Purines là gì

Rất nhiều người thắc mắc không biết purin là gì và có ảnh hưởng như thế nào với người bệnh gout. Thực tế cho thấy hiểu về purin cũng như các thực phẩm có chứa hàm lượng lớn nhân purin sẽ giúp người bệnh gout chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.

Khái niệm purin là gì?

Purin được biết đến là một hợp chất hữu cơ dị vòng gồm một vòng imidazole và một vòng Pyrimidine. Bất kỳ tế bào thực vật hoặc động vật nào đều có chứa purin. Hay nói theo cách khác đó là tất cả các loại thực phẩm và đồ uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày như: thịt, cá, tôm, cua, các loại hải sản… đều có chứa purin.

Purin luôn có mặt trong các loại thực phẩm

Cấu tạo của Purin theo nghiên cứu thì đây là một loại phân tử gồm các nguyên tử cacbon và nito. Trong RNA và DNA của tế bào ở các sinh vật sống đều có chứa phân tử này. Tuy nhiên làm lượng ít hay nhiều thì còn tùy thuộc vào từng loại thực phẩm khác nhau.

Purin được chia làm 2 loại bên trong cơ thể người như:

– Purin nội sinh: Là loại purin được hình thành từ bên trong cơ thể do kết quả của quá trình chuyển hóa acid nucleotid trong cơ thể.

– Purin ngoại sinh: Ngược lại với purin nội sinh, đây là purin được đưa từ bên ngoài vào bên trong cơ thể qua các loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Tất cả các loại thực phẩm đều có chứa purin với hàm lượng khác nhau. Vì vậy, tùy vào chế độ ăn uống của từng người mà lượng purin ngoại sinh trong cơ thể nhiều hoặc ít.

Purin có liên quan chặt chẽ với chất acid uric. Bởi quá trình Purin chuyển hóa bên trong cơ thể sẽ sản sinh ra acid uric. Hoạt chất Acid uric sẽ giúp kích thích não bộ và giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, acid uric còn có vai trò là một chất chống oxi hóa trong cơ thể.

Purin là tác nhân gây nên bệnh gout

Goutlà một loại bệnh viêm khớp xảy ra do quá trình rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng acid uric trong máu. Theo nghiên cứu thì điều này xảy ra do quá trình chuyển hóa Purin trong cơ thể.

Hàm lượng purin trong máu cao là nguyên nhân gây nên bệnh gout

Qua thực phẩm, purin ngoại sinh khi dung nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành các acid uric tại gan. Acid uric sẽ được lọc tại thận và đào thải qua đường tiểu. Trường hợp lượng acid uric không được đào thải hết sẽ bị tích tụ lại trong máu. Tại đây nó sẽ bị lắng đọng lại thành các tinh thể hình kim muối urat và bám vào các khớp dẫn đến tình trạng viêm khớp hay còn gọi là bệnh gout.

Như vậy người bị bệnh gout nguyên nhân là do cơ thể dư thừa purin. Để phòng và điều trị bệnh gout hiệu quả cách tốt nhất là nên sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp, hạn chế các loại thực phẩm có nồng độ purin cao như các loại thịt đỏ là thịt bò, thịt lợn, thịt trâu, cá hồi….

Sử dụng thực phẩm đúng cách trong phòng và điều trị bệnh gout

Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh gout. Vì vậy theo khuyến cáo bạn nên sử dụng các loại thịt trắng như thịt các loại cá sông gồm cá chuối, cá rô, cá trắm hay thịt gà thay thế cho các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt lợn…. Việc sử dụng thực phẩm như vậy sẽ giúp giảm tối đa lượng đạm trong khẩu phần ăn, hạn chế sự dung nạp purin ngoại sinh vào cơ thể.

Sử dụng thực phẩm đúng cách để phòng và điều trị gout tốt nhất

>>Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn cho người bị bệnh gút

Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa ít acid uric trong chế biến bữa ăn hàng ngày như: Rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, trứng, bơ, sữa…. nhằm cung cấp vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế các loại quả chua để tránh làm tăng thêm độ acid trong máu.

Uống nhiều nước lọc hàng ngày nhất là các loại nước có tính kiềm để tăng khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Chế biến thực phẩm theo phương pháp luộc hoặc hầm với nhiều nước để nhân purin tiết ra nước. Hạn chế ăn nước luộc, nước hầm thịt, hầm xương nhằm hạn chế dung nạp purin vào cơ thể.

Hạn chế sử dụng các đồ uống như bia, rượu, cafe, chè... Vì các loại đồ uống này làm tăng acid uric máu.

Bài viết liên quan

> Bệnh gout nên uống nước gì là tốt nhất, bạn có biết?

> Bảng danh sách thực phẩm giàu chất purin

Đăng bởi: Dược sĩ Hương Giang

Bài viết liên quan

Purin là một hợp chất hữu cơ dị vòng có công thức hóa học là C5 H4 N4 được tìm thấy trong hạt nhân tế bào của tất cả các sinh vật sống. Trong cơ thể người, thành phần này tham gia vào quá trình chuyển hóa, kích thích chất dẫn truyền thần kinh và chống oxy hóa.

Purin là hợp chất hữu cơ dị vòng, bao gồm 1 vòng Imidazole và 1 vòng Pyrimidine

Purin là một hợp chất hữu cơ dị vòng có cấu trúc hóa học bao gồm một vòng imidazole được hợp nhất với một vòng pyrimidine. Vòng pyrimidine chứa 2 nguyên tử nitơ nằm ở vị trí 1 và 3 của vòng. Còn vòng imidazole gắn với vòng pyrimidine có 2 nguyên tử nitơ nằm ở vị trí 7 và 9. Khối lượng mol của purin là 120,115 g/mol, điểm nóng chảy ở 214°C.

Purin là thành phần chính của hệ thống năng lượng tế bào [ATP, NAD], tín hiệu [GTP, cAMP, cGMP]. Cùng với việc tạo ra pyrimidin, RNA và DNA, các purin có thể được tổng hợp một lần nữa hoặc tái chế bằng một con đường tái tạo từ sự dị hóa bình thường. Trong đó, sản phẩm cuối cùng của sự dị hóa hoàn toàn các purin là acid uric.

Purin được chia thành 2 loại chính bao gồm:

– Purin nội sinh:

Có khoảng 2/3 purin trong cơ thể ở dạng nội sinh. Những nhân purin này được tìm thấy bên trong các tế bào của nó. Các tế bào của cơ thể luôn được đổi mới liên tục nên lượng purin nội sinh từ tế bào bị hư hỏng, sắp chết hay đã chất phải được cơ thể xử lý.

– Purin ngoại sinh:

Purin đi vào cơ thể thông qua đường ăn uống được gọi là purin ngoại sinh. Thịt và nội tạng động vật có nhiều nhân purin. Cá cơm, sò điệp, cá thu, cá mòi có hàm lượng purin cao. Thịt đỏ, thịt lợn, thịt gia cầm và một số loại hải sản khác có lượng purin trung bình. Một số nguồn purin từ thực vật có thể ở trong nấm, măng tây, rau bina, đậu lăng, súp lơ. Những nhân purin này sẽ được cơ thể chuyển hóa giống như một phần của quá trình tiêu hóa.

Purin ngoại sinh được bổ sung từ chế độ ăn uống

Khi purin nội sinh và ngoại sinh được xử lý bên trong cơ thể, chúng sẽ tạo ra sản phẩm phụ là acid uric. Thông thường 90% acid uric sẽ được tái hấp thu vào cơ thể, phần còn lại được đào thải ra bên ngoài qua nước tiểu và phân.

Purin được báo cáo là có chức năng sinh học thiếu yếu, giúp điều chỉnh các loại tế bào khác nhau. Ngoài ra, vai trò của purin trong việc điều hòa các chức năng tế bào ở cấp độ gen hay protein cũng đã được nhiều nghiên cứu ghi nhận.

Purin hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ purin góp phần quan trọng vào các chức năng điều tiết nhiều quá trình sinh học và bệnh lý cơ bản liên quan tới việc tái lập trao đổi chất.

Các chuyên gia cho biết, purin đóng vai trò đặc biệt quan trọng với DNA và RNA của tế bào. Hơn nữa đây còn là thành phần không thể thiếu trong nhiều phân tử sinh học khác. Điển hình như Nicotinamide adenine dinucleotide [NAD], Guanosine-5-triphosphate [GTP], Adenosine triphosphate [ATP], Coenzyme A, Cyclic adenosine monophosphate [Cyclic AMP].

Ngoài ra, purin còn là thành phần có ảnh hưởng trực tiếp lên các chất dẫn truyền thần kinh. Đồng thời kích hoạt thụ thể adenosine và thụ thể purinergic.

Bên cạnh đó, tác dụng của purin đối với cơ thể còn được thể hiện bởi acid uric [sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin]. Acid uric có vai trò chống oxy hóa và làm tiêu trừ các gốc tự do gây hủy hoại tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh quá trình tổng hợp và chuyển hóa purin còn có vai trò quan trọng đối với việc kiểm soát phát triển và hình thành cơ quan của phôi thai và thai nhi.

Purin được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm ở những mức độ khác nhau. Dưới đây là 4 loại thực phẩm giàu purin, không tốt cho những người có chỉ số acid uric trong máu cao:

Nội tạng động vật là nhóm thực phẩm được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao đáng chú ý. Nên tránh với những người đang muốn xây dựng chế độ ăn uống thân thiện với bệnh gout hơn.

Nội tạng động vật là thực phẩm có hàm lượng purin rất cao

Các loại rượu khác nhau sẽ có hàm lượng purin khác nhau. Nhiều người bị bệnh gout có xu hướng tìm đến các loại đồ uống có cồn ít purin như rượu mạnh. Còn bia là thức uống đặc biệt chứa nhiều purin, được phát hiện là có khả năng làm tăng nồng độ acid uric trong máu khi uống thường xuyên.

Hải sản cũng là nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao đáng chú ý. Với những bệnh nhân gout hay người bị tăng acid uric trong máu thì đây là một trong những nhóm thực phẩm không lành mạnh. Trong đó, cá mòi và cá cơm là các loại có hàm lượng purin ở vào mức cao nhất.

Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa sự gia tăng acid uric trong máu, bệnh gout và các tình trạng sức khỏe tương tự với việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường. Đặc biệt, purin được tìm thấy rất nhiều trong siro ngô có hàm lượng fructose cao. Điều này có liên quan tới sự gia tăng lắng đọng tinh thể cùng các triệu chứng liên quan.

Thực tế cho thấy, cơ thể con người có thể tiêu hóa thành công và đào thải được hầu hết purin mà không gặp phải khó khăn gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc ăn quá nhiều purin thường xuyên sẽ khiến cho cơ thể bị dư thừa acid uric. Lúc này, một số rủi ro sức khỏe có thể phát sinh.

Tiêu thụ quá nhiều purin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout

– Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:

Các chuyên gia cho biết, một chế độ ăn uống quá nhiều purin có thể dẫn tới tăng acid uric trong máu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nồng độ acid uric cao trong cơ thể có sự tương quan với việc tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

– Sức khỏe thận:

Việc có quá nhiều purin trong cơ thể sẽ khiến cho acid uric kết tủa và cứng lại trong thận. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh sỏi thận. Các trường hợp nghiêm trọng, sỏi thận có thể gây đau đớn và đôi khi cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn.

– Viêm khớp và bệnh gout:

Bệnh gout là một loại viêm khớp gây ra bởi sự lắng đọng của các tinh thể acid uric tích tụ trong các khớp. Thường là ở xung quanh khớp đầu gối, ngón chân, bàn chân, mắt cá chân, khuỷu tay hay bàn tay. Bệnh gout có thể gây khó chịu nghiêm trọng và cần can thiệp điều trị y tế khi có đợt bùng phát.

Purin phổ biến trong tự nhiên và là một phần không thể thiếu của chế độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên nếu bạn đang có xu hướng tăng acid uric trong máu hay bất kỳ nguy cơ sức khỏe nào liên quan thì nên cân nhất việc điều chrinh lượng purin. Tốt nhất hãy lựa chọn các thực phẩm thay thế với hàm lượng purin thấp.

Tham khảo thêm: Acid uric cao nên ăn gì, kiêng thực phẩm nào nhanh giảm?

Video liên quan

Chủ Đề