả hơn? Ba mẹ hãy tham khảo khóa học KidUP – nơi trẻ em được khám phá, trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng quan sát một cách sáng tạo và thú vị.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Thế nào là quan sát trẻ mầm non?

“Quan sát trẻ theo quá trình” là kỹ thuật giúp giáo viên mầm non hiểu được nhu cầu, sở thích và khả năng của trẻ trong hoạt động học tập và vui chơi, từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động học tập phù hợp với trẻ và cải thiện hiệu quả hoạt động giảng dạy.

Phương pháp quan sát trọng mầm non là gì?

Phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non là gì? Phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non là phương pháp giúp trẻ mầm non nhận biết được các yếu tố về số lượng, kích thước, hình dạng, không gian, thời gian và sự liên hệ giữa các yếu tố này trong cuộc sống xung quanh trẻ.

Tại sao giáo dục mầm non lại quan trọng?

Giáo dục mầm non là bước đệm đầu tiên cho các cấp học, giúp trẻ có điều kiện hình thành và phát triển nhân cách cũng như trí tuệ. Chính vì thế cấp học này có vai trò quan trọng giúp cho trẻ có những nền tảng kiến thức đầu tiên cho quá trình học tập lâu dài.

Đánh giá trọng giáo dục mầm non là gì?

Trong giáo dục mầm non, đánh giá là một phương pháp quan trọng để đo lường sự tiến bộ của trẻ trong quá trình học tập và phát triển. Đây là một quá trình đánh giá cần được thực hiện đúng cách. Để đảm bảo rằng các bé được hỗ trợ và định hướng phát triển theo đúng hướng nhất.

Chủ Đề