Qd và qs là gì

QUẢNG CÁO

Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm

TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC KINH TẾ VI MÔ

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

[Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức]

Đề cương liên quan: BỘ ĐỀ THI VÀ LỜI GIẢI XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC KINH TẾ VI MÔ

Để có thể giúp mọi người dễ học , tôi xin hệ thống lại toàn bộ các công thức tính, và các ký hiệu trong môn Kinh tế vi mô. Có thiếu sót gì mọi mọi người góp ý .

  • P :  giá của sản phẩm-> PE : Giá cân bằng thị trường
  • I : thu nhập
  • Q : lượng
  • D : cầu về hàng hoá -> QD : Lượng cầu
  • QD = -aP+ b [a> 0] hay PD = -cQ +d [c>0]
  • S : cung về hàng hoá -> Qs : Lượng cung
  • Qs = cP + d[c>0] hay Ps = aQ+b [a>0]
  • ∆P/ ∆Q : hệ số góc
  • Cân bằng thị trường QD = Qs, PD = Ps
  • CS : thặng dư của người tiêu dùng
  • PS : thặng dư của người sản xuất
  • PC : giá trần
  • PS : giá sàn
  • tD : là mức thuế người tiêu dung gánh chịu trên một sản phẩm ->tD = PD1 – Po [ PD1 : gi á  người mua trả sau thuế , Po : giá thị trường cũ]
  • TD : tổng thuế người tiêu dung gánh chịu -> TD = tD . Q1
  • tS  : là mức thuế người sản xuất gánh chịu ->tS = Po – PS1
  • TS : tổng thuế người sản xuất gánh chịu -> TS = tS. Q1
  • t: thuế chính phủ nhận được trên một sản phẩm -> t = tD + tS
  • T: tổng thuế chính phủ nhận được -> T = t . Q1
  • TR: tổng doanh thu của DN -> TR= P.Q
  • AR : doanh thu bình quân của doanh nghiệp -> AR= TR/Q=P
  • MR : doanh thu tăng thêm của DN[ doanh thu biên]-> MR= ∆TR/ ∆Q= [TR]’Q = P
  • TC : tổng phí của doanh nghiệp-> TC=VC+ FC
  • FC : định phí [chi phí cố định]
  • VC ; biến phí [chi phí thay đổi đồng biến với sản lượng]
  • AFC : chi phí cố định bình quân -> AFC = FC/Q
  • AVC : chi phí biến đổi bình quân -> AVC=VC/Q
  • AC : chi phí bình quân -> AC = TC/Q =AVC =AFC
  • MC : chi phí biên -> MC= ∆TC/∆Q= [TC]’Q = ∆VC/∆Q = [VC]’Q
  • Πmax : lợi nhuận tối đa -> Πmax = MR= MC
  • £ : hệ số sức mạnh cạnh tranh của DN [  0 £ =P-MC/P  

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

Hàm cầu [demand function] là hình thức biểu thị mối liên hệ giữa biến phụ thuộc là lượng cầu [Qd] vào một số biến độc lập quyết định lượng cầu, ví dụ giá sản phẩm [P], thu nhập [Y], giá các sản phẩm thay thế [Ps], giá các sản phẩm bổ sung [P] và quảng cáo [A],... 

Dưới dạng tổng quát chúng ta có thể viết : Qd = f[P,Y,Ps,P,A...]

Sự thay đổi của bất kỳ biến độc lập nào cũng ảnh hưởng tới lượng cầu Qd. Vì vậy, khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số biến số nào đó với lượng cầu, các nhà kinh tế thường giả định các biến số độc lập khác không thay đổi [giả định các điều kiện khác không đổi]

Hàm cung là gì?

Hàm cung [supply function] là hình thức biểu thị mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là lượng cung [Qs] và các yếu tố quy định lượng cung [biến độc lập] như giá sản phẩm [P], giá các đầu vào nhân tố [Ps], trình độ công nghệ [T] và mục tiêu của doanh nghiệp [G].

Dưới dạng tổng quát chúng ta có thể viết: Qs = f[P,Ps,T,G]

Khi biết được dạng cụ thể của mối quan hệ giữa lượng cung và các yếu tố quy định lượng cung, chúng ta có thể viết hàm cung dưới dạng một hà cụ thể. Tuy nhiên, ngay cả đối với hàm cung cụ thể gồm nhiều biến, thì khi sử dụng nó để nghiên cứu ảnh hưởng của một  yếu tố cụ thể, chúng ta cũng thường sử dụng giả định các yếu tố khác không thay đổi

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Chủ Đề