P e thấp nên mua vì sao

 P/E hay Price [Thị giá]/ Earning Per Share [Thu nhập trên mỗi cổ phần] là tỷ số quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Có nhiều cách để hiểu về P/E, theo đúng công thức thì có nghĩa giá cổ phiếu hiện tại cao gấp bao nhiêu lần thu nhập từ cổ phiếu đó, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập doanh nghiệp tạo ra là bao nhiêu, cụ thể hơn thể hơn là sau bao năm đầu tư thì có thể hoàn vốn từ lợi nhuận công ty.

Những cách hiểu trên đúng về công thức, tuy vậy sẽ gặp vấn đề nếu doanh nghiệp lỗ, EPS âm thì P/E là bao nhiêu? Rõ ràng nếu một doanh nghiệp thua lỗ thì chúng ta chẳng thể biết đến khi nào mới có thể hoàn vốn đầu tư. Do đó, P/E có thể hiểu theo nghĩa đơn giản là cho biết kỳ vọng của nhà đầu tư vào công ty.

Nếu so sánh 2 doanh nghiệp cùng ngành, nhà đầu tư bỏ tiền mua cổ phiếu của công ty có mức P/E cao hơn có nghĩa là họ kỳ vọng mức sinh lời tốt hơn ở công ty này. Hoặc chỉ đơn giản, công ty còn lại đang bị kỳ vọng thấp hơn.

P/E có nói lên cổ phiếu rẻ hay đắt?

Có rất nhiều lý do để một công ty có mức P/E thấp trong một thời điểm nhất định. Có thể bởi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước, khi đó phần E [Earnings] sẽ tăng lên dẫn tới P/E thấp. Trong trường hợp này có thể nói cổ phiếu đang được định giá thấp và là cơ hội cho nhà đầu tư mua vào cổ phiếu.

Tuy nhiên, P/E cũng có thể thấp do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường [thanh lý tài sản, bán công ty con, nhượng quyền sở hữu đất đai hoặc công nghệ…], những khoản lợi nhuận không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty và không có tính lặp lại trong tương lai. Hoặc cũng có thể công ty có P/E thấp là do cổ đông hiện hữu của họ không còn thấy khả năng phát triển của công ty, nên tiến hành bán chốt lời khiến giá cổ phiếu giảm. Những trường hợp này P/E thấp có thể kéo dài, nhưng có lẽ cổ phiếu đó không phải rẻ bởi triển vọng phát triển không sáng.

Ngược lại, chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẵn sàng trả một mức "premium" cho những doanh nghiệp hàng đầu. Và thường những doanh nghiệp này có chỉ số P/E rất cao.

Ví dụ tiêu biểu nhất có lẽ phải nói đến cổ phiếu Amazon của vị tỷ phú giàu nhất hành tinh Jeff Bezos. Công ty này chưa từng trả 1 đồng cổ tức cho cổ đông từ khi niêm yết và có mức P/E luôn ở trên mức 200 trong khi sàn Nasdaq nơi công ty này niêm yết chỉ có mức P/E xấp xỉ 25 lần.

P/E cao không chỉ là là câu chuyện của riêng Amazon, hầu hết những cổ phiếu công nghệ hàng đầu đều có mức P/E trên 50, cho nên việc lấy mức P/E của thị trường áp đặt lên P/E của từng cổ phiếu hay thậm chí từng ngành đôi khi cũng không chính xác.

Một vấn đề của phương pháp đánh giá P/E là không thể áp dụng đối với những công ty có lợi nhuận âm. Khi đó nhà đầu tư chỉ có thể "xuống tiền" nhờ vào việc đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp trong dài hạn. Ví dụ điển hình nhất là công ty Tesla của tỷ phú Elon Musk. Công ty này chưa từng báo lãi, thậm chí công ty báo mức lỗ Q1/2018 ở mức kỉ với con số gần 800 triệu USD. Các nhà đầu tư chiến lược, quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn tiếp tục rót vốn để Tesla ở "thì tương lai".

