Phương pháp thực hiện trong báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập là một tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng học hỏi, ứng dụng kiến thức vào công việc thực tế của học sinh. Vậy làm sao để viết báo cáo thực tập một cách chuyên nghiệp và ấn tượng? Cùng JobsGO tìm hiểu qua bài biết dưới đây nào.

Báo cáo thực tập là gì?

Báo cáo thực tập là gì?

Báo cáo thực tập là bản tóm tắt kinh nghiệm thực tập của sinh viên trong một công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Văn bản này bao gồm những thông tin như:

  • Mô tả vị trí công tác
  • Công việc hoàn thành
  • Kỹ năng học hỏi
  • v.v…

Báo cáo thực tập là phương tiện cho phép sinh viên trình bày với giảng viên về quá trình áp dụng kiến thức, lý thuyết học hỏi được vào công việc thực tế. 

Tùy thuộc vào chương trình học và định hướng tương lai, sinh viên có thể lựa chọn thực tập vào năm ba hay năm tư, thậm chí là năm hai. 

Tại sao sinh viên cần thực tập?

Tại sao sinh viên cần thực tập?

Dưới đây là một số vai trò quan trọng của việc thực tập đối với sinh viên mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Sinh viên được làm việc, va chạm thực tế với môi trường chuyên nghiệp và nghiêm túc.
  • Trực tiếp áp dụng những kiến thức, lý thuyết được đào tạo trong chương trình để giải quyết công việc thực tế.
  • Thông qua thực tập, sinh viên có thể nhận ra những thiếu sót của bản thân và hoàn thiện chuyên môn của mình.
  • Kỹ thực tập trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm, kinh nghiệm cần thiết cho quá trình xin việc sau tốt nghiệp.
  • Cơ hội học hỏi, được giải đáp về những thắc mắc, khó khăn bởi các chuyên gia, tiền bối dày dặn kinh nghiệm.
  • Nếu kỳ thực tập diễn ra thuận lợi và tốt đẹp, cơ hội việc làm trong tương lai hứa hẹn sẽ vô cùng khả quan và rộng mở cho sinh viên.
  • Thông qua quá trình thực tập của sinh viên, nhà trường và cơ sở quản lý thực tập có thể cải thiện những thiếu sót trong chương trình giảng dạy và chính sách thực tập.

👉 Xem thêm: Thực tập sinh là gì? Yêu cầu cơ bản đối với vị trí thực tập sinh

Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập

Nguyên tắc về hình thức của báo cáo thực tập 

Nguyên tắc về hình thức của báo cáo thực tập

Khi trình bày báo cáo thực tập, có một số nguyên tắc quan trọng mà bạn cần lưu ý và tuân thủ:

  • Yêu cầu độ dài của bản báo cáo là tối thiểu 20 trang, không quá 70 trang.
  • Khổ giấy: A4.
  • Kiểu in: Một mặt.
  • Bìa là giấy cứng, màu xanh dương, lưu ý không sử dụng bìa thơm bạn nhé.
  • Kiểu chữ: Times New Roman.
  • Kích thước chữ: 13.
  • Giãn cách dòng và đoạn: 1,5.
  • Căn lề: Trái – 3,5cm; Phải – 2,00cm; Trên – 2,00cm; Dưới – 2,00cm.
  • Lưu ý rằng sau phần Mục lục, sinh viên mới được đánh số trang.
  • Đánh số và tên của mỗi bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ theo thứ tự.
  • Trình bày danh mục các bảng biểu, sơ đồ,… phía sau bản báo cáo.
  • Không sử dụng tục ngữ, thành ngữ, hoa văn trang trí làm đề dẫn ở mỗi chương, mục, tiểu mục hay trang.

Cấu trúc nội dung bản báo cáo thực tập

Phần 1: Tổng quan thông tin về doanh nghiệp, công ty thực tập

Trong phần này, bạn hãy trình bày những thông tin khái quát về cơ sở thực tập theo thứ tự và những nội dung sau đây:

  • Tên cơ sở thực tập, địa chỉ chi tiết.
  • Câu chuyện thương hiệu của công ty, cơ sở thực tập.
  • Cơ cấu tổ chức của công ty [Bao gồm sơ đồ tổ chức].
  • Chức năng, lĩnh vực hoạt động.
  • Quy mô sản xuất, năng lực kinh doanh.

👉 Xem thêm: Cách viết lời cảm ơn trong báo cáo thực tập ghi điểm tuyệt đối

Cấu trúc nội dung bản báo cáo thực tập

Phần 2: Cơ sở lý thuyết

Đến với chương Cơ sở lý thuyết, bạn cần nêu tóm tắt, ngắn gọn những lý thuyết, kiến thức học hỏi được để áp dụng những vấn đề, công việc nêu trong báo cáo.

Phần 3: Nội dung nghiên cứu

Bạn lưu ý rằng đây là một trong những chương quan trọng nhất trong bản báo cáo thực tập. Hãy đảm bảo trình bày chi tiết và cẩn thận theo những thông tin sau.

  • Miêu tả cơ bản về công việc được giao.
  • Phương thức làm việc trong môi trường thực tế.
  • Quy trình cụ thể để giải quyết công việc.
  • Những kết quả sinh viên học hỏi được trong quá trình thực tập, công tác.
  • Kết quả khảo sát, thu nhập tài liệu thực tế.
  • Phân tích, xử lý dữ liệu.

Phần 4: Kết quả nghiên cứu

Nội dung của chương là tổng hợp và phân tích những kết quả bạn tiếp thu được trong quá trình thực tập với chương trình học tập. 

  • Những nội dung phù hợp, thực tế giữa chương trình đào tạo và công việc.
  • Những nội dung không phù hợp hay thực tế giữa chương trình đào tạo và công việc.
  • Đề xuất giải pháp đổi mới.

Phần 5: Kết luận và kiến nghị

Một số yêu cầu về nội dung mà bạn đọc cần nắm bắt được để triển khai như sau:

  • Tóm tắt nội dung thực hiện trong quá trình thực tập.
  • Nêu ưu điểm, nhược điểm của chương trình thực tập tại công ty.
  • Ý kiến, đánh giá của sinh viên về chương trình thực tập.
  • Bài học, kinh nghiệm học hỏi được của sinh viên sau khi kết thúc khóa thực tập.
  • Nguyện vọng của sinh viên.

    Cách trình bày báo cáo thực tập

Phần 6: Tài liệu tham khảo

Bạn hãy đảm bảo trình bày tất cả những nguồn tài liệu tham khảo trong bản báo cáo được cụ thể, rõ ràng nhất.

Phần 7: Phụ lục

Những bảng biểu, tranh ảnh, sơ đồ,… được đánh thứ tự và tên để phục vụ mục đích truyền tải của báo cáo sẽ được tổng hợp trong phần phụ lục cuối bản báo cáo.

Tải miễn phí và tham khảo các báo cáo thực tập chuẩn: Báo cáo khoa học sinh viên – Mối liên hệ giữa sự kiên trì với xu hướng mục tiêu, tiêu điểm kiểm soát của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội: Tải ngay

👉 Xem thêm: Có một kỳ thực tập thành công, tại sao không?

Thông qua bài viết trên, JobsGO hy vọng bạn đọc có thể tiếp thu được những thông tin cần thiết và phương thức trình bày báo cáo thực tập cơ bản. Chúc những bạn sinh viên có thể hoàn thành báo cáo một cách hoàn thiện và chuyên nghiệp nhất nhé.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề