Phương pháp nghiên cứu luật so sánh

    Nói cách khác, khi muốn tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của hai hộ thống pháp luật thuần túy, người nghiên cửu không thể không dựa vào những tương đồng và khác biệt giữa các chế định, các quy phạm pháp luật của các hệ thống pháp luật đỏ và ngược lại, để tìm hiểu sự khác biệt trong nội dung của chế định nào đó ở các hệ thống pháp luật khác nhau, người nghiên cứu cũng không thể không xác định sự khác biệt về cách thức giải thích các quy định của pháp luật ở các hệ thống pháp luật hoặc tầm quan trọng cũng như vị trí của chế định pháp luật đó ở các hệ thống pháp luật này.


PHƯƠNG PHÁP CỦA LUẬT SO SÁNH

    Những nguyên lí của phương pháp so sánh trong luật so sánh hoàn toàn không vượt ra ngoài nguyên lí chung của phương pháp so sánh được sử dụng trong các lĩnh vực khoa học nói chung. Mặc dù các sự vật và hiện tượng đều có thể so sánh được với nhau nhưng việc so sánh chi thực sự có ý nghĩa khi các đối tượng so sánh [yếu tố so sánh và yếu tố được so sánh] có những điểm chung nhất định. Điểm chung này được các nhà nghiên cứu so sánh gọi là yếu tố thứ ba của việc so sánh bên cạnh yếu tố so sánh và yếu tố được so sánh. Yếu tố thứ ba này được xem là mẫu số so sánh chung.



    Việc tìm kiếm mẫu số so sánh chung này vẫn luôn là vấn đề được bàn luận khi sử dụng phương pháp so sánh trong các lĩnhvực khoa học khác nhau bao gồm cả lĩnh vực luật so sánh. Các nhả nghiên cứu luật so sánh cho rằng khả năng so sánh của các quy phạm pháp luật hay các chế định pháp luật tương đương vó nhân tô thứ ba của việc so sánh bởi vi khả năng so sánh của cá quy phạm hay các chế định pháp luật ở các hệ thống pháp luật khác nhau phụ thuộc vào sự tồn tại của mẫu số so sánh chung- nhân tố làm cho việc so sánh các hiện tượng pháp lí có ý nghĩa.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: luật so sánh, doi tuong cua luat so sanh

