Phương pháp đồng đẳng hóa este pdf

You're Reading a Free Preview
Pages 5 to 8 are not shown in this preview.

1. Phương pháp đồng đẳng hóa, giải các bài toán este

Các dạng bài thường gặp:

+ Các dạng bài liên quan tới đồng đẳng: tách, ghép –CH2

Dãy đông đẳng hơn kém nhau một hoặc nhiều nhóm CH2, do đó ta có thể quy đổi hỗn hợp phức tạp về các chất đơn giản [ thường là chất đầu dãy] kèm theo một lượng CH2tương ứng

Chú ý:

- CH2là thành phần khối lượng, vì vậy có có mặt trong các phương trình liên quan tới khối lượng, phản ứng đốt cháy [ số mol O2, số mol CO2, số mol H2O],…

- Tuy nhiên, CH2không phải là một chất [nó chỉ là nhóm metylen –CH2-], nó không được tính vào số mol hỗn hợp [ hoặc các dữ kiện khác liên quan đến tới số mol các chất]

+ Các dạng bài liên quan tới este: Tách ghép este

Ta có: Axit + ancol⇔ Este + H2O

⇒ Este = Axit + Ancol – H2O

Do đó ta có thể quy đổi hỗn hợp este thành axit và ancol và trừ đi một lượng nước tương ứng

Tương tự: Với peptit = aminoaxit – H2O

+ Các dạng bài liên quan tới cộng tách hiđro: Tách ghép liên kếtℼ

Ankan→ anken + H2

⇒ Anken = Ankan – H2

⇒ Ta có thể quy đổi hỗn hợp X bất kì thành dạng hi đro hóa hoàn toàn của X cùng một lượng H2tương ứng

2. Ví dụ minh họa

Câu 3:Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và có MX< MY; Z là một ancol có cùng só nguyên tử C với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16g hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2[ đktc], thu được khí CO2và 9,36g nước. Mặt khác 11,16g E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là:

A. 4,86g

B. 5,04g

C. 5,44g

D. 5,80g

Giải:

Ta có: T là este hai chức nên Z là ancol 2 chức

Bảo toàn khối lượng ta có:

mCO2= mE+ mO2– mH2O= 11,16 + 0,59.32 – 9,36 = 20,68g

nCO2= 0,47 < nH2O= 0,52 mol

⇒ Z là ancol no

Z có cùng số nguyên tử C với X

Khi cho E tác dụng với dung dịch Br2chỉ có axit phản ứng⇒ a = 0,04 mol

Từ khối lượng E, số mol CO2, số mol H2O ta có hệ:

⇒ b = 0,11; c=0,02; d=-0,02

Ta ghép CH2tìm ra axit, ancol ban đầu

⇒ mmuối= 0,02.110 + 0,02.124 = 4,68g

⇒ Đáp án A

Câu 4:Hỗn hợp X gồm axit đơn chức A và axit hai chức B đều không no, mạch hở, không phân nhánh [ trong đó oxi chiếm 46% về khối lượng]. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi dẫn toàn bộ lượng sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 28,928g. Mặt khác, đem m gam hỗn hợp X cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 16,848g muối. Để hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần dùng 3,4048 lít H2[đktc]. Phần trăm khối lượng của A trong X gần nhất với:

A. 64%

B. 66%

C. 68%

D. 70%

Giải:

nH2hiđro hóa X= 0,152 mol

Từ %mO⇒ 32a + 64b = 0,46.[46a + 90b + 14c – 2. 0,152] [1]

Đốt cháy X ta có: nCO2= a + 2b + c; nH2O= a + b +c - 0,152

⇒ 44[a + 2b + c ] + 18[a + b + c – 0,152] = 28,298 [2]

⇒ mmuối= 68a + 134b + 14c – 2.0,152 = 16,848 [3]

Từ [1][2][3]⇒ a = 0,12; b = 0,032; c = 0,336

Ghép CH2tìm hỗn hợp ban đầu:

⇒Đáp án C

Câu 5:Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no có hai liên kếtπ trong phân tử, Y là axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na2CO3: 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 68,7 B. 68,1. C. 52,3. D. 51,3

Hướng dẫn giải:

Video liên quan

Chủ Đề