Nước trà để tủ lạnh được bao lâu

Nhiều người pha nước chè nhiều, khi không uống hết, tiếc rẻ liền để vào tủ lạnh để bảo quản. Tuy nhiên, theo chuyên gia, không nên bảo quản nước chè trong tủ lạnh.

Không nên bảo quản nước chè trong tủ lạnh. Nước chè nguội uống không có hương và vị.

Hỏi: Nước chè pha không uống hết có thể bảo quản trong tủ lạnh không?

Nguyễn Hải Anh [Hà Nội]

GS.TS Nguyễn Ngọc Kính, Hội Khoa học & Công nghệ Chè Việt Nam: Nước chè để lâu cũng có thể bị vi khuẩn tấn công, bị “thiu”. Việc bảo quản nước chè trong tủ lạnh đúng là giúp nước chè tránh bị vi khuẩn tấn công.

Tuy nhiên, với nước chè, chúng ta thường không uống theo kiểu giải khát mà uống theo kiểu thưởng thức hương thơm và mùi vị đặc trưng của chè. Điều đáng nói, hương vị của chè chỉ được phát huy khi chúng ta uống nóng.

Khi uống nóng, hương vị, thậm chí là những thành phần có ích trong lá chè mới phát huy được tác dụng. Tốt nhất với nước chè, bạn chỉ nên pha một lượng vừa đủ, uống hết thì “chêm” thêm hai ba lượt nước mới.

Với chè xanh [đun lá uống] cũng vậy, bạn ước lượng sao cho ủ một ấm chè uống hết trong ngày là vừa. Uống không hết bạn cũng nên đổ đi vì uống nguội cũng mất ngon.

Nhiều người hay thắc mắc rằng tại sao khi pha trà lúc đầu nước trà rất xanh, thơm ngon nhưng để ngoài không khí một thời gian màu nước lại chuyển sang màu đỏ gây mất cảm tình. Hay có những người hỏi rằng tại sao khi trà mới mua về uống thời gian đầu rất ngon nhưng để lâu thì không còn ngon như ban đầu nữa, liệu có phải nhà sản xuất đã trộn trà kém chất lượng ở dưới gói trà hay không? Nhiều người cứ đổ lỗi cho rằng do trà chất lượng kém và đổ lỗi cho người bán hàng nhưng thực chất không phải như vậy. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao và cách khắc phục như thế nào nhé!

Theo phương diện khoa học các đặc tính lý hóa của Trà nói chung chứa nhiều chất có tính chống oxi hóa, đại diện là họ catechin, chúng có đặc tính bắt lấy các gốc tự do, làm tắt khả năng oxi hóa theo cơ chế gốc tự do vốn xảy ra rất phổ biến trong các loại dầu, mỡ, và trong cơ thể sống [một phần nguyên nhân của hiện tượng lão hóa theo thời gian].
Họ catechin bao gồm các chất: gallocatechin[GC]; epigallocatechin [EGC]; epicatechin[EC]; epigallocatechin gallate[EGCG]; gallocatechin gallate[GCG]; epicatechin gallate[ECG]; catechin gallate[CG]; gallic acid[GA], và các đồng phân quang học của chúng.

Một điều đặc biệt là các chất họ catechin bị thay đổi cấu trúc, hoạt tính dưới tác dụng của nhiệt độ, và các yếu tố môi trường. Vì thế, việc chúng tồn tại ở dạng nào trong thức uống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào cách mà ta chế biến chẳng hạn như: nhiệt độ của nước dùng pha chè, loại nước[thành phần các chất hòa tan trong nước] mà ta dùng, điều kiện khí hậu,…

Trong trà thì các dạng gallate có hàm lượng nhiều nhất, và cũng ít bị biến đổi hơn các dạng khác trong quá trình chế biến do tác dụng nhiệt. Còn các dạng [+]-catechin và [-]-epicatechin sẽ có khá ít trong các loại trà sau khi pha, mặc dù đó là hai dạng có hoạt tính chống oxi hóa mà theo một số nghiên cứu là mạnh nhất trong nhóm các catechin vừa kể.
Ví dụ như: khi tăng nhiệt độ dùng để pha trà thì lượng [+]-catechin và [-]-epicatechin sẽ giảm khi đó chúng sẽ chuyển sang các dạng có ít hoạt tính hơn như EGCG, GCG,… hoặc khi để lâu ngoài không khí thì nước trà lúc đầu có màu vàng nhạt [màu sắc tùy thuộc vào từng loại trà] sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm.

