Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới trong lĩnh vực nông nghiệp là

Bởi Pham, T.T., Hoang, T.L., Nguyen, D.T., Dao, T.L.C., Ngo, H.C., Pham, V.H.

Giới thiệu về cuốn sách này

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm chính sách kinh tế
  • 2. Chính sách kinh tế trong Hiến pháp năm 2013

1. Khái niệm chính sách kinh tế

Từ hai khái niệm trên đây có thể suy ra chính sách kinh tế là kế hoạch hành động nhằm sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu thụ hàng hóa, của cải trong xã hội hay hiểu một cách đơn giản hơn, chính sách kinh tế là chính sách tạo ra của cải làm giàu cho xã hội. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011 đã xác định Chính sách kinh tế của nước ta từ nay đến giữa thế kỉ XXI là phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách kinh tế được Đảng xác định là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.

Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân định rõ quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát hiển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Chính sách kinh tế trong Hiến pháp năm 2013

Thể chế hóa đường lối phát triển kinh tế của Đảng thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011, Điều 50 Hiến pháp năm 2013 đã quy định:

“Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tể, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Chính sách phát triển kinh tế đã được Hiến pháp năm 2013 xác định:

“Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” [khoản 1 Điều 51].

Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật [khoản 2 Điều 51]. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa [khoản 3 Điều 51]. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân [Điều 52]. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật [khoản 1 Điều 55]. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán và do luật định [khoản 2 Điều 55]. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước [Điều 56].

Hiến pháp năm 2013 đặc biệt quan tâm đến chính sách đất đai. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý [Điều 53]. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật [khoản 1 Điều 54]. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ [khoản 2 Điều 54]. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật [khoản 3 Điều 54]. Nhà nước trưng dụng đất trong trường họp thật cần thiết do luật dịnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai [khoản 4 Điều 54].

Nếu Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 dành hẳn 1 chương cho chế độ kinh tế [với 22 điều trong Hiến pháp năm 1980 và 15 điều trong Hiến pháp năm 1992] thì Hiến pháp năm 2013 chỉ dành 7 điều và quy định chung cùng với các lĩnh vực khác trong một chương: “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường”. Việc không quy định một cách chi tiết chế độ kinh tế trong Hiến pháp như hai Hiến pháp trước đây là kết quả của việc học tập kinh nghiệm nước ngoài trong việc quy định về chính sách kinh tế. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước và thường có hiệu lực trong một khoảng thời gian dài [ví dụ, Hiến pháp Hoa Kỳ đã tồn tại gần 230 năm]. Chế độ kinh tế thường là yếu tố thường xuyên biến động, do trình độ khoa học, kĩ thuật và công nghệ ngày càng phát triển thì cách thức sản xuất, cơ cấu kinh tế, tỉ trọng các thành phần kinh tế cũng có thể thay đổi theo. Vì vậy các nước trên thế giới thường không quy định một cách chi tiết về chế độ kinh tế để tránh tình trạng phải thường xuyên sửa đổi Hiến pháp.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Bài này về Chính sách kinh tế mới của Nga. Về các chính sách kinh tế mới khác, xem Chính sách kinh tế mới.

Chính sách kinh tế mới [NEP][tiếng Nga: но́вая экономи́ческая поли́тика [НЭП], chuyển tự. nóvaya ekonomícheskaya polítika] [tiếng Anh: New Economic Policy] là một chính sách kinh tế của Liên Xô được đề xuất bởi Vladimir Lenin năm 1921 như một biện pháp tạm thời. Lenin đã miêu tả NEP vào năm 1922 như là một hệ thống kinh tế mà có thể bao gồm "một thị trường tự do và chủ nghĩa tư bản, cả hai đối tượng đều thuộc sự quản lý của nhà nước", trong khi những doanh nghiệp xã hội hóa nhà nước sẽ hoạt động trên "một cơ sở lợi nhuận".[1]

NEP đã đưa ra một chính sách kinh tế thị trường định hướng hơn [được coi là cần thiết sau Nội chiến Nga từ 1918 tới 1922] để thúc đẩy nền kinh tế đất nước, thứ đã bị thiệt hại nặng nề từ 1915. Chính phủ đã hủy bỏ một phần việc quốc hữu hóa hoàn toàn ngành công nghiệp [đã chính thức hóa trong thời kỳ 1918 tới 1921] và được trình ra một hệ thống kinh tế hỗn hợp, thứ mà cho phép các cá nhân sở hữu những doanh nghiệp nhỏ,[2] trong khi quốc gia tiếp tục quản lý ngân hàng, thương mại quốc tế, và công nghiệp nặng.[3] Ngoài ra, NEP thủ tiêu prodrazvyorstka [cưỡng bức trưng dụng lúa mì] và trình ra prodnalog: một sắc thuế đánh lên những người nông dân, có thể trả theo hình thức của sản phẩm thô nông nghiệp.[2][4] Chính phủ Bolshevik đã chấp nhận NEP trong Đại hội 10 của Đảng Cộng sản toàn Nga [tháng 3 năm 1921] và đã ban bố nó bằng một sắc lệnh vào 21 tháng 3 năm 1921:"Bàn về Sự thay thế của Prodrazvyorstka bằng Prodnalog". Những sắc lệnh thêm nữa nhằm cải tiến chính sách. Những chính sách khác bao gồm Cải cách tiền tệ [1922-1924] [Liên Xô] và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Chính sách NEP đã tạo ra một nhóm người mới được gọi là NEPmen [nhà giàu mới]. Joseph Stalin đã từ bỏ NEP năm 1928 với chính sách Bước ngoặt vĩ đại.

Mục lục

  • 1 Nguồn gốc
  • 2 Nội dung
  • 3 Bất đồng
  • 4 Kết quả
  • 5 Kết thúc
  • 6 Ảnh hưởng
  • 7 Tham khảo
  • 8 Đọc thêm
  • 9 Liên kết ngoài

Nguồn gốcSửa đổi

Vào tháng 11 năm 1917, những người Bolsheviks [Tiếng Việt: Bô-sê-vích] đã chiếm những trung tâm then chốt ở Nga. Điều đó dẫn tới Nội chiến Nga từ năm 1917 tới 1922, cuộc chiến giữa những người Bolsheviks và đồng minh của họ chống lại Bạch vệ và những lực lượng khác. Trong suốt thời gian nội chiến người Bolseviks điều hành nền kinh tế Nga hoàn toàn bằng sắc lệnh để áp dụng chính sách Cộng sản thời chiến. Nông dân và công nhân nhà máy sản xuất theo những mệnh lệnh của chính phủ, và lương thực, hàng hóa bị tịch thu và được phân phối bằng sắc lệnh.[5] Chính sách này có thể giúp chính quyền Bolshevik vượt qua một vài khó khăn ban đầu nhưng nó sớm gây ra sự đổ vỡ kinh tế và khó khăn. Những người sản xuất không được đền bù trực tiếp cho sức lao động của họ thường ngừng hoạt động, dẫn đến tình trạng thiếu hụt trên diện rộng. Kết hợp với sự tàn phá của chiến tranh, đây là những khó khăn lớn đối với người dân Nga và làm giảm sự ủng hộ của dân chúng đối với những người Bolshevik.

Tại thời điểm cuối của Nội chiến, Bolsheviks đã kiểm soát những thành phố của Nga, nhưng 80% dân Nga là bần nông.[6] Mặc dù hầu hết tất cả các cuộc chiến đã xảy ra bên ngoài những khu vực đô thị, dân thành thị đã giảm rất nhiều.[7] Chiến tranh đã gây náo loạn giao thông [đặc biệt đường sắt], và những dịch vụ công cộng. Bệnh tật lây lan, đặc biệt là sốt phát ban. Việc vận chuyển lương thực và chất đốt bằng đường sắt và đường thủy đã giảm đáng kể. Những cư dân thành thị đầu tiên đã trải qua sự thiếu dầu sưởi ấm, sau là than đá, đến khi phải dùng gỗ. Cư dân ở những đô thị phía bắc [bao gồm những thành phố thủ phủ] giảm xuống 24%.[8] Những đô thị phía bắc đã nhận ít lương thực hơn so với những đô thị nông nghiệp phía nam. Riêng Petrograd đã mất 850,000 người, một nửa cư dân thành thị đã giảm xuống trong suốt Nội chiến.[8] Điều kiện đói và nghèo đã khiến người dân rời bỏ các thành phố. Công nhân di cư xuống phía nam để lấy thặng dư của nông dân. Những người di cư gần đây đến các thành phố rời đi vì họ vẫn còn quan hệ với các làng mạc.[7]