Câu chuyện tương tự tại thị trường Việt Nam, khi công ty thương mại điện tử Tiki liên tục báo lỗ nhưng vẫn được các nhà đầu tư định giá cao. Năm 2017, Tiki ghi nhận mức lỗ 282 tỷ đồng. Trước đó, năm 2016 công ty cổ phần VNG- Vinagame định giá startup này có ở mức 1.000 [45 triệu USD] tỷ đồng nên đã đầu tư 17 triệu USD đổi lấy 38% cổ phần của Tiki. Tuy làm ăn chưa có lãi, nhưng gần đây JD.com- công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 của Trung Quốc đã "bơm" 44 triệu USD để sở hữu 22% cổ phần của Tiki.

Ngoài ra, P/E đắt hay rẻ còn phụ thuộc vào khẩu vị của nhà đầu tư. Nhóm ngành thép trên TTCK Việt Nam có P/E không cao, ngay cả doanh nghiệp đầu ngành là HPG cũng chỉ có P/E chưa đến 10, kém xa P/E thị trường chung là 19. Ngược lại, nhóm bán lẻ lại khá hấp dẫn và P/E các doanh nghiệp đầu ngành như PNJ thậm chí lên tới 24 nhưng nhà đầu tư vẫn sẵn sàng trả giá cao để sở hữu. Như vậy, khó có thể nói P/E là đắt hay rẻ mà chỉ đơn giản là phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư với doanh nghiệp.

Sử dụng phương pháp P/E sao cho hiệu quả?

Phương pháp P/E chỉ nên áp dụng đối với những doanh nghiệp cùng ngành, và nhà đầu tư cần loại trừ những khoản thu nhập bất thường để tăng tính chính xác của việc định giá. Về mặt lý thuyết, nhà đầu tư nên lấy trung bình tỷ lệ P/E trong khoảng thời gian vài năm để xây dựng một tỷ lệ P/E tiêu chuẩn và sử dụng trong quá trình ra quyết định.

Thậm chí ngay cả khi so sánh P/E của 2 doanh nghiệp cùng ngành vẫn có những vấn đề mà phương pháp này chưa thể giải đáp. Giả dụ công ty A và B là 2 công ty cùng ngành, có cùng mức EPS, và có cùng mức giá ở trên thị trường vậy thì việc mua cổ phiếu của công ty A hay công ty B cũng không có sự khác biệt?

Nhà đầu tư cần xem xét đến cơ cấu vốn của 2 công ty để biết được nên đầu tư vào đâu. Giả dụ Công ty A sử dụng nợ vay nhiều hơn, đồng nghĩa với việc họ phải trả chi phí tài chính nhiều hơn, mà vẫn mang lại cùng một mức lợi nhuận. Điều đó cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty A là tốt hơn, và dĩ nhiên nhà đầu tư nên bỏ tiền vào công ty A thay vì công ty B.

Do vậy nhà đầu tư sử dụng phương pháp P/E cũng cần linh hoạt trong cách sử dụng, không nên áp đặt một cách khiên cưỡng khi so sánh các công ty khác ngành nghề, hay so sánh công ty với thị trường chung. Nhà đầu tư khó có thể so sánh các doanh nghiệp khi không thể đưa về cùng một hệ quy chiếu. Cũng như khi chọn mua nhà, giá cả của mỗi khu đất có thể tùy thuộc vào diện tích đất sử dụng, có gần những dịch vụ cơ bản [bệnh viện, trường học, công viên] hay không, có tiềm năng tăng giá hay không; hay đôi khi chỉ là hàng xóm xung quanh có tốt hay không?  
Theo Bảo An - ttvn-vn
Ban Biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá Bộ Tài chính

Phóng to
Chỉ số P/E không phải là yếu tố duy nhất để quyết định mua hay không mua một loại cổ phiếu nào đó - Ảnh: Việt Tuấn - Thời báo kinh tế VN
Vào những ngày cuối năm 2006, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM nhận xét: “Chỉ số P/E bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang là 38,18 lần. So sánh với mức trung bình của các thị trường khác, P/E chỉ dao động từ 10-17 lần”.

Sau tuyên bố này, giá cổ phiếu giảm mạnh. Vậy chỉ số P/E là gì, bao nhiêu là vừa?

P/E [Price/Earnings Ratio] là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu trên thu nhập của nó. Thông thường người ta dùng thu nhập của cổ phiếu trong bốn quí trước đó để tính. Ví dụ P/E của Vinamilk đầu tuần trước là 33,41; của FPT là 62,82, của REE là 27,43...

Ý nghĩa đầu tiên của chỉ số này là biểu hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng thu được từ cổ phiếu đó. Một P/E 30 có nghĩa nhà đầu tư chịu bỏ ra 30 đồng để nhận được 1 đồng từ cổ phiếu này. Tuy nhiên, P/E thường phản ánh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng của cổ phiếu hơn là kết quả làm ăn đã qua.

Người ta so sánh P/E của các công ty cùng ngành; nếu chỉ số P/E của một công ty cao hơn mức bình quân, có nghĩa thị trường kỳ vọng công ty này sẽ ăn nên làm ra trong thời gian tới. Công ty có chỉ số P/E cao chắc chắn phải có lợi nhuận tương lai cao như kỳ vọng, nếu không thị trường sẽ tự điều chỉnh, giá cổ phiếu giảm cho đúng với thực tế.

Một ví dụ điển hình là Microsoft. Cách đây nhiều năm, khi Microsoft trên đường vươn lên ngôi bá chủ thị trường với những sản phẩm độc quyền, thị phần tăng vọt thì P/E của nó lên đến 100. Nay, khi Microsoft đã trở thành công ty hàng đầu, mức tăng trưởng khó lòng duy trì như xưa thì P/E giảm dần - tháng 6-2002 còn 43 và đến đầu tuần trước xuống còn 23,69.

Trong khi đó P/E của Google vẫn còn cao, đến 61,87. Chú ý, ở thị trường các nước, người ta phân biệt rõ hai loại P/E: loại lấy thu nhập bốn quí trước đó [gọi là trailing P/E] và loại dự báo thu nhập bốn quí tiếp theo [gọi là forward P/E] - trong trường hợp của Google, trailing P/E cao vậy chứ forward P/E giảm còn 35,33 mà thôi.

Vì thế, thật khó nói P/E của một công ty là cao hay thấp, nếu không tính đến hai yếu tố:

- Công ty phát triển nhanh hay không [nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà P/E vẫn cao ngất ngưởng, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao];

- Chỉ số của ngành ra sao [so sánh P/E của một công ty điện lực với P/E của công ty kỹ thuật cao là điều vô nghĩa].

Ví dụ, P/E của các hãng hàng không hiện nay là 0 vì đa phần đang lỗ; của ngành xây dựng dân dụng chỉ là 5,7; của ngành sản xuất đồng là 8,7 nhưng của ngành sản xuất bạc lên đến 107,6 và của ngành dịch vụ nghiên cứu cao chót vót tận 687,1 [số liệu ở thị trường Mỹ].

Chỉ số P/E vì thế không phải là yếu tố duy nhất để quyết định mua hay không mua một loại cổ phiếu nào đó. P/E thấp có thể vì công ty này sắp gặp khó khăn, cổ phiếu không ai mua; công ty có thể chế biến sổ sách để giảm P/E bằng cách nâng thu nhập của cổ phiếu; lạm phát cao cũng làm giảm chỉ số này.

P/E chỉ nên dùng để tham khảo, sau khi đối chiếu với các công ty cùng ngành nghề và theo dõi xu hướng dài hạn dựa trên con số P/E trong một thời gian dài.

Bạn muốn là một nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa biết bắt đầu nghiên cứu về thị trường đang rất sôi động này từ đâu. Mời bạn gửi câu hỏi về cho mục Tìm hiểu về đầu tư chứng khoán.

Tuổi Trẻ Online sẽ kết hợp với các chuyên gia của trường ĐH Kinh tế TP.HCM giải đáp các thắc mắc cũng như cung cấp các kiến thức thường thức về chứng khoán.

Chuyên mục cũng sẽ giới thiệu các bài báo về phân tích thị trường, tình hình biến động, gợi ý đầu tư, các bài viết về kinh nghiệm của các nhà đầu tư chứng khoán, kinh nghiệm chọn lựa cổ phiếu và dự đoán giá cả các cổ phiếu.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ unicode].

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn

Video liên quan

Chủ Đề