Đồng thời với quá trình đó là sự biến đổi dạng của các catechin có trong nước trà. Một số nghiên cứu cho thấy rằng pha chè ở nhiệt độ nước từ 75 đến 90 độ C là tốt nhất vì lúc đó nước chè giữ lại được nhiều nhất những dạng catechin có hoạt tính mạnh, hơn nữa sau khi pha xong thì nên dùng ngay khi nước trà còn đang nóng, với các loại nước có nhiều muối khoáng thì các catechin có hoạt tính mạnh cũng giảm đi đáng kể.

Như vậy nôm na chúng ta có thể hiểu rằng trường hợp 1 là trà khi để lâu ở ngoài không khí sẽ bị oxi hóa, đặc biệt khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ dẫn đến màu nước chuyển dần từ xanh sang vàng và đỏ thẫm theo thời gian, càng để lâu thì nước càng đậm màu. Trường hợp 2 là nhiều người thường có thói quen pha trà và ngâm trà trong ấm để uống dần cả buổi hoặc cả ngày, việc ngâm trà trong ấm sẽ khiến trà bị chín nẫu, mùi vị nồng và đỏ nước. Điều kị nhất khi pha trà là không được ngâm nước trà trong ấm mà khi hãm trà xong phải rót hết nước ra tống ngay để tránh làm mất hương vị thơm ngon vốn có của trà. Đây là phản ứng hoàn toàn tự nhiên của trà xanh nguyên chất. Có khách nói rằng trà họ mua pha ra nước xanh để từ sáng tới chiều hoặc thậm chí để sang tận hôm sau nữa vẫn xanh ngon thì quý vị cần phải lưu ý không dùng loại trà như vậy. Trà để mấy ngày mà nước vẫn xanh ngon thì cũng giống như sợi bún để 2 3 ngày không bị thiu chua vậy, điều đó chắc ai cũng có thể tự hiểu được vì sao.

Đối với trường hợp khách hàng thắc mắc khi trà mới đầu mua về uống ngon nhưng càng về sau thì chè càng kém đi. Việc này chính là cách chúng ta bảo quản trà không được tốt, trà khô có tính hút ẩm, hút mùi rất cao chính vì vậy khi sản xuất đã được đóng gói hút chân không để bảo quản trà được tốt nhất. Khi hút chân không thì không khí sẽ được rút ra hết khỏi túi trà, trà không tiếp xúc được với không khí nên sẽ không diễn ra quá trình oxi hóa và giữ được chất lượng trà tốt nhất. Nhưng khi chúng ta cắt gói ra uống nhiều người thường chỉ dùng dây nịt buộc trực tiếp luôn vào gói trà đã cắt, việc bảo quản tạm bợ như vậy khiến trà để 1 thời gian khi đã tiếp xúc lâu với không khí sẽ dần bị mất hương thơm, bị ẩm trà, đặc biệt bị oxi hóa nên càng về sau trà sẽ bị mất đi hương vị thơm ngon vốn có của nó. Điều đó dẫn đến việc trà khi cắt ra uống để lâu pha nước sẽ bị đỏ, mất hương thơm và vị cũng kém hơn nhiều so với trà mới mua về thì bao giờ những ấm trà đầu tiên cũng thơm ngon hơn.