Công nhân thành thị đã hình thành nên cốt lõi của sự ủng hộ Bolshevik, vì vậy cuộc di cư đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng. Sản xuất của nhà máy bị chậm lại hoặc tạm dừng nghiêm trọng. Các nhà máy thiếu 30.000 công nhân vào năm 1919. Để tồn tại, cư dân thành phố đã bán các vật dụng có giá trị cá nhân, làm hàng thủ công mỹ nghệ để bán hoặc trao đổi, và trồng các khu vườn. Nhu cầu cấp thiết về thực phẩm đã khiến họ kiếm được 50-60% thực phẩm thông qua hoạt động buôn bán bất hợp pháp. Tình trạng thiếu tiền mặt khiến thị trường chợ đen sử dụng hệ thống hàng đổi hàng không hiệu quả.[9] Hạn hán và băng giá đã dẫn đến nạn đói ở Nga năm 1921, trong đó hàng triệu người chết đói, đặc biệt là ở vùng Volga, và sự ủng hộ của cư dân thành thị đối với đảng Bolshevik bị xói mòn.[10] Khi không có bánh mì đến Moscow năm 1924, công nhân trở nên đói và vỡ mộng. Họ tổ chức các cuộc biểu tình chống lại chính sách khẩu phần đặc quyền của Đảng Bolshevik, trong đó Hồng quân, đảng viên và sinh viên được nhận khẩu phần ăn trước. Cuộc nổi dậy Kronstadt của binh lính và thủy thủ nổ ra vào tháng 3 năm 1921, được thúc đẩy bởi chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa dân túy.[9] Năm 1921, Lenin thay thế chính sách trưng dụng lương thực bằng một loại thuế, báo hiệu sự ra đời của Chính sách Kinh tế Mới.[11]

Nội dungSửa đổi

Reestablishment of a stable currency, the gold-backed chervonets, was an essential policy component of the Soviet state's return to a money-based economy

Các luật đã chấp nhận sự tồn tại chung của các khu vực tư nhân và sở hữu chung, được đưa vào NEP, vốn là một "nền kinh tế hỗn hợp"[12] theo định hướng của nhà nước. Một số loại đầu tư nước ngoài được Liên Xô mong đợi theo NEP, để tài trợ cho các dự án công nghiệp và phát triển cần ngoại hối hoặc công nghệ.[13]

NEP trước hết là một chính sách nông nghiệp mới.[14] Những người Bolshevik xem cuộc sống làng xã truyền thống là bảo thủ và lạc hậu. Với NEP, nhà nước chỉ cho phép tư nhân chiếm đất vì ý tưởng canh tác tập thể đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.[15]

Lenin hiểu rằng điều kiện kinh tế rất tồi tệ, vì vậy ông đã mở cửa thị trường ở mức độ tự do thương mại cao hơn, với hy vọng thúc đẩy dân chúng gia tăng sản xuất. Theo NEP, không chỉ "tài sản tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và lợi nhuận tư nhân được khôi phục phần lớn ở nước Nga của Lenin," mà chế độ của Lenin đã chuyển sang chủ nghĩa tư bản quốc tế để được hỗ trợ, sẵn sàng cung cấp "những nhượng bộ hào phóng cho chủ nghĩa tư bản nước ngoài."[16] Lenin cho rằng để đạt được chủ nghĩa xã hội, ông phải tạo ra "những điều kiện tiên quyết vật chất còn thiếu" của hiện đại hóa và phát triển công nghiệp, khiến nước Nga Xô viết bắt buộc phải "quay trở lại chương trình thị trường có sự giám sát tập trung của chủ nghĩa tư bản nhà nước"[16] Lenin đã tuân theo lời khuyên của Karl Marx rằng một quốc gia trước hết phải đạt đến "sự trưởng thành hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản như là điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa xã hội chủ nghĩa."[17]

