Phương pháp điều chỉnh bình đẳng thỏa thuận của luật hành chính

Hẳn đã không ít lần bạn nghe đến cụm từ luật hành chính. Vậy bạn biết có biết luật hành chính là gì? Các thông tin về đối tượng và phương pháp điều chuẩn luật hành chính cụ thể như thế nào? Tất cả những thắc mắc này, sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Luật hành chính là gì?

Luật hành chính được biết đến là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Luật hành chính là tổng thể các quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành

Trong đó: Hoạt động chấp hành và điều hành, được hiểu với nội dung và phạm vi gần như các khái niệm của hoạt động hành pháp và hoạt động hành chính – nhà nước hoặc hoạt động quản lý nhà nước. Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng, luật hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

2. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là ai?

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước trong những trường hợp sau:

  • Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
  • Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác như Tòa án, Viện kiểm sát…
  • Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Đối tượng điều chỉnh luật hành chính được phân định rõ ràng

Trên đây là những đối tượng điều chỉnh của luật hành chính, nắm bắt chính xác thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định trong luật hành chính được ban hành mới nhất hiện nay.

3. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là gì?

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là tổng thể những biện pháp, cách thức, phương thức mà ngành luật đó sử dụng để tác động lên ý chí, hành vi của các bên tham gia vào quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh.

Theo đó, phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là cách thức, biện pháp tác động lên các chủ thể trong quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành – điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.

Xuất phát từ tính chấp hành – điều hành trong quan hệ hành chính nên phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật hành chính là phương pháp quyền uy – phục tùng. Theo phương pháp này, thì một trong hai bên của quan hệ hành chính, bên này phải phục tùng ý chí của bên kia chẳng hạn như: quan hệ giữa các cơ quan hành chính cấp trên và cấp dưới, giữa các cơ quan hành chính nhà nước và công dân,…

Tìm hiểu để nắm bắt được các phương pháp điều chỉnh luật hành chính 

Ngoài ra, bên được trao quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước là bên được ra các quyết định mang tính đơn phương, kiểm tra hoạt động của bên còn lại, được áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp cần thiết theo quy định pháp luật. Về phía bên còn lại, bắt buộc phải thi hành, phục tùng các quyết định, biện pháp này. Chẳng hạn như: công dân được quyền xin cấp đất xây dựng nhà ở, nhưng việc xem xét và quyết định có cấp hay không là quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước. Một khi quyết định đã ban hành, công dân phải chấp hành quyết định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, pháp luật cũng đồng thời cho phép người dân được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đối với quyết định hành chính không đúng và thỏa đáng với ý nguyện của công dân.

Trong một vài trường hợp, quan hệ pháp luật hành chính được điều chỉnh bởi phương pháp thỏa thuận. Theo đó trong quan hệ này tồn tại sự bình đẳng về ý chí của các bên tham gia quan hệ. Chẳng hạn như: trong quan hệ hành chính phối hợp giữa hai cơ quan hành chính để ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch thì các bên trong quan hệ này có tư cách, ý chí bình đẳng với nhau hay còn gọi là quan hệ pháp luật hành chính ngang.

Tóm lại, luật hành chính sử dụng hai phương pháp điều chỉnh là phương pháp quyền uy – phục tùng và phương pháp thỏa thuận. Trong đó phương pháp đặc trưng và chiếm lĩnh trong hầu hết các quan hệ pháp luật hành chính là phương pháp quyền uy – phục tùng.

Thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, hẳn sẽ gây khó hiểu cho một số người vì nó là luật được thể hiện trên văn bản và cần sự chính xác tuyệt đối. Do đó, nếu bạn muốn được hỗ trợ tư vấn các thông tin về luật hành chính, hãy truy cập và trang web: giaiphaptinhhoa.com. Tại đây, các chuyên gia về luật hành chính luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Đồng thời, còn đưa ra các giải pháp giúp bạn giải quyết những khó khăn hiện tại của mình một cách hiệu quả!