Mộc An Trà khuyên quý vị khi cắt gói Trà ra uống thì nên dùng hết trong 2-3 tuần là tốt nhất, khi đã cắt gói uống thì không nên để quá 1 tháng. Đối với những gói trà còn chân không thì chúng ta có thể bảo quản lên đến 1-2 năm vẫn tốt. Vì vậy hãy tùy vào lượng người uống mà chúng ta lựa chọn quy cách đóng gói cho phù hợp. Ví dụ nếu 1 mình uống trà lâu hết thì chúng ta nên chọn loại đóng gói nhỏ chỉ 100gam 200gam 1 gói thôi để tiện dùng và bảo quản. Nếu đông người uống nhanh hết trà thì chúng ta chọn gói 500gam 1 gói sẽ tiện lợi hơn. Khi gói trà đã cắt ra uống quý vị lưu ý buộc thật kín túi và nếu có hũ đựng trà loại tốt, kín khí thì chúng ta đổ vào hũ đựng trà bảo quản [ lưu ý hũ không được có mùi lạ khác]. Nếu không có hũ đựng trà thì chúng ta đựng cả gói trà đã buộc vào 1 lớp túi nữa [ có thể dùng túi đựng thực phẩm loại mỏng mềm có sẵn trong mỗi căn bếp của chúng ta] buộc thêm 1 lần nữa cho thật kín rồi cất nơi khô ráo, thoáng mát, không được cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào trà. Vì loại túi dùng để đóng gói hút chân không là loại túi 2 lớp bên trong có tráng bạc, túi cứng và dầy nên khi chúng ta chỉ buộc dây nịt tạm bợ túi trà sẽ không được kín khí, do đó nên chúng ta có thể đựng thêm vào 1 lớp túi mỏng mềm nữa và buộc thắt nút lại nhé.

Trên đây là một số chia sẽ của Mộc An Trà tới quý vị để chúng ta có thể nắm bắt thêm thông tin về trà cũng như quy trình pha chế và cách bảo quản trà làm sao được tốt nhất, luôn luôn đem lại giá trị trên mỗi chén trà cho quý vị.

Trong uống trà, chắc hẳn chúng ta từng nghe qua khuyến cáo “không nên uống trà qua đêm”, nhưng trà đóng chai bán trên thị trường thì thực chất cũng là trà để qua đêm, đó cũng là sản phẩm chiết xuất từ lá trà sau đó qua gia công chế biến mà thành, tại sao chúng ta có thể yên tâm để uống? Thực tế, tất cả điều này liên quan đến axit tannin trong lá trà.

Giống như trà pha theo truyền thống, trà lá để qua đêm cũng tiết nhiều axit tannic, và trong nhiều trường hợp có thể có nhiều vi khuẩn [Ảnh: Fotolia]

Lý do không nên uống trà để qua đêm

Axit tannic là một loại polyphenol, trà khi ngâm trong nước nóng sẽ liên tục tiết ra axit tannic, còn axit tannic có thể làm ngưng kết protein, cùng với axit trong dạ dày kết tủa trong dạ dày gây cản trở sự hấp thụ chất sắt, dễ làm thương tổn niêm mạc dạ dày; vấn đề nữa là khi trà được ngâm quá lâu sẽ tiết quá nhiều axit tannic và caffeine, làm cho mùi vị trà đắng chát khó uống; do đó mới có lời khuyên không nên uống trà qua đêm. Ngoài ra trà để qua đêm do đa phần được để ở nhiệt độ phòng, có thể làm vi sinh vật phát triển mạnh hoặc bị bụi bẩn, vì vậy không nên uống.

Tại sao trà đóng chai lại không có vấn đề này? Vì trong quá trình sản xuất trà đóng chai, sau khi chiết xuất lá trà thành nước trà thì lá trà cũng không còn nữa, do đó sẽ không còn lá trà để mà tiết ra axit tannic. Ngoài ra việc bình trà trước khi niêm phong đã được khử trùng khiến sản phẩm ở trong trạng thái vô trùng, không còn vấn đề sinh sản vi khuẩn.

Tuy nhiên cũng có nhiều người băn khoăn khi uống trà đóng chai nếu không uống hết thì để qua đêm rồi uống tiếp được không? Mặc dù bình chứa trà trong quá trình sản xuất sẽ được tiệt trùng, nhưng một khi bình được mở ra, tiếp xúc với không khí có thể sẽ bị nhiễm vi khuẩn, và trong thực tế thì miệng của chúng ta cũng đầy các loại vi khuẩn, nếu miệng chúng ta uống trực tiếp vào chai thì vi khuẩn có thể trực tiếp phát tán vào trà.