Sau này, người ta sử dụng thuật ngữ Chủ nghĩa Marx-Lenin để mô tả cách tiếp cận của Lenin đối với các chính sách kinh tế vốn được coi là ủng hộ việc đưa đất nước theo chủ nghĩa cộng sản.[18] Chính sách mà Lenin sử dụng là chấm dứt việc trưng dụng ngũ cốc và thay vào đó, đặt ra thuế đối với nông dân, do đó cho phép họ giữ và buôn bán một phần sản phẩm của mình [tức sau khi nộp đủ thuế lương thực theo quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa]. Lúc đầu, thuế này được trả bằng hiện vật, nhưng khi tiền tệ trở nên ổn định hơn vào năm 1924, nó đã được chuyển sang thanh toán bằng tiền mặt.[2] Điều này làm tăng động cơ sản xuất của nông dân, và đáp lại sản lượng đã tăng 40% sau hạn hán và nạn đói năm 1921–1922.[19]

Các cải cách kinh tế của NEP nhằm mục đích lùi một bước so với kế hoạch hóa tập trung và cho phép nền kinh tế trở nên độc lập hơn. Cải cách lao động NEP gắn lao động với năng suất, khuyến khích giảm chi phí và tăng gấp đôi nỗ lực của lao động. Công đoàn trở thành tổ chức dân sự độc lập.[2] Cải cách NEP cũng mở ra các vị trí trong chính phủ cho những người lao động có trình độ cao nhất. NEP đã tạo cơ hội cho chính phủ sử dụng các kỹ sư, chuyên gia và trí thức để hạch toán chi phí, mua thiết bị, quy trình hiệu quả, xây dựng đường sắt và quản lý công nghiệp. Một lớp "NEPmen" mới phát triển mạnh. Các thương nhân tư nhân này đã mở các công ty thành thị thuê tới 20 công nhân. NEPmen cũng bao gồm các thợ thủ công thủ công ở nông thôn bán đồ của họ trên thị trường tư nhân.[20]

Tuy nhiên, nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu những lĩnh vực mà Lenin cho là "chỉ đạo tối cao" nền kinh tế: công nghiệp nặng như các lĩnh vực than, thép và luyện kim cùng với các thành phần ngân hàng và tài chính của nền kinh tế.

Bất đồngSửa đổi

Lenin coi NEP là một cuộc rút lui chiến lược khỏi mục tiêu chủ nghĩa xã hội.[21] Ông tin chính sách này có những yếu tố của chủ nghĩa tư bản, nhưng bào chữa bằng cách nhấn mạnh rằng đó là một kiểu khác của chủ nghĩa tư bản, "Chủ nghĩa tư bản nhà nước", giai đoạn cuối của chủ nghĩa tư bản và là bước đệm trước khi chủ nghĩa xã hội phát triển.[15] Trong khi Stalin đã dường như đón nhận với những chính sách thay đổi của Lenin đối với một hệ thống nhà nước tư bản, ông đã phát biểu trong Đại hội Đảng lần thứ Mười Hai vào tháng 4 năm 1923 rằng nó cho phép "phát triển chủ nghĩa dân tộc và tư tưởng phản động..." Ông cũng đã phát biểu rằng trong thời gian gần Hội nghị Trung ương có những phát biểu mà chúng xung khắc với chủ nghĩa cộng sản, tất cả trong số đó về cơ bản được gây ra do NEP. Những phát biểu được thực hiện ngay sau khi Lenin qua đời vì đột quỵ.[22]

Leon Trotsky và Stalin đã bất đồng về cách phát triển nền kinh tế Liên Xô. Trotsky, được các thành viên cấp tiến của Đảng Cộng sản ủng hộ, tin rằng chủ nghĩa xã hội ở Nga sẽ chỉ tồn tại nếu nhà nước kiểm soát việc phân bổ tất cả sản lượng được sản xuất. Trotsky đã tin rằng quốc gia nên thu hồi tất cả sản lượng làm ra để đầu tư vào việc hình thành tư bản. Mặt khác, Stalin đã ủng hộ việc giảm số lượng thành viên Đảng cộng sản và ủng hộ cho một nền kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước. Quan điểm của Stalin đã chiến thắng Trotsky khi ông ta nhận được đa số ủng hộ trong Đảng Cộng sản và lên nắm quyền, sau đó Stalin đã đảo ngược ý kiến của mình về chính sách kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên.[23]

Kết quảSửa đổi

Hiệu ứng chiếc kéo: giá bán sỉ và bán lẻ của của hàng nông nghiệp và công nghiệp ở Liên bang Xô Viết từ tháng 7 năm 1922 tới tháng 11 năm 1923

Sau khi Chính sách Kinh tế Mới được ban hành, sản xuất nông nghiệp đã tăng lên rất nhiều. Để kích thích tăng trưởng kinh tế, nông dân có cơ hội bán một phần cây trồng của họ cho chính phủ để đổi lấy tiền bồi thường. Nông dân bây giờ có quyền lựa chọn bán một số sản phẩm của họ, tạo cho họ động lực kinh tế cá nhân để sản xuất nhiều ngũ cốc hơn.[24] Sự khuyến khích này, cùng với sự tan rã của các điền trang gần như phong kiến, đã giúp sản xuất nông nghiệp vượt qua thời kỳ trước Cách mạng. Ngành nông nghiệp ngày càng phụ thuộc vào các trang trại gia đình nhỏ, trong khi các ngành công nghiệp nặng, ngân hàng và các tổ chức tài chính vẫn do nhà nước sở hữu và điều hành. Điều này đã tạo ra sự mất cân bằng trong nền kinh tế khi ngành nông nghiệp đang phát triển nhanh hơn nhiều so với ngành công nghiệp nặng. Để duy trì thu nhập của họ, các nhà máy đã tăng giá. Do chi phí hàng hóa sản xuất tăng cao, nông dân phải sản xuất nhiều lúa mì hơn để mua những mặt hàng tiêu dùng này, điều này làm tăng nguồn cung và do đó làm giảm giá của những nông sản này. Sự sụt giảm giá hàng hóa nông nghiệp và giá sản phẩm công nghiệp tăng mạnh này được gọi là lạm phát do cầu kéo [do sự giao nhau giữa các biểu đồ của giá cả của hai loại sản phẩm]. Nông dân bắt đầu giữ lại phần thặng dư của họ để chờ giá cao hơn, hoặc bán chúng cho "NEPmen" [thương nhân và người trung gian] để bán lại với giá cao. Nhiều đảng viên Đảng Cộng sản coi đây là một hành vi bóc lột người tiêu dùng thành thị. Để hạ giá hàng tiêu dùng, nhà nước đã thực hiện các biện pháp để giảm lạm phát và ban hành các cải cách về hoạt động nội bộ của các nhà máy. Chính phủ cũng cố định giá, trong một nỗ lực để ngăn chặn hiệu ứng chiếc kéo.[25]

NEP đã thành công trong việc tạo ra sự phục hồi kinh tế sau sự tàn phá của Thế chiến I, Cách mạng Nga và Nội chiến Nga. Đến năm 1925, sau khi NEP của Lenin thực hiện được gần 4 năm, Liên Xô đã diễn ra một "... sự chuyển đổi lớn đã xảy ra về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và tinh thần" Các ngành công nghiệp quy mô nhỏ và nhẹ phần lớn nằm trong tay các doanh nhân tư nhân hoặc hợp tác xã. Đến năm 1928, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã được khôi phục về mức năm 1913 [trước Chiến tranh thế giới thứ nhất].[26]

NEP của Xô viết [1921-29] hầu như là một giai đoạn "thị trường xã hội chủ nghĩa" tương tự như các cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình tại Trung Quốc sau năm 1978 theo đó dự tính trước một vai trò cho những nhà thầu tư nhân và các thị trường bị hạn chế dựa trên thương mại và giá cả hơn là hoàn toàn kế hoạch hoá tập trung. Một điều khá thú vị, trong cuộc gặp đầu tiên vào đầu những năm 1980 giữa Đặng Tiểu Bình và Armand Hammer, một nhà công nghiệp Mỹ và là nhà đầu tư lớn vào Liên bang Xô viết của Lenin, Đặng đã cố tranh thủ được càng nhiều thông tin về NEP càng tốt.[27]

Kết thúcSửa đổi

Cái chết của Lenin vào năm 1924 dẫn đến cuộc đấu tranh giữa các nhóm chính trị về việc duy trì hay từ bỏ NEP.[28] Nhóm đối lập cánh tả trong đảng, dẫn đầu là Trotsky từ lâu đã phản đối NEP vì nhiều lý do ý thức hệ và thực tiễn [hệ thống thị trường đã bắt đầu tạo ra những kết quả xấu theo kiểu chủ nghĩa tư bản: lạm phát, thất nghiệp, và sự nổi lên của tầng lớp giàu có]. Họ thường sử dụng "Cuộc khủng hoảng kéo" trong cuộc đấu tranh tư tưởng với cánh ôn hoà trong đảng [những người ủng hộ NEP], do Nikolai Ivanovich Bukharin lãnh đạo. Ban đầu, Stalin thống nhất với nhóm của Bukharin để đấu tranh với Trotsky. Nhưng cuối cùng ông chuyển sang chống những người ôn hoà, những người ủng hộ NEP sau khi Trotsky phải lưu vong, để củng cố sự kiểm soát của ông ta đối với đảng và nhà nước.[29]

Ảnh hưởngSửa đổi

Pantsov và Levine coi nhiều cải cách kinh tế của Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo bởi Đặng Tiểu Bình hướng tới một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trong suốt những năm thập kỷ 80 đã chịu ảnh hưởng từ NEP "Sẽ được nhắc lại rằng Bản thân Đặng Tiểu Bình đã nghiên cứu chủ nghĩa Mác từ các công trình của các nhà lãnh đạo Bolshevik, những người đã đề xướng NEP. Ông ấy đã rút ra các ý tưởng từ NEP khi nói về những cải cách của chính mình. Năm 1985, ông ấy công khai thừa nhận rằng 'có lẽ' mô hình chủ nghĩa xã hội đúng đắn nhất là Chính sách kinh tế mới của Liên Xô."[30]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Lenin, V.I. "The Role and Functions of the Trade Unions under the New Economic Policy", LCW, 33, p. 184., Decision Of The C.C., R.C.P.[B.], ngày 12 tháng 1 năm 1922. Published in Pravda No. 12, ngày 17 tháng 1 năm 1922; Lenin's Collected Works, 2nd English Edition, Progress Publishers, Moscow, 1973, first printed 1965, Volume 33, pp. 186–196.
  2. ^ a b c d Kenez, Peter [2006]. A History of the Soviet Union from the Beginning to the End. Cambridge: Cambridge University Press. tr.47–48.
  3. ^ Ellis, Elisabeth Gaynor; Anthony Esler [2007]. “Revolution and Civil War in Russia”. World History; The Modern Era. Boston: Pearson Prentice Hall. tr.483. ISBN978-0-13-129973-3.
  4. ^ Service, Robert [1997]. A History of Twentieth-Century Russia. Cambridge, MA: Harvard University Press. tr.124–125. ISBN0674403487.
  5. ^ “The New Economic Policy [NEP]”. Russian Revolution. ngày 4 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019.
  6. ^ Siegelbaum, Lewis H. [ngày 20 tháng 8 năm 1992]. Soviet State and Society Between Revolutions, 1918–1929. Cambridge Russian Paperbacks. 8. Cambridge: Cambridge University Press [xuất bản 1992]. tr.68. ISBN9780521369879. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2018. [...] the writ of centralized state power did not extend much beyond the cities and the [partially destroyed] rail lines connecting them. In the broad expanses of the countryside, peasants, who comprised upwards of 80 percent of the total population, hunkered down in their communes, having both economically and psychologically withdrawn from the state and its military and food detachments.
  7. ^ a b Koenker, Diane P., William G. Rosenberg, and Ronald Grigor Suny, ed. Party, State, and Society in the Russian Civil War [Bloomington: Indiana University Press, 1989], pp. 58–80.
  8. ^ a b Koenker, Rosenberg, and Suny, ed., 61.
  9. ^ a b Koenker, Rosenberg, and Suny, ed., pp. 58–119.
  10. ^ Kenez, Peter [2006]. A History of the Soviet Union from the Beginning to the End. Cambridge: Cambridge University Press. tr.48.
  11. ^ Siegelbaum, p. 85.
  12. ^ V N. Bandera "New Economic Policy [NEP] as an Economic Policy." Journal of Political Economy 71, no. 3 [1963]: //www.jstor.org/stable/1828984 [accessed ngày 4 tháng 3 năm 2009], 268.
  13. ^ Fitzpatrick, The Russian Revolution, p. 96.
  14. ^ Vladimir P. Timoshenko, Agricultural Russia and the Wheat Problem. Stanford, CA: Food Research Institute, Stanford University, 1932; p. 86.
  15. ^ a b Richman, Sheldon [1981]. “War Communism to NEP: the road from serfdom” [PDF]. Journal of Libertarian Studies: 93–94. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  16. ^ a b A. James Gregor, Marxism, Fascism & Totalitarianism: Chapters in the Intellectual History of Radicalism, Stanford: CA, Stanford University Press, 2008, p. 55-56
  17. ^ A. James Gregor, Italian Fascism and Developmental Dictatorship, Princeton: NJ, Princeton University Press, 1979, p. 59
  18. ^ Zickel, Raymond E [1991]. Soviet Union a Country Study. 2nd ed. Washington D.C.: Library of Congress. Federal Research Division. tr.64. ISBN978-0844407272.
  19. ^ Siegelbaum, p. 90
  20. ^ Siegelbaum, pp. 97–116
  21. ^ Lenin, V. I. "New economic policy and the politprosvet's goals." Collected Works, v. 44. p. 159
  22. ^ Himmer, Robert [tháng 10 năm 1994]. “The Transition from War Communism to the New Economic Policy: An Analysis of Stalin's Views”. Russian Review. 53 [4]: 515–529. doi:10.2307/130963. ISSN0036-0341. JSTOR130963.
  23. ^ Sheila Fitzpatrick, The Russian Revolution. New York: Oxford University Press, 1984. p. 115
  24. ^ Richman, Sheldon [1981]. “War Communism to NEP: the road from serfdom” [PDF]. Journal of Libertarian Studies: 93–94. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  25. ^ Robert Service. Trotsky: A Biography. Belknap Press. 2009 p. 304.
  26. ^ Service, Robert [1997]. A History of Twentieth-Century Russia. Cambridge, MA: Harvard University Press. tr.124–125. ISBN0674403487.
  27. ^ OCCIDENTAL OIL GETS CHINA MINE CONTRACT, New York Times, ngày 26 tháng 3 năm 1982
  28. ^ Himmer, Robert [October 1994]. "The Transition from War Communism to the New Economic Policy: An Analysis of Stalin's Views". Russian Review. 53 [4]: 515–529. doi:10.2307/130963. ISSN 0036-0341. JSTOR 130963
  29. ^ The End of NEP, Alec Nove, Studies in Economics and Russia, pp 80-89, 1990
  30. ^ Pantsov, Alexander; Levine, Steven I. [2015]. Deng Xiaoping: A Revolutionary Life. New York: Oxford University Press. p. 373. ISBN 9780199392032. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2016.

