Pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

Đó là nhận định của PGS.TS Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM trong Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ [IPTC] ĐHQG-HCM [2011-2021] được tổ chức tại Nhà Điều hành ĐHQG-HCM, sáng 23/4.

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tâm, cách đây đúng 10 năm, Giám đốc ĐHQG-HCM đã ký quyết định thành lập IPTC nhằm hỗ trợ nâng cao nhận thức trong toàn hệ thống ĐHQG-HCM về hoạt động quản trị tài sản trí tuệ, phát hiện, ghi nhận và xác lập quyền sở hữu trí tuệ [SHTT] đối với các kết quả nghiên cứu trong ĐHQG-HCM.

“Tại thời điểm đó, nhận thức về SHTT trong các tổ chức, cá nhân vẫn còn khá mới mẻ, các quy định của pháp luật về SHTT vẫn chưa thật sự đi vào đời sống. Nhưng với tinh thần trách nhiệm, tập thể lãnh đạo và cán bộ Trung tâm lúc đó đã vừa xây dựng, tổ chức hoạt động của đơn vị, vừa học tập, tìm hiểu mô hình các Trung tâm SHTT&CGCN của các nước tiên tiến, và vận hành một cách sáng tạo phù hợp thực tiễn tại ĐHQG-HCM” - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM cho biết.

Đánh giá cao những nỗ lực hoạt động của IPTC, PGS.TS Nguyễn Minh Tâm cho rằng SHTT đã thực sự lan toả và trở thành văn hoá trong nhận thức của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu, nhà khoa học, giảng viên của hệ thống ĐHQG-HCM. Điều này giúp cho ĐHQG-HCM trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu hệ thống giáo dục cả nước về số đơn và bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích.

“Những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực xác lập quyền SHTT tại ĐHQG-HCM có sự đóng góp không nhỏ của IPTC. Trung tâm là cơ sở để ĐHQG-HCM quản lý tốt các hoạt động KH&CN, hạn chế sự thất thoát tài sản trí tuệ, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ dựa trên nền tảng quyền SHTT, mang lại nguồn thu cho ĐHQG-HCM. Đó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển KH&CN ĐHQG-HCM giai đoạn 2021-2025 mà IPTC sẽ là một trong những lực lượng tiên phong triển khai thực hiện” - PGS.TS Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục SHTT đã trao giấy khen của Cục trưởng Cục SHTT cho IPTC vì những đóng góp nổi bật cho hoạt động SHTT trong 10 năm qua. IPTC là đơn vị đầu tiên trong cả nước được trao giấy khen này. Đồng thời, IPTC còn được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Giám đốc ĐHQG-HCM.

ThS Nguyễn Minh Huyền Trang - Giám đốc IPTC, cho biết trong thời gian tới, IPTC sẽ xây dựng chương trình quản trị TSTT theo định hướng của ĐHQG-HCM, tích hợp cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và IPPlatform của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, hằng năm trung tâm sẽ hỗ trợ tối thiểu 20 đơn sáng chế/giải pháp hữu ích trong nước và 5 đơn sáng chế quốc tế.

Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, IPTC sẽ phối hợp Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Kinh tế - Luật thực hiện các chương trình đào tạo cho các chủ thể OCOP về SHTT; Hợp tác với Công ty CP Công nghệ 4TE xây dựng bộ công cụ truy xuất nguồn gốc dựa trên nền tảng AI; Ký kết hợp tác với RAROMA INC [Nhật Bản] nhằm hỗ trợ kết nối thương mại.

Để lan toả văn hoá SHTT, IPTC tiếp tục phối hợp Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức cuộc thi Sinh viên với Quyền sở hữu trí tuệ S&IP lần II; Hợp tác WIPO và Cục Sở hữu trí tuệ biên soạn và ban hành Sổ tay quản trị TSTT và Sổ tay vận hành bộ phận quản trị TSTT dành cho các trường, viện; Ban hành Quy chế quản trị TSTT ĐHQG-HCM sửa đổi theo Luật SHTT sửa đổi, bổ sung…

“Những hoạt động sôi nổi này nhằm khẳng định sự cam kết của IPTC đối với các nhà khoa học, doanh nghiệp, các đơn vị đại học và xã hội về giá trị mà IPTC đã lựa chọn: ‘Đồng hành - sáng tạo - kết nối tương lai’ khi bước qua năm thứ 10 hoạt động này” - ThS Nguyễn Minh Huyền Trang khẳng định.

PGS.TS Nguyễn Minh Tâm  trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Giám đốc ĐHQG-HCM cho đại diện IPTC. Ảnh: LÝ NGUYÊN

Ông Trần Lê Hồng trao giấy khen cho đại diện IPTC. Ảnh: LÝ NGUYÊN

PHIÊN AN

Chuyển giao công nghệ: là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Trong đó:

Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác.

Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.

Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:

+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;

+ Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;

+ Lĩnh vực sử dụng công nghệ;

+ Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;

+ Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;

+ Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;

+ Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao công nghệ.

Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

» Tư vấn luật chuyển giao công nghệ

Luật chuyển giao công nghệ

SBLAW cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ đa dạng [SHTT] liên quan đến sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản quyềntên miền, thực thi và bảo hộ quyền SHTT.

Sở hữu trí tuệ là cái vô hình khi mới được tạo ra nhưng trở nên có giá trị dưới dạng sản phẩm hữu hình. Chính vì giá trị có thực của các đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm: tác phẩm văn học nghệ thuật, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu giống cây trồng mà nó được gọi là “tài sản”. Tuy nhiên, quyền hợp pháp đối với các đối tượng này không tự động phát sinh mà quyền chỉ được xác lập theo những trình tự thủ tục nhất định hoặc khi thoả mãn những điều kiện nhất định

Tài sản trí tuệ, một loại tài sản vô hình, đang dần dần khẳng định vai trò là thước đo khả năng tồn tại và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ở một nước phát triển hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ, vào năm 1982 khoảng 62% tài sản của doanh nghiệp là tài sản hữu hình [tài sản vô hình chỉ chiếm 38%] nhưng đến năm 2000 thì tài sản hữu hình chỉ còn chiếm 30% tổng tài sản của doanh nghiệp, 70% còn lại là tài sản vô hình.

Tại các nước phát triển khác như Anh, Nhật Bản… cũng có những nghiên cứu, khảo sát tương tự và kết quả đều cho thấy tài sản vô hình chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lượng tài sản của doanh nghiệp, tỷ lệ đó ngày một lớn hơn nữa Trong khối tài sản vô hình thì Sở hữu trí tuệ là một bộ phận quan trọng nhất, chính vì vậy, Tổng giám đốc tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới [WPO] – Kamil Idris – đã khẳng định: Sở hữu trí tuệ là một “công cụ đắc lực” để phát triển kinh tế”.

Tuy là một công cụ đắc lực nhưng thực tế Sở hữu trí tuệ chưa được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng một cách hiệu quả để phát huy tối ưu những lợi ích mà nó mang lại. Kết quả điều tra của Cục xúc tiến thương mại – Bộ Thương mại cho thấy, một số doanh nghiệp đã quan tâm đến việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu, tuy nhiên mới chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh, 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, còn 30% cho rằng thương hiệu sẽ giúp bán được hàng với giá cao hơn và đem lại tự hào cho người tiêu dùng.

Trong khi đó có đến 90% người tiêu dùng lại cho rằng thương hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sắm. Mặc dù vậy, việc đầu tư cho thương hiệu của doanh nghiệp còn quá ít, có 80% doanh nghiệp chưa có bộ phận chức năng lo quản lý nhãn hiệu, 74% doanh nghiệp đầu tư dưới 5% doanh thu cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu, 20% không hề chi cho việc xây dựng thương hiệu.

Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ

quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.

Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:

+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;

+ Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;

+ Lĩnh vực sử dụng công nghệ;

+ Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;

+ Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;

+ Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;

+ Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.

Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Mời các bạn xem thêm phần tư vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trên truyền hình nhân dân về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Video liên quan

Chủ Đề