Phuong pháp kiểm tra đánh giá

Quay trở lại chi tiết bài báo Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực trong dạy học các học phần chuyên ngành Tin học tại Trường Đại học Đồng Tháp Tải xuống Tải xuống PDF

Bài tập 1: Trình bày khái niệm/ đặc điểm của các phương pháp đánh giá và nêu ví dụ cụ thể Nội dung P/ pháp

Khái niệm/ Đặc điểm

Ví dụ minh hoạ

Đánh giá qua viết

Là phương pháp kiểm tra ở hình thức viết [trên giấy hoặc trên máy tính], thường được sử dụng với nhiều HS tại cùng một thời điểm, sau khi HS học xong một phần của chủ đề hoặc một số chủ đề. Các hình thức đánh giá viết bao gồm:

  • Bài luận
  • Trắc nghiệm khách quan
  • Tự luận
  • Kết hợp tự luận và trắc nghiệm

Bài thi Toán trong kì thi THPT Quốc gia là bài kiểm tra viết dưới hình thức trắc nghiệm.

Đánh giá qua quan sát

Là phương pháp thu thập thông tin quan trọng trong lớp học thông qua quan sát [nhìn, nghe] đối tượng nghiên cứu. Có hai dạng quan sát là:

  • Quan sát được tiến hành chính thức và định trước
  • Quan sát không được định trước và không chính thức

Trong quá trình dạy, giáo viên có sự quan sát học sinh xem học sinh nào hăng hái phát biểu, học sinh nào chăm chú vào bài giảng, học sinh nào làm việc riêng trong giờ học... Đánh giá hỏi – đáp

Là phương pháp GV đặt câu hỏi và HS trả lời câu hỏi [hoặc ngược lại], nhằm gợi mở, thảo luận, rút ra những kiến thức mà HS cần lĩnh hội; nhằm củng cố, mở rộng hoặc kiểm tra, đánh giá kiến thức HS đã học. Các dạng hỏi – đáp: - Hỏi − đáp gợi mở - Hỏi − đáp củng cố - Hỏi − đáp tổng kết - Hỏi − đáp kiểm tra

Đầu giờ học, giáo viên gọi ngẫu nhiên học sinh lên trả lời các câu hỏi về nội dung đã học ở buổi trước để kiểm tra khả năng ghi nhớ của học sinh. Đánh giá Là phương pháp đánh giá kết quả học tập Sau khi học

sản phẩm học tập

của HS khi những kết quả ấy được thể hiện bằng các sản phẩm Các dạng sản phẩm học tập:

  • Sản phẩm đơn giản
  • Sản phẩm phức tạp

xong bài Động lực [môn Vật Lý] giáo viên yêu cầu học sinh ứng dụng làm mô hình tên lửa nước, giáo viên đánh giá sản phẩm mô hình của học sinh. Đánh giá hồ sơ học tập

Là phương pháp đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của HS dựa trên việc chú trọng lưu trữ, khai thác dữ liệu của hồ sơ học tập [bao gồm cả ý kiến nhận xét của GV, của HS khác và tự nhận xét của bản thân HS

Trong quá trình học giáo viên liên tục cho các học sinh làm các bài kiểm tra viết ngắn [5- 10’] về nội dung của buổi học, cuối kì giáo viên tổng hợp lại các bài tập của học sinh trong toàn bộ quá trình học để lấy điểm điều kiện.

Bài tập 2: Để đánh giá HS làm thực hành thiết kế mô hình, tập san, anh [chị] sẽ sử dụng phương pháp đánh giá nào? Tại sao? Để đánh giá Học sinh làm thực hành thiết kế mô hình, tập san, các thầy cô sẽ sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm học tập. Đánh giá qua sản phẩm học tập là phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS khi những kết quả ấy được thể hiện bằng các sản phẩm. Sản phẩm học tập là kết quả của hoạt động học tập của HS, là bằng chứng của sự vận dụng kiến thức, kĩ năng mà HS đã có, ở đây là mô hình [môn Công nghệ, Vật lý] và tập san [Mỹ thuật]. Ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp đánh giá quan sát khi quan sát quá trình học sinh thiết kế sản phẩm học tập và hỏi – đáp khi hỏi về quá trình làm của học sinh.

Kiểm tra đánh giá [assessment] là một vấn đề nóng trong bối cảnh giáo dục ngày nay, đặc biệt là khi con người đặt từ “chuẩn hóa” lên trước. Kiểm tra đánh giá quá trình người học có ý nghĩa chẩn đoán điểm mạnh, điểm tồn tại của người học để người dạy có hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp. Nhưng cũng có những loại kiểm tra đánh giá khác trong giáo dục nhằm cung cấp thông tin và hiểu biết có ý nghĩa cho các mục đích cụ thể trong suốt hành trình dạy và học.

Bài liên quan
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn 1 bộ sách giáo khoa: Sẽ quay lại độc quyền?
  • Một số loại hình văn hóa học tập [Phần 1]
  • Ảnh hưởng của nhân tố quản trị tới kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên: Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam

Kiểm tra đánh giá khác nhau thu lại dữ liệu khác nhau, có thể được sử dụng để hỗ trợ những thông tin chi tiết khác nhau.

Do đó, bài viết của Julie Miles [tiến sĩ chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục] chỉ ra những giáo viên nên sử dụng loại kiểm tra đánh giá nào tại thời điểm nào cho phù hợp trong hành trình giảng dạy của bản thân. Trong bài viết, tác giả sẽ mô tả các loại kiểm tra đánh giá khác nhau có thể phù hợp với mục đích, dự định của giáo viên và cách giáo viên có thể sử dụng dữ liệu đánh giá để đưa ra nhận xét, đánh giá tổng kết [summative assessment].

Kiểm tra đánh giá trong giáo dục

Đo lường trong giáo dục [educational measurement] là quá trình thu thập thông tin một cách định lượng về các đại lượng đặc trưng như nhận thứ, tư duy, kĩ năng và các phẩm chất nhân cách khác trong quá trình giáo dục. Đo lường có thể thông qua việc thi kiểm tra để xác định mức độ người học nắm được kiến thức một môn học hoặc mức độ hiểu biết về một vấn đề nào đó. Kết quả thể hiện dưới dạng một đại lượng định lượng.

Các giáo viên sử dụng các bài kiểm tra đánh giá cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như cung cấp thông tin mô tả trình độ, năng lực của người học tại thời điểm đánh giá; nhận biết sự khác biệt giữa các người học, đánh giá đầu vào và đầu ra để đo lường thành tích học tập của người học,...

Sự khác biệt giữa 3 loại hoạt động kiểm tra đánh giá

Dựa vào những thông tin giáo viên thu được các hoạt động kiểm tra đánh giá của bản thân, giáo viên có thể xây dựng một hệ thống đánh giá thường bao gồm 3 loại đánh giá giáo dục khác nhau phục vụ các mục đích khác nhau tùy thuộc vào thời điểm được thực hiện: đánh giá chẩn đoán [diagnostic assessment], đánh giá quá trình [formative assessment] và đánh giá tổng kết [sumative assessment].

- Đánh giá chẩn đoán [diagnostic assessment]: Khi đánh giá diễn ra trước hoạt động học tập thì được gọi là chẩn đoán vì kết quả thu được có thể được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề cần tập trung trong quá trình giảng dạy sắp tới.

- Đánh giá quá trình [formative assessment]: Khi đánh giá diễn ra trong quá trình học tập thì được gọi là đánh giá quá trình vì kết quả có thể được sử dụng để thông báo những việc cần làm tiếp theo cho cá nhân hoặc nhóm học sinh khi quá trình học tập đang diễn ra. Cả chẩn đoán và quá trình đều là các loại đánh giá cho việc học – nghĩa là giáo viên đánh giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục, dạy học và hỗ trợ người học làm chủ kiến thức, kĩ năng.

- Đánh giá tổng kết [sumative assessment]: Khi đánh giá diễn ra sau hoạt động học tập thì được gọi là đánh giá tổng kết vì đây đánh giá kết quả sau quá trình học tập đã diễn ra.

Hình 1: Sơ đồ về mối quan hệ giữa Đánh giá chẩn đoán – Đánh giá quá trình và Đánh giá tổng kết trong dạy và học

Đánh giá chẩn đoán

Trong bài viết, Julie Miles đi sâu vào từng loại đánh giá. Bắt đầu với hoạt động đánh giá chẩn đoán. Nói chung, các giáo viên sử dụng loại đánh giá này để xác định những gì học sinh chưa học, chẩn đoán đầu vào, những thiếu sót nào trong kiến thức sẽ cản trở tiến trình hướng tới các mục tiêu học tập hoặc phát hiện ra điểm mạnh để có thể khuyến khích người học. Sau đó, giáo viên có thể sử dụng thông tin này để lập mục tiêu giáo dục, dạy học. Đánh giá chẩn đoán thường được sử dụng vào đầu năm học nhưng cũng bất cứ sử dụng bất cứ lúc nào trong suốt năm học [ví dụ: để đánh giá kiến thức tiên quyết trước khi chuyển sang kiến thức mới].

Đánh giá chẩn đoán có thể đặc biệt hữu ích cho giáo viên. Giáo viên có thể sử dụng thông tin đánh giá chẩn đoán để xây dựng mục tiêu giáo dục, dạy học cần thiết để hỗ trợ người học. Đồng thời, giáo viên cũng có thể sử dụng kết quả để xây dựng kế hoạch học tập cá nhân hóa cho từng cá nhân và chỉ định người học vào các nhóm để hướng dẫn theo nhóm nhỏ.

Đánh giá quá trình

Đánh giá quá trình được thực hiện trong suốt cả năm học, thường là bởi các giáo viên đứng lớp. Mục đích chính của đánh giá quá trình là thông báo cho giáo viên biết người học đang tiến bộ như thế nào, còn tồn tại những lỗ hổng nào trong quá trình học tập của người học và cách hướng dẫn người học điều chỉnh để cải thiện học tập, có thể bằng cách giảng lại kiến thức hoặc thậm chí thử thách một số người học với nhiệm vụ học tập mới có tính chất nâng cao.

Đánh giá quá trình không nhất thiết phải là một bài kiểm tra định kì mà có thể là những hoạt động như giơ tay phát biểu, brain dump [một hình thức người học sẽ ghi nhớ lại những điều mà bản thân suy nghĩ thông qua các phương tiện khác như ghi ra giấy nháp, viết trên máy tính,... nhằm hiện thực hóa các ý tưởng], bản đồ tư duy, câu đố,... Từ đó, các hoạt động này cung cấp phản hồi về học tập của người học ngay lập tức. Giáo viên có thể sử dụng dữ liệu này dưới dạng thông tin định lượng hoặc định tính để điều chỉnh hoạt động dạy và học phù hợp.

Trên thực tế, bất kỳ hình thức kiểm tra nào được thu thập và đánh giá một cách có hệ thống đều có thể cung cấp cho giáo viên cái nhìn sâu sắc để họ điều chỉnh hoạt động dạy học phù hợp. Bằng cách có đúng dữ liệu vào đúng thời điểm, giáo viên có thể đảm bảo rằng: Giáo viên giảng dạy phù hợp với trình độ và nhu cầu của người học; Giáo viên truyền đạt kiến thức hiệu quả và liền mạch; Hệ thống kiến thức được giáo viên sắp xếp theo trình tự linh hoạt và phù hợp với sự tiến bộ của từng cá nhân.

Bằng cách đánh giá quá trình và điều chỉnh việc dạy và học đúng lúc, giáo viên sẽ có nhiều khả năng đạt được mục tiêu giáo dục, dạy học đã đề ra mà giáo viên dự định cho người học đạt được.

Đánh giá tổng kết

Loại đánh giá cuối cùng là đánh giá tổng kết. Đánh giá tổng kết được sử dụng sau khi các hoạt động học tập đã kết thúc. Đây là hoạt động đo kết quả học tập và thường tập trung vào việc đánh giá mức độ thành thạo hoặc nắm vững nội dung sau khi kết thúc một chương, năm học,... Đây là phép đo kết thúc quá trình học tập, chẳng hạn như bài kiểm tra học kì hoặc bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa quy mô lớn và hiếm khi cung cấp thông tin hướng dẫn. Các kiểm tra đánh giá chủ yếu tập trung vào việc đo lường xem học sinh đã thành thạo hay hiểu biết về một bộ tiêu chí được xác định trước.

Sử dụng dữ liệu đánh giá để đưa ra đánh giá

Có 4 bước cơ bản trong việc sử dụng dữ liệu đánh giá: [1] Thu thập dữ liệu; [2] Biến dữ liệu thành thông tin bằng cách gán ý nghĩa cho dữ liệu; [3] Chuyển đổi thông tin đó thành những hiểu biết có liên quan; [4] Hành động dựa trên những hiểu biết đó.

Hình 2: Sơ đồ mô phỏng về 4 bước cơ bản trong việc sử dụng dữ liệu đánh giá

Tóm lại, một hệ thống kiểm tra đánh giá toàn diện sẽ bao gồm các đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. Mục tiêu của các hoạt động kiểm tra đánh giá như vậy là nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên bằng cách cung cấp cho giáo viên dữ liệu có thể chẩn đoán sự thiếu hụt kỹ năng, đo lường mức độ thành thạo các mục tiêu học tập dự định và lựa chọn phương pháp giảng dạy, học tập phù hợp.

Hệ thống kiểm tra đánh giá tốt nhất cần có sự tập trung tuyệt đối vào sự tiến bộ của cả người dạy và người học:

- Vì sự tiến bộ cho phép giáo viên đề ra mục tiêu học tập được cá nhân hóa phù hợp với tất cả người học khi bắt đầu quá trình học tập.

- Giáo viên có thể đánh giá từng người học và đánh giá tác động của các phương pháp giảng dạy và học tập khác nhau.

- Tác động của giáo viên đối với việc học tập của học sinh là không giống nhau [do các yếu tố khách quan ngoài tầm kiểm soát của giáo viên].

- Và, quan trọng nhất, việc tập trung vào sự tiến bộ cho phép người học ở mọi cấp độ thể hiện sự khác biệt giữa đầu vào và đầu ra để đo lường thành tích học tập trong suốt năm học.

Đồng thời, tập trung vào sự tiến bộ của người học sẽ khuyến khích và công nhận sự chăm chỉ khi người học thể hiện sự cố gắng trên hành trình học tập cá nhân.

Huyền Đức lược dịch

Nguồn:

Julie Miles [2022] The 3 Different Types of Assessment in Education. Houghton Mifflin Harcourt [HMH].

Chủ Đề