Đọc thêmSửa đổi

  • Ball, Alan M. Russia's Last Capitalists: The NEPmen, 1921–1929. [U of California Press, 1987]. online free
  • Davies, R. W. [ed.] [1991]. From Tsarism to the New Economic Policy: Continuity and Change in the Economy of the USSR. Ithaca, NY: Cornell University Press.
  • Fitzpatrick, Sheila, et al. [ed.] [1991]. Russia in the Era of NEP. Bloomington, IN: Indiana University Press.
  • Kenez, Peter. A History of the Soviet Union from the Beginning to the End. [Cambridge: Cambridge University Press], 2006.
  • Nenovsky. N,[2006]. "Lenin and the Currency Competition: Reflections on the NEP Experience [1922–1924]." Turin, Italy: International Center of Economic Research Working Paper No. 22, 2006
  • Richman, Sheldon L. "War Communism to NEP: The Road from Serfdom." The Journal of Libertarian Studies V, no. 1, 1981.
  • Siegelbaum, Lewis H. Soviet State and Society: Between Revolutions, 1918–1929. [Cambridge: Cambridge UP], 1992.
  • Timoshenko, Vladimir P. Agricultural Russia and the Wheat Problem. [Stanford, CA: Food Research Institute, Stanford University], 1932.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • The New Economic Policy And The Tasks Of The Political Education Departments V.I Lenin 17 Oct. 1921.
  • Role and Functions of the Trade Unions Under The New Economic Policy V. I. Lenin. 12 Jan 1922.
  • Sahoboss. "The Impact of Lenin and Stalin's Policies on the Rights of the Russian People." South African History Online, ngày 8 tháng 5 năm 2017.

Video liên quan

Chủ Đề