Phân loại các yếu TO ảnh hưởng tới sức khỏe theo tác giả Wallace

Trong Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới [WHO] định nghĩa sức khỏe như sau: “Sức khỏe là sự hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay tật”. Ngoài các yếu tố thể chất và tinh thần, các yếu tố xã hội cũng có tác động không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta. Cùng Prudential tìm hiểu các yếu tố xã hội đang ảnh hưởng đến sức khỏe và làm thế nào để chủ động tạo "lá chắn" cho bản mình nhé!

Dịch Covid-19 bùng phát kéo theo vô số tác động tới hệ thống an sinh xã hội như thất nghiệp, giảm lương, gián đoạn việc học và gia tăng chi phí y tế. Trạng thái bất ổn này dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo lắng [stress], suy giảm sức đề kháng. Về lâu dài, cơ thể bạn dễ gặp các vấn đề liên quan đến bệnh loét dạ dày, cao huyết áp, tai biến mạch máu não hay thậm chí nhồi máu cơ tim.

Để giảm bớt áp lực, lo lắng, bạn nên chủ động thực hiện kế hoạch đối phó với rủi ro. Hãy duy trì quỹ dự phòng trong tình huống khẩn cấp, tham gia bảo hiểm để gia tăng bảo vệ toàn diện là những giải pháp mà bạn có thể thực hiện ngay bây giờ. Chưa kể, mức phí tham gia bảo hiểm khi bạn còn trẻ cũng thấp hơn và khoản tiền bạn có thể nhận được từ các gói bảo hiểm dài hạn cũng cao hơn.

Xem thêm:

>> TOP những điều cần biết khi tham gia bảo hiểm nhân thọ lần đầu

Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á và thứ 3 ở Châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc. Thói quen uống rượu, bia khi gặp gỡ bạn bè hay tiếp khách trong thời gian dài gây tác hại lớn cho sức khỏe. Người thường xuyên sử dụng rượu bia dễ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như viêm loét dạ dày - tá tràng, xơ gan, cao huyết áp, tiểu đường, thậm chí các bệnh hiểm nghèo như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ung thư gan. Không chỉ vậy, nếu lái xe trong trạng thái say xỉn, bạn còn đang đặt cược tính mạng bản thân và người khác.

Hãy học cách từ chối, uống rượu bia có kiểm soát để bảo vệ sức khỏe và an toàn của bản thân.

Hút thuốc là hình ảnh thường thấy từ nhà cho đến công sở. Nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ tác hại của thói quen phổ biến này chưa?

Thuốc lá chứa hơn 7.000 độc chất hóa học [trong đó có hơn 70 chất gây ung thư]. Khói thuốc không chỉ là "sát thủ vô hình" cho sức khỏe người hút mà còn ảnh hưởng xấu đến người vô tình hít phải, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em. Theo thống kê, mỗi điếu thuốc được hút tương đương với 5,5 giây cuộc sống bị mất đi. Bởi thế, tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá thường ít hơn 5-8 năm so với người không hút thuốc.

Dẫu biết tác hại như thế nhưng hút thuốc lá vẫn là một trong những thói quen "dễ mắc khó bỏ". Hãy đơn giản hóa quá trình cai nghiện thuốc lá bằng việc giảm dần liều lượng, nhai kẹo cao su hoặc tập trung vào một hoạt động giải trí khác để quên đi cảm giác thèm thuốc. Còn nếu bạn là người không hút thuốc, hãy chủ động tránh xa những khu vực có khói thuốc lá để không phải hít khói thuốc thụ động. Đừng ngại ngần đề nghị người đối diện ngưng sử dụng thuốc lá hay di chuyển sang khu vực dành riêng cho người hút thuốc để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé.

Thực phẩm bẩn luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Chưa kể các món ăn ở cửa hàng thường sử dụng nhiều dầu mỡ, ít rau xanh. Bởi thế nếu là người thường xuyên ăn bên ngoài hay gọi món về nhà, bạn sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa cao hơn người nấu ăn tại nhà. Việc thiếu hụt vitamin, chất xơ từ rau xanh hay thừa chất béo trong thời gian dài dễ dẫn đến các vấn đề thừa cân, béo phì, gây ra các bệnh về tim mạch, tiểu đường.

Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tăng cường tự nấu ăn tại nhà, chọn mua thực phẩm từ các nguồn đảm bảo có chứng nhận đáng tin cậy. Thi thoảng nếu muốn ăn bên ngoài, hãy chọn những nhà hàng, quán ăn chế biến sạch sẽ, an toàn và đừng quên cân bằng lượng rau trong bữa ăn nhé.

Tình trạng ô nhiễm đáng báo động tại các thành phố lớn ở Việt Nam là yếu tố tác động xấu đến sức khỏe. Lượng khí thải độc hại, bụi mịn trong không khí là nguyên nhân gây suy yếu đường hô hấp, viêm phế quản, thậm chí ung thư phổi. Đây là một phần lý do vì sao người dân ở các thành phố lớn thường gặp vấn đề về hô hấp hơn người sinh sống ở nông thôn hay vùng núi.

Để bảo vệ sức khỏe, đừng quên đeo và thay khẩu trang thường xuyên khi ra đường. Thi thoảng, bạn hãy tự thưởng cho bản thân một chuyến đi chơi xa, hòa mình cùng thiên nhiên để tận hưởng không khí trong lành.

Đừng quên dành thời gian dọn dẹp, cải tạo không khí cho ngôi nhà mình thường xuyên. Hãy lên lịch định kỳ lau dọn nhà cửa, thường xuyên vệ sinh cho thú cưng, sử dụng chất tẩy rửa hữu cơ như chanh, giấm thay cho hóa chất độc hại. Bạn có thể cải thiện không khí trong nhà bằng cách sắp xếp góc vườn nhỏ trên gác mái, trồng thêm cây xanh, trang bị các thiết bị lọc không khí và quạt thông gió chuyên nghiệp.

Các yếu tố xã hội có thể tác động đến sức khỏe chúng ta theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Quan trọng là chúng ta nhận thức được sự tác động của chúng và hành động bảo vệ bản thân bằng cách phối hợp với các yếu tố xã hội tác động tích cực, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực.

Mục tiêu:

– Nêu được định nghĩa sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu.

– Trình bày được các nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu.

– Trình bày được 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam.

 1. CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU

1.1. Đại cương

– Định nghĩa sức khỏe:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ là tình trạng không có bệnh, tật hoặc ốm yếu.

Khỏe mạnh là trạng thái của một người có đầy đủ các yếu tố sức khỏe sau:

+ Sức khỏe thể lực [physical health]: là yếu tố cần thiết nhất của sức khỏe, liên quan đến những chức năng cơ học của cơ thể.

+ Sức khỏe tâm thần [mental health]: là khả năng suy nghĩ sáng sủa, rõ ràng, mạch lạc và kiên định.

+ Sức khỏe cảm xúc [emothional health]: là khả năng cảm nghĩ, xúc động và sợ hãi, thích thú, vui buồn, tức giận và khả năng thể hiện các cảm nhận đó một cách thích hợp. Đồng thời cũng là khả năng đương đầu với các stress, sự căng thẳng, nỗi thất vọng và lo lắng.

+ Sức khỏe xã hội [social health]: là khả năng tạo lập và duy trì mối quan hệ lành mạnh với những người khác trong xã hội.

+ Sức khỏe tâm linh [spiritual health]: Ở một số người yếu tố này liên quan đến niềm tin, tín ngưỡng. Ở một số người khác liên quan đến niềm tin của cá nhân, các nguyên tắc liên quan đến hành vi thực hành để đạt được sự thoải mái về tâm linh.

+ Sức khỏe môi trường xã hội [societal health]: trong môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản về thể lực và tâm hồn, con người không thể được coi là khỏe mạnh.

– Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe:

Theo Wallace [1991] có bốn nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe:

+ Các yếu tố di truyền.

+ Các yếu tố môi trường bao gồm môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.

+ Các yếu tố về chăm sóc sức khỏe: chất lượng chăm sóc sức khỏe, khả năng sẵn có, hoạt động sử dụng các cơ sở y tế…

+ Hành vi cá nhân: chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể, nghỉ ngơi, thói quen nghiện hút, tình dục.

Xã hội hiện đại, văn minh lấy con người khỏe mạnh làm mục tiêu phục vụ. Con người đồng thời cũng là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng xã hội văn minh. Vì vậy, sức khỏe của con người bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố.

Sơ đồ 1. Các yếu tố chi phối sức khỏe.

1.2. Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, bằng các phương pháp và kỹ thuật thực hành có cơ sở khoa học, có thể tới được mọi người, mọi gia đình trong cộng đồng, được họ chấp nhận và tích cực tham gia. Với mức chi phí mà nhân dân và Nhà nước có thể cung ứng được, phát huy được tính tự lực, tự quyết của mọi người dân.

Những chăm sóc thiết yếu chính là những chăm sóc cơ bản cho sức khỏe.  Những chăm sóc này có thể tới được mọi người dân, nơi họ đang sinh sống. Những chăm sóc này phù hợp với nền kinh tế của người dân, đất nước và được người dân chấp nhận, tích cực tham gia.

Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu không hoàn toàn giống nhau ở các nước. Trong cùng một nước, cùng một thời điểm, chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng khác nhau ở các vùng, miền.

Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cần được thay đổi theo thời gian, thay đổi theo hoàn cảnh để cho phù hợp với tình hình sức khỏe, kinh tế, xã hội của nhân dân, địa phương và Nhà nước.

1.3. Bốn nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu

– Tiếp cận rộng rãi và phổ cập các nhu cầu cơ bản: là nguyên tắc nền tảng của chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tất cả người dân trên thế giới được tiếp cận với những chăm sóc y tế hiện có để đảm bảo có sức khỏe đầy đủ.

– Sự tham gia tự lực của cá nhân và cộng đồng: yếu tố cốt lõi để đạt được sự tham gia tự lực của cá nhân và cộng đồng là giáo dục và xây dựng ý thức trách nhiệm của mỗi người với sức khỏe của chính mình và mọi người.

– Phối hợp liên ngành trong chăm sóc sức khỏe ban đầu: ngành Y tế đóng vai trò chính, phải phối hợp với các ngành khác như giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch thể thao… phối hợp với các tổ chức xã hội như mặt trận Tổ quốc, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ… phối hợp với chính quyền địa phương để đạt được hiệu quả cao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

– Kỹ thuật thích ứng, hiệu quả chi phí trong khuôn khổ nguồn lực có sẵn.

– Nội dung nguyên tắc chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa vào thực trạng tại địa phương để đưa ra những kỹ thuật chăm sóc cho phù hợp, hiệu quả và huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng.

– Những kỹ thuật thích ứng, sử dụng nguồn kinh phí, nhân lực y tế có hiệu quả từ trung ương đến địa phương sao cho đa số người dân được hưởng.

2. NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU

2.1. Nhận thức về chăm sóc sức khỏe

 Hội nghị Alma Ata đã đưa ra nhận thức mới về chăm sóc sức khỏe. Từ đó dẫn đến những thay đổi về nội dung chăm sóc sức khỏe, đối tượng chăm sóc sức khỏe và trách nhiệm của người cán bộ y tế, vai trò của từng người, từng ban ngành trong xã hội trong sự nghiệp bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho cá nhân, cộng đồng.

So với nhận thức về chăm sóc sức khỏe trước kia, nhận thức mới có những điểm khác biệt cơ bản.

Bảng 1. Nhận thức về chăm sóc sức khỏe.

Nội dung chăm sóc

sức khỏe

Nhận thức cũ Nhận thức mới
Quan niệm sức khỏe Không có bệnh Thoải mái về thể chất, tinh thần xã hội và không có bệnh tật
Nội dung chăm sóc sức khỏe Chủ yếu là chữa bệnh Dự phòng tích cực, chăm sóc toàn diện
Đối tượng chăm sóc sức khỏe Cá thể, người bệnh là chính Cộng đồng, người khỏe mạnh và người bệnh
Trách nhiệm Ngành Y tế Toàn dân, toàn xã hội
Vai trò của người dân Thụ động: dựa vào ngành Y tế Chủ động: tự bảo vệ, cùng tham gia bảo vệ cộng đồng
Tính chất hoạt động Ngành Y tế tách rời với hệ thống kinh tế – xã hội Y tế là một bộ phận lồng ghép trong hệ thống kinh tế – xã hội

2.2. Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu – Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978

Nội dung gồm 8 điểm:

– Giáo dục sức khỏe.

– Kiểm soát các bệnh dịch tại địa phương.

– Chương trình tiêm chủng mở rộng.

– Bảo vệ bà mẹ trẻ em – kế hoạch hóa gia đình.

– Cung cấp thuốc thiết yếu.

– Cung cấp lương thực, thực phẩm và cải thiện bữa ăn.

– Điều trị và phòng bệnh.

– Cung cấp nước sạch và thanh khiết môi trường.

2.3. Nội dung 10 điểm về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam

Nước ta chấp nhận nội dung 8 điểm của tuyên ngôn Alma Ata. Dựa vào thực trạng tình hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân và thực trạng kinh tế, xã hội Việt Nam; chăm sóc sức khỏe ban đầu được bổ sung thêm hai điểm:

– Quản lý sức khỏe.

– Kiện toàn mạng lưới y tế.

* Giáo dục sức khỏe:

– Mục tiêu:

+ Phổ cập kiến thức y học thường thức về bảo vệ sức khỏe cho toàn dân.

+ Để mọi người dân nhận thức được chăm sóc sức khỏe ban đầu là trách nhiệm của mọi người và của toàn xã hội.

Nội dung:

+ Phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương [tình hình bệnh tật, vấn đề ưu tiên, triển khai các chương trình y tế…].

+ Tôn trọng các nguyên tắc giáo dục.

+ Phong phú về hình thức giáo dục [nghe, nhìn, làm mẫu…].

+ Tổ chức, động viên được các đoàn thể, các tổ chức, mọi đối tượng cùng tham gia.

Biện pháp thực hiện:

– Lập kế hoạch, tìm biện pháp thích hợp cho từng đối tượng được giáo dục [cổ động, phát thanh, triển lãm, nói chuyện, trình bày mẫu], nhất là mỗi lần tiếp xúc với các đối tượng như bà mẹ, trẻ em, người bệnh.

– Tổ chức, vận động các đoàn thể tham gia giáo dục sức khoẻ trong việc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, sinh đẻ kế hoạch, tuyên truyền giáo dục vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường.

– Xây dựng nội dung tuyên truyền giáo dục thích hợp theo từng chương trình vệ sinh, chống tiêu chảy [CDD], tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng chương trình chống viêm nhiễm đường hô hấp cấp [ARI], lao, phong…

– Trẻ mới sinh cần phải tiêm phòng: trẻ 3 – 4 – 5 tháng tuổi tiêm phòng sởi, trẻ 9 – 10 tháng tuổi tiêm phòng viêm não.

– Tổ chức phòng tuyên truyền tại trạm, tổ chức các buổi hướng dẫn ở trong và ngoài trạm về các vấn đề như cách nuôi trẻ, các biện pháp tránh thai, vệ sinh khi thai nghén, đề phòng các bệnh thường có ở trẻ em, chống sốt rét, phong, bướu cổ, viêm gan.

– Mở các lớp vệ sinh viên, tuyên truyền viên, vận động y tế tư nhân, các bà đỡ, các ông lang cùng tham gia giáo dục sức khoẻ cho nhân dân tại địa phương.

* Kiểm soát các bệnh dịch lưu hành ở địa phương:

– Khống chế và tiến tới thanh toán ở các mức độ khác nhau một số bệnh dịch lưu hành như dịch tả, dịch hạch…

– Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm: sốt rét, AIDS, bệnh xã hội.

– Giảm tỷ lệ mắc bệnh cấp tính: tiêu chảy, lỵ, nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp.

– Quản lý theo dõi các bệnh mạn tính: bệnh phong, lao, tâm thần, động kinh, bướu cổ…

* Chương trình tiêm chủng mở rộng:

Mục tiêu đề ra là 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đủ 7 bệnh truyền nhiễm: lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm gan virus B và 90% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm phòng nhắc lại.

* Bảo vệ bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình:

– Giảm tỷ lệ tăng dân số một cách thích hợp: Mỗi gia đình có kế hoạch sinh đẻ cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, nhằm bảo đảm cho gia đình hạnh phúc, phồn vinh, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, các con được đến trường học.

– Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi xuống còn 30‰ vào năm 2005; 25‰ vào năm 2010.

– Tăng cường dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.

* Cung cấp thuốc thiết yếu:

Cung cấp thuốc thiết yếu là cung cấp đủ thuốc cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh từ tuyến xã đến tuyến tỉnh, đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước, giảm nhập thuốc.

– Lập kế hoạch sử dụng thuốc và dự trữ thuốc một cách thích hợp dựa trên mô hình sức khỏe và bệnh tật.

– Tìm vốn để quay vòng thuốc, mở quầy thuốc.

– Tổ chức xây dựng và kiểm tra túi thuốc của y tế thôn bản, y tế tư nhân, nguồn thuốc trong địa phương, đề phòng thuốc giả, thuốc hỏng…

– Đảm bảo đủ thuốc tối thiểu cần thiết và thuốc chủ yếu.

– Hướng dẫn và kiểm tra sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

– Tuyên truyền hướng dẫn kiểm tra, chế biến và sử dụng thuốc Nam ở cộng đồng.

– Quản lý tốt thuốc và trang bị y tế.

* Cung cấp lương thực – thực phẩm và cải thiện bữa ăn:

Những hoạt động liên ngành nhằm mục tiêu cải thiện bữa ăn đủ năng lượng, đủ chất lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày cho từng đối tượng. Chú ý tăng cường thực phẩm giàu chất đạm cho trẻ em và phụ nữ có thai.

* Điều trị và phòng bệnh:

– Giải quyết tốt các bệnh thường gặp.

– Xử lý tốt các bệnh cấp tính, cấp cứu chuyên khoa.

– Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh theo hướng quản lý tại cộng đồng.

– Giáo dục sức khỏe cho cộng đồng nhằm ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, lây truyền, các bệnh gây thành dịch và các bệnh xã hội.

* Cung cấp nước sạch và thanh khiết môi trường:

– Tuyên truyền giáo dục sử dụng nước sạch, sử dụng nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh; xử lý nước thải, phân, rác đúng quy trình kỹ thuật.

– Tổ chức phối hợp liên ngành trong việc thực hiện vệ sinh công cộng; thực hiện phong trào 3 diệt: diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột.

– Lập kế hoạch xây dựng hướng dẫn sử dụng và bảo quản 3 công trình  vệ sinh: nhà xí, nhà tắm, giếng nước.

* Quản lý sức khỏe:

Quản lý sức khỏe là biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu chủ động, tích cực, đồng thời là sự tổng hợp của nhiều biện pháp chăm sóc y tế của xã hội, cần có sự phối hợp liên ngành, đa ngành.

Mục tiêu của quản lý sức khỏe: hạ thấp tỷ lệ bệnh tật, tàn phế và tử vong, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

– Đối tượng của quản lý sức khỏe: là người dân từ lúc mới sinh cho đến lúc chết.

– Phương châm quản lý sức khỏe:

+ Khám sức khỏe định kỳ để chủ động phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

+ Lập hồ sơ sức khỏe cá nhân. Ghi chép đầy đủ tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người bệnh để theo dõi và có biện pháp điều trị, chăm sóc phù hợp, kịp thời.

+ Phổ biến kiến thức y học thường thức để người dân có thể tự cấp cứu cho nhau khi cần thiết.

