Phong cách kiến trúc Pháp -- Hoa

Đối với những người đam mê kiến trúc Pháp cổ thì nhất định không thế bỏ qua những công trình kiến trúc nổi tiếng như Khải Hoàn Môn hay nhà thờ Đức Bà Paris, những công trình như biệt thự hay khách sạn cổ điển… mang đến sự ảnh hưởng đối với nhiều nước trên thế giới. Kiến trúc nước Pháp ở Việt Nam đến nay cũng đều trở thành những công trình kiến trúc đầy hấp dẫn.

Đặc điểm của kiến trúc Pháp cổ và kiến trúc Pháp ở Việt Nam

Đặc điểm của kiến trúc Pháp cổ

Cội nguồn của kiến trúc nước Pháp ngày xưa

Theo các công trình nghiên cứu kiến trúc thế giới, các kiến trúc gia thế giới nhận xét, đất nước Pháp chính là một cái nôi gìn giữ phát huy những kiến trúc cổ đại của thế giới. Kiến trúc Pháp cổ mang sự ảnh hưởng khá lớn của La Mã và Hy Lạp - 2 đế chế phát triển nhất của lục địa Châu Âu vào những năm đầu của thế kỷ III trước công nguyên.

Cội nguồn của kiến trúc nước Pháp ngày xưa

Phong cách của họ luôn hướng về như tôn nghiêm, thiên về quá khứ với những câu chuyện thần thoại, tôn xưng ca tụng. Sau khi kinh tế và của Pháp bùng nổ mạnh mẽ, họ đã không ngừng học hỏi, sáng tạo và kế thừa phong cách kiến trúc cổ kết hợp với phong cách hiện đại để tạo ra một phong cách Pháp riêng.

Người Pháp tận dụng 2 loại hệ thức cột Oric, Ioric để phát triển lên thêm 1 loại cột Corinth cổ điển phổ biến trong nhiều kiến trúc nổi tiếng ngày nay. Có thể nói, những phong cách thiết kế của người pháp là biểu tượng của cả Châu Âu. Sau nay, tất cả các quốc gia thuộc địa của Pháp đều xây dựng những công trình đậm chất "Quốc mẫu", đến ngày này những công trình đó vẫn được xem là di tích lịch sử nổi bật. Đây cũng là điều mà không có một quốc gia lớn nào thời bấy giờ có thể làm được.

Tuy nhiên, để đạt được thành tựu to lớn như vậy, các kiến trúc sư Pháp cũng cần rất nhiều giai đoạn không ngừng học tập và sáng tạo. Nó bước qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn lại thể hiện được những phong cách riêng: Kiến trúc thời trung cổ, kiến trúc tiền La Mã, kiến trúc La Mã, kiến trúc Gothic, kiến trúc thời Phục Hưng, kiến trúc Baroque, kiến trúc Rococo.

Nguyên tắc xây dựng của các công trình kiến trúc Pháp

Trải qua nhiều giai đoạn cùng với những thăng trầm của lịch sử và cũng để thích nghi với hiện đại, kiến trúc Pháp đã có rất nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên nó vẫn thể hiện được những nét nghệ thuật mềm mại nhưng đầy vững chắc. Các công trình có thể tái hiện được vẻ đẹp nổi bất trong kiến trúc nước Pháp luôn được thiết kế theo một nguyên tắc đặc biệt:

Nguyên tắc xây dựng của các công trình kiến trúc Pháp
  • Hình khối vuông vức đồ sộ
  • Tính đối xứng cân bằng
  • Nội thất tinh tế sang trọng
  • Lấy đường cong là chủ đạo
  • Coi trọng tỉ lệ thức cột

Chính những lối phong cách nào đã tạo ra lối kiến trúc riêng mà bất kỳ ai, dù không hiểu biết về kiến trúc cũng biết được đây chính là phong cách riêng được thiết kế theo nguyên tắc của người Pháp. Hiện đại - Mềm mại - Phong cách - Sang trọng, đó là những đánh giá về một công trình kiến trúc được xây dựng theo đúng lối thiết kế Pháp.

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp cổ ở Việt Nam

Việt Nam sống trong thời Pháp thuộc trong gần một thế kỷ, do đó phong cách kiến trúc cổ của chúng ta cũng bị ảnh hưởng ít nhiều về lối thiết kế phương tây này. Tuy nhiên, do chúng ta là đất nước bị đô hộ và là thuộc địa của Pháp nên những công trình kiến trúc Pháp nổi bật đều là các công trình lớn dành cho chính quyền hoặc các vị lãnh đạo cấp cao của chính quyền thực dân.

Cùng với từng giai đoạn phát triển của lịch sử nước Pháp, kiến trúc nước Pháp ở Việt Nam cũng phân theo từng giai đoạn kiến trúc khác nhau:

Phong cách kiến trúc Tiền thực dân

Do bị ảnh hưởng của phong cách thiết kế kiến trúc Pháp cổ và để thích ứng với thời tiết nhiệt đới oi bức của Việt Nam. Các công trình kiến trúc phong cách Tiền thực dân thường có mặt bằng hình chữ nhật và có hành lang ở phía mặt tiền được tạo thành hình cong bán cầu và có khóa vòm. Trên tường vẫn được xây theo hình thức trang trí đơn giản với nguyên tắc xây dựng đậm chất Pháp.