Page 2

1. Phương pháp nghiên cứu của luật so sánh1.1. Phương pháp so sánh lịch sử1.2. Phương pháp so sánh quy phạm:Các phương phápso sánh pháp luật1.3. Phương pháp so sánh chức năng:1.4. Phương pháp so sánh kết hợp với thốngkê.1.5. Phương pháp so sánh tin học. 1.1. Phương pháp so sánh lịch sử Đây là phương pháp so sánh dựa vào các giai đoạn lịch sử nhất định để lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa cácvấn đề so sánh. Xác định các yếu tố trong quá khứ đã tác động như thế nào đến những điểm tương đồng và khác biệt giữa những đối tượng sosánh. Thường được sử dụng để nghiên cứu các vấn đềthuộc về bản chất, những vấn đề mang tính đặc trưng của các hệ thống phápluật. Giá trị của phương pháp: giúp lý giải được nguồn gốc của sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật, các hiệntượng pháp lý được nghiên cứu. Đồng thời cũng giúp cho người nghiên cứu nhận thấy được xu hướng phát triển của các hệthống pháp luật. 1.2. Phương pháp so sánh quy phạm: Đây là phương pháp so sánh quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, văn bản pháp luật của hệ thống pháp luật này với quy phạm, chếđịnh hay văn bản pháp luật tương ứng trong hệ thống pháp luật khác. Yếu tố mang tính quyết định đối với việc áp dụng phương pháp này là phải tìm được quy phạm, chế định hay văn bản pháp luật tươngứng trong hệ thống pháp luật cần so sánh. Ưu điểm của phương pháp này: đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức tổng hợp sâu rộng về hệthống pháp luật mà mình cần nghiên cứu. Phương pháp này thích hợp để áp dụng trong những công trình mang tính vi mô, cụ thể hoặc các công trình tiến hành so sánh phápluật của các nước thuộc cùng hệ thống pháp luật. 1.3. Phương pháp so sánh chức năng: Là phương pháp so sánh các giải pháp được sử dụng trong các xã hội khác nhau để giải quyết cùng vấn đề xã hội hoặc pháp lý tồn tại ở các xã hội đó. Quy trình thực hiện phương pháp so sánh chức năng ngược lại quy trình của phương thức so sánh quy phạm. So sánh quy phạm là đi từ quy phạm đến quan hệ xãhội được điều chỉnh, còn so sánh chức năng là đi từ quan hệ xã hội đến sự điều chỉnh của pháp luật. Ưu điểm của phương pháp so sánh chức năng: Trong mọi trường hợp đều có thể so sánh được. Nhược điểm: Đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức sâu, toàn diện về các hệ thống pháp luật là đối tượng của công trình so sánh để có thể tìm ra được nhữngquy phạm pháp luật có liên quan. Rào cản về ngôn ngữ cũng là một trong những vấn đề khó khan khi sử dụng phương pháp này.Hạn chế nữa là tốn nhiều thời gian,chi phí. Phương pháp này thích hợp để nghiên cứu các công trình nghiên cứu ở cấp độ vi mô với nguồn nhân lực có chất lượng cao cũng như kinh phí lớn. 1.4. Phương pháp so sánh kết hợp với thống kê.1.5. Phương pháp so sánh tin học. Như vậy mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc sử dụng phương pháp nào cho công trìnhnghiên cứu phụ thuộc vào mục đích, đối tượng, cấp độ so sánh, trình độ của người thực hiện nghiên cứu. Trong mộtcông trình nghiên cứu so sánh có thể kết hợp nhiều phương pháp chứ không đơn thuần chỉ sử dụng một phươngpháp. Cấp độ so sánh: so sánh vi mô và so sánh vĩ mô So sánh vĩ mô: là so sánh những vấn đề cốt lõi của các hệ thống pháp luật như các hình thức pháp luật, các phương pháp tư duy được sửdụng trong hệ thống pháp luật đó. Các nghiên cứu so sánh về các vấn đề như kĩ thuật lập pháp, phương pháp giải thích pháp luật, các loạinguồn và giá trị của chúng ta trong hệ thống nguồn của các hệ thống pháp luật… cũng là những so sánh ở cấp độ vĩ mô. So sánh vi mô: là so sánh tập trung vào các vấn đề cụ thể trong các hệ thống pháp luật. Nói cách khác, so sánh ở cấp độ vi mô là so sánh cácquy phạm pháp luật được sử dụng để giải quyết một vấn đề thực tế cụ thể nào đó ở các hệ thống pháp luật khác nhau. Cấp độ so sánh: so sánh vi mô và so sánh vĩ m Xét về phạm vi, so sánh vi mô không bao quát hết toàn bộ hệ thống pháp luật mà nó tập trung vào các việc so sánh các quy phạm pháp luật,các chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật. Ví dụ: so sánh chế định hợp đồng giữa các hệ thống pháp luật, so sánh các quy phạm điềuchỉnh vấn đề hiệu lực của di chúc của hệ thống pháp luật…=> Sự phân biệt so sánh vi mô và so sánh vĩ mô chỉ mang tính tương đối. Ranh giới phân chia 2 cấp độ này không phải lúc nào cũng rõ rang.Thông thường việc so sánh vi mô và vĩ mô được thực hiện đồng thời trong một công trình nghiên cứu. 2. Trường hợp cụ thể:Có nhiều phương pháp nghiên cứu, so sánh pháp luật. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp nào thì phụ thuộc vào đặc điểmtừng công trình nghiên cứu cụ thể và khả năng của người nghiên cứu. * Ví dụ 1: Nghiên cứu so sánh pháp luật điều chỉnh về thoả thuận chọn luật áp dụng trong hợp đồng dân sự cóyếu tố nước ngoài của Việt Nam và EU. Cần so sánh: các quy phạm pháp luật điều chỉnh thỏa thuận chọn luật áp dụng trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Hệ thống pháp luật cần tiến hành so sánh là: Pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh Châu Âu [EU]. Về nguồn luật điều chỉnhthỏa thuận chọn luật áp dụng trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài: cả hai hệ thống pháp luật đều có nhữngquy phạm pháp luật tương ứng điều chỉnh. Cụ thể: theo pháp luật Việt Nam thì những quy phạm điều chỉnh vấn đề này được quy định trong Bộluật Dân sự và các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước, theo pháp luật EU đó là Công ước Rome 1980 và Quy tắc Rome I.Từ đó có thể tìm được quy phạm, chế định hay văn bản pháp luật cụ thể tương ứng trong hai hệ thống pháp luật cần so sánh.

Video liên quan

Chủ Đề