Quản lý phần cứng máy tính gồm những công việc gì

Song hành cũng các phần mềm thì để máy tính có thể hoạt động hẳn không thể không kể đến cấu tạo phần cứng máy tính. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng biết được phần cứng thiết bị vốn bao gồm thành phần chi tiết nào. Dưới đây là các thông tin liên quan giúp người dùng hiểu hơn về cấu tạo phần cứng trên máy. Hãy cùng iCare Center điểm qua nhé!

Bạn biết gì về phần cứng máy tính?

Phần cứng máy tính - tức Hardware được biết đến là các thành phần vật lý của thiết bị. Những bộ phận trên máy tính có chứa bảng mạch, IC hay thiết bị điện tử khác đều sẽ được gọi là phần cứng máy tính. 


Có thể phân chia phần cứng máy tính thành:

  • Phần cứng bên trong - các bộ phận giữ vai trò xử lý các tác vụ cũng như thực hiện việc lưu trữ các dữ liệu, thông tin hướng dẫn được cung cấp bởi hệ điều hành hay các chương trình.
  • Phần cứng bên ngoài - các bộ phận được kết nối ngoại vi. Theo đó, phần cứng bên ngoài này sẽ được kết nối với thiết bị nhằm thực hiện chức năng điều khiển đầu vào hoặc đầu ra, hướng đến việc cung cấp hướng dẫn cho các phần mềm thực thi.

Với phần cứng được kết nối ngoại vi, người dùng có thể phân biệt gồm:

  • Phần cứng dùng để nhập - input: Tức những bộ phận dùng để thu thập dữ liệu cũng như mệnh lệnh từ phía người dùng [chuột, bàn phím,...].
  • Phần cứng dùng để xuất - output: Tức những bộ phận đảm nhiệm vai trò phát tín hiệu, thực hiện lệnh, trả lời,... ra bên ngoài [loa, màn hình máy tính, máy in, tai nghe,...].
>> Xem thêm: Phần mềm kiểm tra phần cứng máy tính hữu ích

Cấu tạo phần cứng máy tính bao gồm những gì?

Phần cứng máy tính bên trong cơ bản sẽ bao gồm:

  • CPU
  • Mainboard
  • RAM
  • Nguồn cấp
  • Ổ đĩa [gồm cả CD-ROM, DVD, ổ cứng, ổ SSD, ổ đĩa mềm,...]
  • Quạt tản nhiệt
  • Modem
  • Thẻ kết nối
  • Card âm thanh
  • Card mạng
  • Card video

Cấu tạo phần cứng máy tính bên ngoài trên thực tế bao gồm:

  • Màn hình máy tính 
  • Bàn phím
  • Micro
  • Chuột
  • Ổ USB
  • Máy in
  • Máy chiếu
  • Máy quét
  • Gamepad

Cấu tạo phần cứng máy tính nào là quan trọng hơn cả?

Với cấu tạo phần cứng máy tính như đã đề cập đến ở trên, thực tế không phải lúc nào 1 máy tính hoàn chỉnh cũng cần đầy đủ mọi thành phần ấy. Các thành phần có thể được tùy biến để phù hợp cho mục đích vận hành, sử dụng của thiết bị. 

Tuy nhiên, về cơ bản, 1 máy tính để có thể hoạt động về cơ bản cần đảm bảo những bộ phận là: 

CPU

CPU vốn là bộ xử lý trung tâm, đóng vai trò cực quan trọng trong hệ thống máy tính và được ví như bộ não của thiết bị này. Chúng sẽ đảm nhiệm việc xử lý hầu hết những thông tin, các tác vụ trên máy, cùng với đó là thực hiện việc điều khiển cac thiết bị đầu vào cũng như đầu ra.

RAM

RAM - Random Access Memory vốn là bộ nhớ tạm thời trên máy, đồng thời cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ cùng hiệu suất vận hành của máy. Đặc biệt, vì là bộ nhớ tạm thời nên mọi dữ liệu trên RAM đều sẽ mất đi sau khi người dùng tực hiện khởi động lại thiết bị.

Nhìn chung, có thể hiểu cơ bản RAM sẽ là nơi tạm thời ghi nhớ những dữ liệu, thông tin cần thiết để bộ vi xử lý trung tâm - CPU có thể thực hiện xử lý các tác vụ liên quan được nhanh hơn.

>> Xem thêm: Khi nào cần thay RAM máy tính


Với hệ thống máy tính, khi bộ nhớ RAM càng lớn, chúng sẽ có thể cùng lúc mở được nhiều ứng dụng mà không cần e ngại việc xảy ra "va chạm" hay có sự xung đột giữa các ứng dụng ấy.

Hiện nay, các máy tính phổ thông sẽ thường được trang bị bộ nhớ RAM với dung lượng trong khoảng 2 - 4GB.

Mainboard

Mainboard được đánh giá là cấu tạo phần cứng máy tính giữ vai trò như bộ xương sống, giúp gắn kết các linh kiện cũng như các thiết bị ngoại vi thành 1 thể thống nhất. 

Trên mainboard sẽ được gắn kết mọi linh kiện, bao gồm cả RAM, CPU, ổ cứng, VGA,.... 

Chức năng chính của Mainboard này ngoài việc liên kết những thành phần gắn trên chúng lại với nhau sẽ còn giữ nhiệm vụ phân phối điện cho cả CPU, RAM hay các phần cứng liên quan.

Những thành phần chính trên Mainboard sẽ gồm: chipset, BIOS, Socket, CPU, hệ thống bus, khe cắm ISA, khe cắm PCI, khe cắm PCI Express,...


Thiết bị lưu trữ

Thiết bị lưu trữ, mà cụ thể là ổ cứng chính là nơi quan trọng, đảm nhiệm việc lưu trữ hệ điều hành cũng như phần mềm của hệ thống máy tính. Trên ổ cứng, các dữ liệu lưu trữ sẽ không bị mất đi.

Trên máy tính hiện nay, có 2 loại ổ cứng được sử dụng là ổ HDD và ở SSD. Người dùng hoàn toàn có thể thực hiện việc nâng cấp ổ cứng khi có nhu cầu, đảm bảo không gian lưu trữ trên máy được tối ưu và đáp ứng tính thuận lợi hơn cho chính mình.


Với bài viết trên đây, người dùng hẳn đã hiểu thêm về cấu tạo phần cứng máy tính. Việc hiểu rõ về các phần cứng này trên thực tế mang đến lợi ích khá lớn khi người dùng có nhu cầu thay thế, nâng cấp chúng khi cần thiết, giúp tối ưu hóa nhu cầu sử dụng thiết bị, phục vụ cho quá trình trải nghiệm trên máy được tối ưu hơn. Trong trường hợp quý khách hàng đang gặp lỗi, sự cố liên quan đến phần cứng này, để được tư vấn, hỗ trợ sửa chữa máy tính một cách chuyên nghiệp nhất, hãy liên hệ Trung tâm sửa chữa máy tính iCare Center ngay hôm nay nhé!

Phần cứng máy tính là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả bất kỳ thành phần vật lý nào của máy tính. Thuật ngữ phần cứng phân biệt các khía cạnh hữu hình của thiết bị linh kiện máy tính với phần mềm. Phần cứng máy tính có thể được phân loại là có các thành phần bên trong hoặc bên ngoài.

phần cứng máy tính là gì ?

Các thành phần phần cứng bên trong bao gồm: bo mạch chủ [mainboard], bộ xử lý trung tâm [CPU], bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên [ RAM ], ổ cứng, ổ quang, tản nhiệt, bộ nguồn máy tính, bóng bán dẫn[transistors], chip, bộ xử lý đồ họa [ GPU ], card giao diện mạng [ NIC ] và cổng Universal Serial Bus [USB]. Các thành phần này có thể xử lý chung hoặc lưu trữ các thông tin hướng dẫn được cung cấp bởi chương trình hoặc hệ điều hành [OS]. Dưới đây là biểu đồ phần cứng máy tính minh họa các thành phần phần cứng máy tính bên trong.

biểu đồ phần cứng máy tính bên trong

Các thành phần bên ngoài, còn được gọi là các thành phần ngoại vi , là những thành phần thường được kết nối với máy tính để điều khiển đầu vào hoặc đầu ra của nó. Các thành phần đầu vào thông thường bao gồm chuột, bàn phím, micrô, máy ảnh,  touchpad, bút cảm ứng, phím điều khiển, máy quét,  ổ USB hoặc thẻ nhớ. Còn màn hình, máy in, loa, tai nghe đây là tất cả các ví dụ về các thành phần phần cứng máy tính đầu ra. Tất cả các thiết bị phần cứng này được thiết kế để “cung cấp hướng dẫn” cho phần mềm thực thi. Dưới đây là một số ví dụ về thành phần ngoại vi.

Ảo hóa phần cứng là sự “trừu tượng” hóa tài nguyên tính toán vật lý từ phần mềm sử dụng tài nguyên đó. Điều này được thực hiện bởi một trình quản lý máy ảo [VMware] còn được gọi là  hypervisor. Về cơ bản, hypervisor tạo ra các phiên bản phần cứng ảo bên trong [ sử dụng tài nguyên phần cứng thật để tạo ra hệ thống phần cứng ảo ], để các tài nguyên hệ thống có thể được chia sẻ và sử dụng hiệu quả hơn. Trong điện toán đám mây , ảo hóa phần cứng thường được kết hợp với cơ sở hạ tầng như một dịch vụ [ IaaS ]. 

Tìm hiểu về kiến thức ảo hoá và VMware
  • Bo mạch chủ [mainboard]: Bo mạch chủ là điểm kết nối “xương sống” trung tâm của máy tính, nhờ nó mà tất cả các thành phần linh kiện và thiết bị ngoại vi bên ngoài kết nối với nhau. Bo mạch chủ là bảng mạch in chính trong máy tính, nó chứa các thành phần quan trọng, bao gồm CPU, RAM, bộ nguồn máy tính, card đồ họa và card âm thanh.
  • CPU: CPU có nhiệm vụ xử lý hầu hết dữ liệu của máy tính, biến đầu vào thành đầu ra.
  • RAM: Phần cứng trong máy tính lưu giữ hệ điều hành, chương trình ứng dụng và dữ liệu đang được sử dụng, để bộ xử lý[cpu] của thiết bị có thể nhanh chóng tiếp cận và xử lí chúng. Đây cũng là bộ nhớ chính của máy tính, RAM đọc và ghi nhanh hơn nhiều so với các loại ổ lưu trữ khác, bao gồm ổ đĩa cứng [ HDD ], ổ đĩa thể rắn [ SSD ] và ổ đĩa quang. RAM “dễ bay hơi”, có nghĩa là dữ liệu vẫn còn trong RAM nếu máy tính đang bật, nhưng nó sẽ bị mất khi máy tính tắt. Hệ điều hành và các tập tin khác sau đó sẽ được tải lại vào RAM, thường từ ổ cứng SSD hoặc HDD, khi máy tính được khởi động lại.
  • Màn hình hiển thị[monitor]: Màn hình hiển thị có thể là màn hình bên ngoài hoặc có thể được tích hợp sẵn trong máy tính. 
  • HDD: Một thiết bị phần cứng bộ nhớ không linh hoạt [ NVM ], HDD lưu trữ các tệp hệ điều hành, các sự cố ứng dụng, phương tiện và các tài liệu khác. Ổ cứng HDD có thể lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn ngay cả trong trường hợp mất điện.
  • SSD: Một loại thiết bị lưu trữ không linh hoạt giúp lưu trữ dữ liệu liên tục trên bộ nhớ flash thể rắn . SSD bao gồm bộ điều khiển flash và bộ nhớ flash NAND, không giống như ổ cứng HDD, SSD không có bất kỳ bộ phận chuyển động nào. SSD sử dụng bộ nhớ dựa trên flash, nó nhanh hơn đáng kể so với các đĩa cứng cơ học truyền thống mà chúng ta sử dụng bấy lâu nay. Vì chúng phi cơ học nên SSD sử dụng ít năng lượng hơn, có nghĩa là nó sẽ tăng thời lượng pin lâu hơn khi chúng ta sử dụng máy tính xách tay[laptop].
  • Card đồ họa: Chịu trách nhiệm kết xuất đồ họa trong máy tính và chiếu thông tin lên màn hình, card đồ họa nhằm mục đích nhằm giảm “gánh nặng” cho bộ xử lý hoặc RAM.
  • Nguồn máy tính: Bộ nguồn chuyển đổi nguồn điện từ ổ cắm thành nguồn điện sử dụng được cho các thành phần khác bên trong máy tính.

Như vậy là mình vừa giới thiệu tới các bạn thế nào là phần cứng máy tính rồi đó .Nếu bạn có thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận phía dưới nhé. Xin chào và hẹn các bạn trong các bài viết tiếp theo.

Video liên quan

Chủ Đề