Phong cách kiến trúc Tiền thực dân

Một số công trình tiêu biểu của thời kỳ tiền thực dân như: Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Tòa thị chính, một số nhà điều trị trong khuôn viên Quân y viện 108 và bệnh viện Hữu Nghị.

Phong cách kiến trúc Tân cổ điển

Công trình kiến trúc Pháp Tân cổ điển chủ yếu được thiết kế và xây dựng phục vụ nhu cầu của dân dụng với các chi tiết khá tinh xảo. Một số công trình được xây dựng theo kiểu thiết kế được áp đặt nguyên mẫu ở Pháp. Chúng ta có thể nhìn thấy một số công trình đặc trưng trong kiến trúc xây dựng Pháp trong thời kỳ này như:

Phủ Toàn quyền [1902], Nhà Hát lớn [1901], Tòa án Chính phủ [1906], nhà Khách Chính phủ [1919]…

Có thể thấy, từ chi tiết đồ họa đến phong cách xây dựng đều phảng phất nét cổ điển và  bay bổng của Hy Lạp và La mã cổ điển. Bên cạnh đó cũng có sự sáng tạo mang phong cách hiện đại và uy nghiêm.

Phong cách kiến trúc Tân cổ điển

Phong cách kiến trúc địa phương Pháp

Từ những năm 1900, người dân Pháp đã bắt đầu chuyển sang Việt nam làm việc và sinh sống. Có lẽ họ muốn gợi nhớ về quê hương của mình nên đã cho xây dựng hàng loạt các biệt thự theo lối xây dựng kiến trúc ở quê nhà. Do đó, chúng ta có thể bắt gặp khá nhiều căn nhà cổ tại Hà Nội được xây dựng theo kiểu kiến trúc Pháp.

Tuy nhiên, để đơn giản hóa cũng như để phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam, các kiến trúc địa phương pháp cũng có nhiều sự biết đổi và giản lược phần lớn các chi tiết. Thêm vào đó là bổ sung thêm nhiều tính công năng, thực dụng và dỡ bỏ những hình thức trang trí nguyên gốc.

Một số công trình tiêu biểu cho kiểu kiến trúc địa phương như: Grand Lycée AIber Sarraut [số 1B Hoàng Văn Thụ], Petit Lycée [số 8 Hai Bà Trưng], Trường nữ học Pháp [58 Trần Phú] và một số biệt thự tại khu Ngoại giao đoàn.

Phong cách kiến trúc Art Deco

Tại Hà Nội, Kiến trúc Art Deco bắt đầu thịnh hành từ khoảng năm 1920 - 1930. Nguyên tắc xây dựng kiểu kiến trúc này đi theo mô hình hình khối kinh điển với nhau tạo thành một tổng thể hài hòa với nhau. Đồng thời, các kiến trúc sư cũng bổ sung thêm vào công trình hững hóa tiết trang trí bắt bắt bằng xi măng hoặc thạch cao tạo hình giống kiến trúc Pháp.

Phong cách kiến trúc Art Deco

Chúng ta có thể cảm nhận lại vẻ đẹp đặc trưng của kiểu kiến trúc Art Deco cổ của Pháp tại Chi nhánh ngân hàng Đông Dương, nhà in IDEO [Tràng Tiền], công ty AVIA [Trần Hưng Đạo], Bưu điện [Đinh Lễ], các tòa nhà số 91 Đinh Tiên Hoàng…. Và những công trình biệt thự cổ được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc trên quận Ba Đình tới cuối các phố Bà Triệu, Hàng Chuối.

Phong cách kiến trúc Đông Dương

Đây được xem là lối kiến trúc pháp thịnh hành nhất tại Việt Nam bao gồm các khu vực Hà Nội và Sài Gòn. Kiểu thiết kế này kết hợp giữa kiểu kiến trúc nước Pháp và kiến trúc truyền thống Việt Nam, Khmer với các bộ mái, ô văng che cửa lấy sáng và thông gió tự nhiên.

Phong cách kiến trúc Đông Dương

Chúng ta có thể tham quan, khám phá lối kiến trúc Đông Dương này tại các tòa nhà cổ được xây dựng trong thời kỳ này như: Tòa nhà chính Đại học Đông Dương [Lê Thánh Tông], Sở Tài Chính, Bảo tàng Louis [Phạm Ngũ Lão], viện Pasteur, Câu lạc bộ thủy quân [Trần Phú],…

Vừa rồi chuyên mục Kiến trúc xưa và nay vừa giúp các bạn tìm hiểu kiến trúc nước Pháp và những ảnh hưởng kiến trúc nước Pháp lên kiến trúc Việt Nam. Kiểu kiến trúc nước Pháp – Hoa dành cho nhà hàng hay kiến trúc Neo – Gothic để xây dựng nhà thờ cũng được xây dựng ở nhiều nơi. Tuy nhiên nó chỉ ở trong một số khu vực đặc biệt chứ không phổ biến như những lối kiến trúc Pháp cổ trước.

