Phương trình hóa học của naoh

NaOH là chất gì?

  • I. NaOH là chất gì?
  • II. Tính chất vật lý của NaOH
  • III. Tính chất hóa học của natri hidroxit
    • 1. Làm đổi màu chất chỉ thị
    • 2. Natri hidroxit tác dụng với oxit axit
    • 3. Natri hidroxit tác dụng với axit
    • 4. Natri hidroxit tác dụng với muối
    • 5. Natri hidroxit tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen
    • 6. Dung dịch NaOH có khả năng hoà tan một hợp chất của kim loại lưỡng tính Al, Zn, Be Sn Pb
  • IV. Điều chế dung dịch NaOH

NaOH là chất gì? Tính chất hóa học của NaOH được VnDoc biên soạn, tổng hợp các nội dung lý thuyết liên quan đến tính chất hóa học NaOH. Nội dung chi tiết, kèm theo các thí dụ phương trình phản ứng với từng tính chất hóa học của natri hidroxit. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

I. NaOH là chất gì?

NaOH là tên gọi hóa học của Natri Hydroxit hay Hydroxit Natri.

Chất này còn được gọi là xút hoặc xút ăn da. Đây là một hợp chất vô cơ của natri. Natri hydroxit khi tác dụng với nước sẽ tạo thành dung dịch có tính bazơ mạnh, có khả năng làm bục vải, giấy và ăn mòn da.

II. Tính chất vật lý của NaOH

Hóa chất màu trắng, không mùi, tồn tại ở dạng viên, dạng vảy, hoặc dạng dung dịch bão hòa.
Có khả năng hút ẩm mạnh, dễ bị chảy rữa.

Hóa chất có khả năng mất tính ổn định khi tiếp xúc với những chất không tương thích, hơi nước hoặc không khí ẩm

III. Tính chất hóa học của natri hidroxit

1. Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.

Dung dịch NaOH làm phenolphthalein không màu chuyển sang màu đỏ, đổi màu methyl da cam thành màu vàng.

2. Natri hidroxit tác dụng với oxit axit

Khi tác dụng với axit và oxit axit trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai.

Phản ứng với oxit axit: NO2, SO2, CO2...

Ví dụ:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2 → NaHSO3

2NaOH + 2NO2 → H2O + NaNO2 + NaNO3 [tạo 2 muối ]

NaOH + CO2 → NaHCO3

2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O

3NaOH + P2O5 → Na3PO4↓ + 3H2O

NaOH + SiO2 → Na2SiO3

Phản ứng với SiO2 là phản ứng ăn mòn thủy tinh vì thế khi nấu chảy NaOH, người ta dùng các dụng cụ bằng sắt, niken hay bạc mà không dùng thủy tinh để chứa NaOH.

3. Natri hidroxit tác dụng với axit

Là một bazơ mạnh nên tính chất đặc trưng của NaOH là tác dụng với axit tạo thành muối tan và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ:

NaOH + HCl → NaCl+ H2O

NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

2NaOH + H2CO3 → Na2CO3 + 2H2O

4. Natri hidroxit tác dụng với muối

Natri hidroxit tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

Ví dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu[OH]2⏐↓

NaOH + MgSO4 → Mg[OH]2 + Na2SO4

2NaOH + MgCl2 → 2NaCl + Mg[OH]2

FeCl3 + 3NaOH → Fe[OH]3 + 3NaCl

Cu[NO3]2 + 2NaOH → Cu[OH]2 + 2NaNO3

2NaOH + FeSO4 → Na2SO4 + Fe[OH]2↓ nâu đỏ

5. Natri hidroxit tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑

C + NaOH nóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2↑

4P trắng + 3NaOH + 3H2O → PH3↑ + 3NaH2PO2

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

3Cl2 + 6NaOH → NaCl + NaClO3 + 3H2O

6. Dung dịch NaOH có khả năng hoà tan một hợp chất của kim loại lưỡng tính Al, Zn, Be Sn Pb

Ví dụ: Al, Al2O3 , Al[OH]3

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

NaOH + Al[OH]3 → NaAlO2 + 2H2O

Chất được tạo ra trong dung dịch có thể chứa ion Na[Al[OH]4], hoặc có thể viết

Al[OH]3 + NaOH → Na[Al[OH]4]

Tương tự, NaOH có thể tác dụng với kim loại Be, Zn, Sb, Pb, Cr và oxit và hiđroxit tương ứng của chúng.

IV. Điều chế dung dịch NaOH

Dây chuyền điều chế NaOH dựa trên phản ứng điện phân nước muối. Trong quá trình này, muối NaCl sẽ được điện phân thành Clo nguyên tố, dung dịch natri hydroxit, và hidro nguyên tố.

Phương trình điều chế như sau:

Phản ứng giữa xút và Clo bằng điện phân:

2Na+ + 2H2O + 2 e- → H2 + NaOH

Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn

NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2

-----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn NaOH là chất gì? Tính chất hóa học của NaOH. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Chủ đề

Công cụ hóa học

Phương trình hóa học

Chất hóa học

Chuỗi phản ứng

Phản ứng nhiệt phân

Phản ứng phân huỷ

Phản ứng trao đổi

Lớp 11

Phản ứng oxi-hoá khử

Lớp 10

Lớp 9

Phản ứng thế

Phản ứng hoá hợp

Phản ứng nhiệt nhôm

Lớp 8

Phương trình hóa học vô cơ

Phương trình thi Đại Học

Phản ứng điện phân

Lớp 12

Phản ứng thuận nghịch [cân bằng]

Phán ứng tách

Phản ứng trung hoà

Phản ứng toả nhiệt

Phản ứng Halogen hoá

Phản ứng clo hoá

Phản ứng thuận nghịch

Phương trình hóa học hữu cơ

Phản ứng đime hóa

Phản ứng cộng

Phản ứng Cracking

Phản ứng Este hóa

Phản ứng tráng gương

Phản ứng oxi hóa - khử nội phân tử

Phản ứng thủy phân

Phản ứng Anxyl hoá

Phản ứng iot hóa

Phản ứng ngưng tụ

Phán ứng Hydro hoá

Phản ứng trùng ngưng

Phản ứng trùng hợp

Dãy điện hóa

Dãy hoạt động của kim loại

Bảng tính tan

Bảng tuần hoàn

Tìm kiếm phương trình hóa học nhanh nhất

Tìm kiếm phương trình hóa học đơn giản và nhanh nhất tại Cunghocvui. Học Hóa không còn là nỗi lo với Chuyên mục Phương trình hóa học của chúng tôi

Hướng dẫn

Bạn hãy nhập các chất được ngăn cách bằng dấu cách ' '

Một số ví dụ mẫu

Đóng

Hướng dẫn

NaOH - Cân bằng phương trình hóa học

Chi tiết phương trình

4NaOH 2H2O + 4Na + O2
dung dịch lỏng rắn khí
không màu trắng không màu

Nguyên tử-Phân tử khối

[g/mol]

Số

mol

Khối lượng

[g]
Thông tin thêm

Điều kiện: Điều kiện khác: Điện phân nóng chảy

Hiện tượng: Xuất hiện chất rắn màu trắng Natri [Na] và khí Oxi [O2] làm sủi bọt khí.

Tính khối lượng

Phản ứng oxi-hoá khử

Nếu thấy hay, hãy ủng hộ và chia sẻ nhé!

Phương trình điều chế NaOH Xem tất cả

H2O + Ag2S + 4NaCN NaOH + NaSH + 2Na[Ag[CN]2]

H2O + Na2CO3 NaHCO3 + NaOH

H2O + Na2Se NaOH + NaHSe

H2O + Na2S NaOH + NaHS

Phương trình điều chế H2O Xem tất cả

NO2NH2 H2O + N2O

H2S + CsOH H2O + Cs2S

H2S + RbOH H2O + RbSH

H2S + LiOH H2O + LiSH

Phương trình điều chế Na Xem tất cả

4NaOH + Ga[NO3]3 3NaNO3 + Na[Ga[OH]4]
đậm đặc, nóng

NaCl Na + Cl-

NaOH Na + OH-

NaBH4 2H2 + Na + B

Phương trình điều chế O2 Xem tất cả

H2 + O3 H2O + O2

H2O + 2NaI + O3 I2 + 2NaOH + O2

O2F2 F2 + O2

2NO N2 + O2

Bài liên quan

  • Tìm kiếm chất hóa học
  • Phán ứng tách
  • Công thức Hóa học
  • Mẹo Hóa học

Video liên quan

Chủ Đề