Xuất phát từ khái niệm về luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước. Trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước và trong quá trình các cá nhân hay tổ chức được trao quyền hay tổ chức thực hiện tổ chức quản lý hành chính nhà nước đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định. Mặt khác phương pháp điều chỉnh của một ngành luật nói chung là cách thức tác động của ngành luật ấy nên đối tượng của nó. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính là cách thức mà luật hành chính tác động đến các nhóm đối tượng của luật hành chính. Vậy thực tiễn nhất phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là do xuất phát từ việc thực hiện chấp hành, điều hành nên phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh, đơn phương được hình thành từ quan hệ “Quyền lực-phục tùng” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc thi hành đối với một bên có nghĩa vụ, phục tùng các mệnh lệnh đó. Chính quan hệ này đã thể hiện sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước.

Những biểu hiện sau đây làm sáng tỏ thêm phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp bất bình đẳng về ý chí:

– Chủ thể quản lý có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình nên đối tượng quản lý. Các quan hệ này rất đa dạng nên việc áp đặt ý chí của chủ thể quản lý nên đối tượng quản lý cũng được thực hiện trong nhiều trường hợp khác:

+ Hoặc bên có thẩm quyền đơn phương ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quy định bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra thực hiện chúng. phía bên kia phải thực hiện các mệnh lệnh, các quy định đó. Ví dụ: Chính phủ ra mệnh lệnh cho các cấp, các ngành phải tích cực phòng chống lụt bão trong mùa mưa bão đồng thời kiểm tra đôn đốc việc thực hiện này đối với các cấp, các ngành, Chính phủ đặt ra các quy định về xử phạt vi phạm hành chính…Các đối tượng quản lý có liên quan phải tuân thủ và thực hiện các mệnh lệnh và những quy định đó.

+ Hoặc bên có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để đáp ứng hay bác bỏ yêu cầu, kiến nghị của đối tượng quản lý. Trong trường hợp này quyền quyết định vẫn thuộc về cơ quan có thẩm quyền, Vì vây nếu có sự trùng hợp ý chí.Ví dụ: Công dân có quyền làm đơn yêu cầu UBND huyện cấp giấy sử dụng đất hay giấy xây dựng nhà ở, UBND huyện có thể chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu này của công dân.

+ Hoặc cả 2 bên đều có quyền hạn nhất định nhưng ở bên này quyết điều gì phải được bên kia cho phép hay phê chuẩn cùng phối hợp quyết định. Khi đó phải có sự phối hợp giữa nhiều chủ thể nhân danh nhà nước mới thực hiện việc áp đặt ý chí đối với đối tượng quản lý.

Ví dụ: cơ quan công an cần bắt giữ đối tượng quản lý phải có sự phối hợp đồng ý của cơ quan Viện kiểm sát, lệnh bắt phải có sự phê chuẩn của Viện trưởng viện kiếm sát nhân dân thì mới được áp dụng.

– Biểu hiện thứ hai của sự không bình đẳng còn thể hiện ở chỗ một bên có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính nhằm buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước luôn biểu hiện rõ nét không phụ thuộc vào các quan hệ đó. Sự không bình đẳng giữa các bên là cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, công dân và các đối tượng quản lý khác không bắt nguồn từ quan hệ tổ chức mà bắt nguồn từ quan hệ “phục tùng”trong các quan hệ đó cơ quan hành chính nhà nước, nhân danh nhà nước để thực hiện chức năng chấp hành – điều hành đối với đối tượng quản lý, các đối tượng quản lý phải phục tùng ý chí của nhà nước mà người đại diện là cơ quan hành chính.

Sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước còn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương bắt buộc của các quyết định hành chính nhà nước và các chủ thể quản lý hành chính đưa vào thẩm quyền của mình trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình, có quyền ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Tuy nhiên không phải bao giờ cũng là cưỡng chế mà còn dựa vào các biện pháp khác như giáo dục thuyết phục không có hiệu quả mới dùng đến cưỡng chế.

Kết luận: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương bắt nguồn từ quan hệ “quyền lợi- phục tùng”. Phương pháp này được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản sau:

+ Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia qquan hệ hành chính, một bên được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các bên quyết định hành chính còn bên kia phải phục tùng các quyết định đó.

+ Bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền quyết định công việc một cách đơn phương xuất phát từ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội trong phạm vi quyền hạn của mình để chấp hành pháp luật.

+ Quyết định đơn phương cử bên sử dụng quyền lực nhà nước co hiệu lực bắt buộc thi hành đối với bên hữu quan và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.

Video liên quan

Chủ Đề