Quá trình ảnh hưởng của kiến trúc Pháp ở Hà Nội là một tiền đề thuận lợi cho kiến trúc Việt Nam tiếp cận với kiến trúc hiện đại phương Tây trong xu thế hội nhập quốc tế tất yếu hiện nay.

Các ảnh hưởng này có những mặt tích cực và cũng không ít mặt tiêu cực. Việc đánh giá và phân loại các công trình kiến trúc Pháp ở Hà Nội theo tiêu chí của những ảnh hưởng này là hết sức cần thiết, để từ đó có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho công tác thiết kế, xây dựng, nghiên cứu và bảo tồn.

Kiến trúc và văn hóa có quan hệ khăng khít, nhân quả điều đó thể hiện trong kiến trúc Pháp ở Hà Nội. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ thực dân là sự áp đặt văn hóa Pháp thông qua kiến trúc du nhập. Ở giai đoạn sau, chính sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây đã tạo ra những điều kiện và cơ sở thuận lợi cho quá trình chuyển hóa của kiến trúc Pháp ở Hà Nội với nét riêng, trong đó đặc trưng văn hóa, xã hội và môi trường tự nhiên bản địa có vai trò quan trọng.

Biệt thự cổ điển Pháp

Những phong cách kiến trúc Pháp ở Hà Nội

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp ở Hà Nội diễn ra có quy luật, bộc lộ những giá trị tích cực nhất định, đi từ cưỡng bức, cộng sinh, chuyển hóa mềm mại và có đặc trưng phù hợp với đặc điểm tự nhiên và nhân văn Hà Nội, bao chứa cả tính khách quan của thời đại và tính chủ quan của các cá nhân. Cùng An Hưng tìm hiểu những phong cách kiến trúc Pháp mang một dấu ấn độc đáo tại Hà Nội.

Phong cách kiến trúc Tân Cổ điển

Phong cách kiến trúc Tân Cổ điển là phong cách kiến trúc áp đảo đối với các công trình công cộng lớn ở Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc và cũng là phong cách mang dấu ấn mạnh mẽ nhất của kiến trúc thời kỳ này.

Biệt thự tân cổ điển Pháp

Phong cách kiến trúc địa phương Pháp

Những công trình phong cách địa phương Pháp ở Hà Nội nhìn chung mang đậm tính hồi cố, duyên dáng, mang nhiều nét kiến trúc các địa phương miền Bắc nước Pháp và vùng Paris, tuy nhiên đã có những biến đổi nhất định để phù hợp với công năng mới và khí hậu nhiệt đời Việt Nam.

Phong các kiến trúc Art Deco

Kiến trúc Art Deco bắt đầu phát triển ở Hà Nội từ những năm 1920 và đặc biệt mạnh mẽ vào những năm 1930. Những công trình xây dựng theo xu hướng này thường sử dụng những hình khối kinh điển trong bố cục không gian, các khối vuông, chữ nhật kết hợp với các khối bán trụ tạo ra một hình thức kiến trúc hiện đại và giản dị. Thêm vào đó là các hoạ tiết trang trí bằng thép uốn hoặc đắp nổi bằng xi măng, thạch cao với đường nét mềm mại làm giảm bớt sự thô nặng của các khối chủ đạo.

Phong cách kiến trúc Đông Dương

Kiến trúc theo phong cách Đông Dương là những công trình có cấu trúc mặt bằng, hình khối hoàn toàn theo kiểu Pháp thịnh hành lúc bấy giờ, nhưng đã có sự tìm tòi, biến đổi về mặt không gian và cấu tạo kiến trúc nhằm tạo ra những công trình có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, cảnh quan cũng như truyền thống văn hoá bản địa. Các kiến trúc sư theo phong cách này thường sử dụng những hình thức và chi tiết kiến trúc truyền thống Việt Nam, Khmer trong việc tạo nên các bộ mái, ô văng che cửa, cùng các hoạ tiết trang trí khác.

Biệt thự Đông Dương

Trong quá trình hình thành và phát triển, kiến trúc Hà Nội có dấu ấn rõ nét của các công trình kiến trúc Pháp, ảnh hưởng trong các vấn đề tổ chức không gian, kỹ thuật – vật liệu xây dựng và hình thái biểu hiện.

Kiến Trúc An Hưng luôn tìm hiểu, sáng tạo mong muốn có những mẫu kiến trúc thật ấn tượng cho khách hàng.  Những kiến trúc Pháp là những thiết kế ấn tượng có thể áp dụng cho những công trình xây dựng thiết kế biệt thự dinh thự hiện nay.

Bạn cần tư vấn về những phong cách thiết kế biệt thự dinh thự có thể liên hệ với An Hưng để chúng tôi giúp bạn thiết kế một công trình kiến trúc thật độc đáo và nổi bật.

Video liên quan

Chủ Đề