+ Củng cố mạng lưới hội chữ thập đỏ ở cơ sở.

+ Khám bệnh toàn diện khi người bệnh đến cơ sở y tế không bỏ sót các bệnh kèm theo.

+ Khám chuyên khoa để phát hiện các bệnh hàng loạt như lao, đau mắt hột, bệnh phong, bệnh phụ khoa, bướu cổ…

* Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở:

Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở là mối quan tâm hàng đầu của ngành Y tế Việt Nam, là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm cho các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác thành công.

Mục tiêu:

– Mỗi xã có một trạm y tế, khu vực có phòng khám đa khoa.

– 100% cán bộ y tế vào biên chế nhà nước.

– Có đủ lượng cán bộ y tế cần thiết với quy mô 1 cán bộ y tế cho 1.000 -3.000 dân, với cơ cấu 1 trạm trưởng chuyên khoa y tế cộng đồng, 1 y sĩ về y học cổ truyền, 1 nữ hộ sinh biết chăm sóc trẻ em và y học xã hội.

Nội dung:

– Hoạt động của trạm y tế phải được đổi mới theo hướng thực hiện các chương trình y tế.

– Cán bộ y tế cơ sở được đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu mới của công tác:

+ Biết chẩn đoán cộng đồng và xác định vấn đề ưu tiên.

+ Xác định được nhu cầu của y tế cơ sở.

+ Phân tích nguyên nhân vấn đề y tế dựa trên điều tra cộng đồng tại địa phương đang công tác.

+ Biết lập kế hoạch y tế theo năm, quý, tháng.

+ Biết tổ chức thực hiện kế hoạch.

+ Biết đánh giá kết quả thực hiện.

+ Biết ý nghĩa, cách tính toán và viết báo cáo về 25 chỉ số thống kê cơ bản ở tuyến y tế cơ sở.

2.4. Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em [GOBIFFF]

Tổ chức Quỹ Nhi đồng Thế giới [UNICEFF] dựa vào tình hình sức khỏe, bệnh tật hiện nay của trẻ em ở các nước đang phát triển đã đề ra 7 ưu tiên cho trẻ:

– Biểu đồ tăng trưởng.

– Bù nước bằng đường uống.

– Nuôi con bằng sữa mẹ.

– Tiêm chủng mở rộng.

– Kế hoạch gia đình.

– Giáo dục kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ.

– Cung cấp thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em.

* Thực hiện 7 ưu tiên trên để giải quyết các vấn đề sau:

– Giải quyết các bệnh có tỷ lệ tử vong cao: suy dinh dưỡng, tiêu chảy, các bệnh truyền nhiễm, các bệnh đường hô hấp.

– Bảo vệ bà mẹ và trẻ em bằng các biện pháp:

+ Kế hoạch hóa gia đình.

+ Nâng cao hiểu biết cho bà mẹ về cách nuôi con, vệ sinh dinh dưỡng.

+ Ưu tiên thực phẩm cho bà mẹ, trẻ em.

Biểu đồ tăng trưởng là nội dung ưu tiên hàng đầu, là biện pháp chủ yếu để theo dõi, phát hiện, phòng chống và thanh toán bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Việc theo dõi bắt đầu từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ bằng cách theo dõi cân nặng của bà mẹ mang thai.

. 3 tháng đầu, người mẹ phải tăng được 1kg.

. 3 tháng giữa, người mẹ phải tăng được 4 – 5kg.

. 3 tháng cuối, người mẹ phải tăng được 5 – 6kg.

. Trong 9 tháng mang thai, người mẹ phải tăng được trên 12kg.

Câu hỏi ôn tập

  1. Phân tích nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu theo tuyên ngôn Alma Ata 1978?
  2. Trình bày 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam? Phân tích nội dung nào là quan trọng nhất?
  3. Nêu định nghĩa chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Hội nghị Alma Ata ngày 12/09/1978 và các yếu tố chi phối sức khỏe?

ThS. BS CKII Đặng Thị Lan Anh

Bộ môn Điều dưỡng, BVQY 103

Video liên quan

Chủ Đề