Do đó kiến nghị sau khi mở bình trà thì hãy uống hết trà trong vòng 1-2 tiếng, còn trong trường hợp uống không hết để trong tủ lạnh, nếu ngày hôm sau có uống thì trước khi uống hãy quan sát xem nếu trà có nổi bong bóng, vẩn đục hoặc có mùi khác lạ thì không nên uống nữa.

Nhưng khi trà để qua đêm còn tốt thì có thể là vị thuốc hay

Trà pha theo kiểu truyền thống khi để qua đêm sẽ tiết một lượng lớn axit tannic, đồng thời nhiều khả năng cũng sinh sôi rất nhiều vi khuẩn, vì thế không nên uống; nhưng trà đóng chai thì trong quá trình sản xuất đã không còn lá trà nữa, cùng với việc được vô trùng trước khi đóng chai nên không còn hai vấn đề trên.

Chúng ta thường nghe khuyến cáo không uống trà để qua đêm, trong đó có lẽ nghe quen nhất có lẽ là uống trà để qua đêm sẽ bị ung thư, trên thực tế lập luận này là không có cơ sở khoa học. Sở dĩ trà để qua đêm khó dùng là do trong khoảng thời gian dài đó trà đã bị mất quá nhiều vitamin. Tuy nhiên, trà qua đêm mà không bị biến chất sẽ có những lợi ích y tế riêng của nó.

1. Chống oxy hóa và ung thư

Nước trà để thời gian dài sẽ biến thành màu nâu đỏ, đó là màu do polyphenol trong trà biến thành sắc tố trà màu nâu đỏ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng polyphenol trong trà và sắc tố trà có tác dụng chống ung thư và chống oxy hóa mạnh.

2. Cầm máu

Trà qua đêm giàu axit giúp ngăn ngừa chảy máu mao mạch. Người bị viêm khoang miệng, lở lưỡi, mẩn ngứa, chảy máu nướu răng đều có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng nước trà qua đêm. Vết thương mưng mủ, chảy máu ngoài da có thể dùng trà qua đêm rửa.

3. Cải thiện thị lực

Vì polyphenol trong trà qua đêm có tác dụng khử trùng chống viêm, nếu bị đau mắt có thể dùng trà qua đêm rửa vài lần trong ngày.

Dùng nước trà qua đêm ấm để gội đầu hoặc tắm, chất flo trong trà sẽ nhanh chóng làm giảm ngứa, giúp chữa trị mẩn ngứa.

5. Mọc tóc

Dùng trà qua đêm để gội đầu, giúp loại bỏ gàu. Nếu lông mày quá thưa thớt, hàng ngày có thể chải lông mày bằng trà qua đêm, dần dần lông mày sẽ dày và bóng sáng lên.

6. Làm sạch răng, chắc răng

Flo trong trà và men răng sau khi vôi hóa sẽ làm tăng sức đề kháng với các chất có tính axit, giúp hạn chế sâu răng; flo cũng loại bỏ mảng bám khuẩn răng, tốt nhất là sau bữa ăn vài phút hãy súc miệng bằng nước trà.

7. Khử hôi miệng

Trong trà có chứa thành phần dạng tinh dầu, có mùi thơm, trước hoặc sau khi đánh răng buổi sáng có thể súc miệng vài lần bằng trà qua đêm sẽ mang lại hơi thở thơm tho hơn, thường xuyên súc miệng bằng trà qua đêm sẽ loại bỏ được chứng hôi miệng.

8. Chống nắng

Da bị cháy nắng vì ánh nắng mặt trời hãy lau nhẹ nhàng bằng khăn bông được nhúng nước trà qua đêm. Bởi vì axit citric có tác dụng làm căng da, các hợp chất flavonoid trong trà cũng có tác dụng chống bức xạ.

9. Khử tanh và vị béo ngậy

Trà qua đêm cũng có tác dụng khử mùi tanh và vị béo ngậy vì dầu mỡ, sau khi ăn tôm hay cua có thể rửa tay bằng trà để loại bỏ vị hôi tanh.

10. Nhuận tràng

Vào sáng sớm sau khi thức dậy uống một tách trà lạnh để qua đêm có công dụng nhuận tràng, tỉnh táo, giảm béo.

11. Trị phù chân

Trong trà qua đêm có chất có tác dụng điều trị phù chân.

Thanh Xuân

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề