Nitơ bền ở điều kiện thường và chi hoạt động hóa học ở nhiệt độ cao là do

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nitơ là

Nhóm nitơ gồm những nguyên tố nào ?

Các nguyên tố thuộc nhóm nitơ đều thuộc các nguyên tố họ

Thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các đơn chất O2, F2, N2 là

Ở điều kiện thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học là do

Nitơ thể hiện tính khử khi phản ứng với

Nhận xét nào đúng về tính oxi hóa khử của N2 ?

Nitơ phản ứng với chất nào sau đây ở điều kiện thường ?

Trong công nghiệp thì Nitơ được điều chế bằng phương pháp :

Điều chế khí N2 trong phòng thí nghiệm bằng phương trình sau :

Điểm giống nhau giữa N2 và CO2 là

Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là

Mệnh đề nào dưới đây không đúng?

Mệnh đề nào dưới đây là không đúng?

Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Trong các hợp chất, nitơ có cộng hóa trị tối đa là

Trong các hợp chất, nitơ có thể có các số oxi hóa là

Ở điều kiện thường, nitơ phản ứng được với

Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì

Nitơ có nhiều trong khoáng vật diêm tiêu, diêm tiêu có thành phần chính là

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm Nitơ là

Cây không sử dụng được nitơ phân tử N2 trong không khí vì:

Câu hỏi: Ở điều kiện thường Nitơ là một chất trơ vì:

Trả lời:

Ở điều kiện thường nitơ là một chất trơ vì:

Phân tử nitơ gồm 2 nguyên tử, giữa chúng hình thành một liên kết ba. Liên kết ba trong phân tử nitơ rất bền nên nitơ trơ ở điều kiện thường. Ở nhiệt độ cao [trên 3000°C], nitơ hoạt động hơn và có thể phản ứng với nhiều chất khác.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về nito nhé

I. Khái quát về nhóm Nitơ

- Nhóm nitơ [nhóm VA] gồm các nguyên tố: N, P, As, Sb, Bi.

- Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns2np3.

- Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm nitơ có mức oxi hóa cao nhất là +5, ngoài ra còn có các mức -3 và +3. Riêng N còn có thêm các mức oxi hóa +1, +2 và +4.

- Từ N đến Bi: tính phi kim của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính kim loại tăng dần; tính axit của các oxit và hidroxit giảm dần đồng thời tính bazơ của chúng tăng dần.

- Hợp chất với H của các nguyên tố nhóm VA đều có dạng RH3. Độ bền nhiệt giảm dần từ NH3đến BiH3. Dung dịch của chúng không có tính axit.

II. Nitơ

1. VỊ TRÍ VÀ SỐ OXI HÓA

- Trong bảng tuần hoàn nitơ nằm ở ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2.

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p3.

- N có các số oxi hóa thường gặp: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

- N cósố oxi hóacao nhất là +5, nhưnghóa trịcao nhất chỉ là 4.

2. CẤU TẠO PHÂN TỬ

- Nitơ: N ≡ N.

- Liên kết ba giữa hai nguyên tử nitơ bền nên ở điều kiện thường nitơ tương đối trơ và khó tham gia phản ứng hóa học.

3. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Ở điều kiện thường nitơ là khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, hóa lỏng ở -1960C; rất ít tan trong nước; không duy trì sự sống, sự cháy

4. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

- Các mức oxi hóa có thể có của N: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

- Vì phân tử chứa liên kết ba rất bền vững nên ở điều kiện thường, nitơ là một chất ít hoạt động chỉ tham gia phản ứng ở nhiệt độ cao. Nitơ vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.

a.Nitơ là chất oxi hóa

- Tác dụng với kim loại →muối nitrua.

+ Nhiệt độ thường chỉ tác dụng với Li:

6Li + N2→2Li3N

+ Nhiệt độ cao phản ứng với một số kim loại như Mg, Ca và Al ...

2Al + N2→2AlN

3Ca + N2→Ca3N2

- Tác dụng với H2→Amoniac

N2+ 3H2↔ 2NH3[> 4000C; Fe, p];ΔH = -92kJ

b. Nitơ là chất khử

N2+ O2↔ 2NO [Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ 3000oC hoặc có tia lửa điện]

2NO + O2→2NO2

[khí không màu] [khí màu nâu đỏ]

5. ĐIỀU CHẾ

- Trong phòng thí nghiệm: nhiệt phân muối amoni nitrit

NH4NO2→N2+ 2H2O [to]

NH4Cl + NaNO2→N2+ NaCl + 2H2O [to]

- Trong công nghiệp: chưng cất phân đoạn không khí lỏng, dùng màng lọc rây phân tử.

6. ỨNG DỤNG

- Nguyên tố nitơ là thành phần dinh dưỡng chính của thực vật.

- Trong công nghiệp: dùng để tổng hợp NH3, HNO3, phân đạm,…

III. Bài tập về Nitơ

Câu hỏi 1 : Nhận định nào sau đây không chính xác về nitơ [N2]:

A. Nitơ là chất khí không màu.

B. Nitơ khá trơ ở điều kiện thường.

C. Nitơ tan tốt trong nước.

D. Nitơ chiếm nhiều nhất trong không khí.

Đáp án: C

Phương pháp giải: Dựa vào tính chất của nito.

Lời giải chi tiết: C sai vì nito là chất khí tan rất ít trong nước

Câu hỏi 2 : Khí nitơ có thể được tạo thành phản ứng hóa học nào sau đây?

A. Cho Cu phản ứng với HNO3 loãng

B. Nhiệt phân NH4NO3

C. Nhiệt phân AgNO3

D. Nhiệt phân NH4NO2

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A. 3Cu + 8HNO3 → 3Cu[NO3]2 + 2NO + 4H2O

B. NH4NO3 →N2O + 2H2O

C. AgNO3 →Ag + NO2 + 1/2 O2

D. NH4NO2 →N2 + 2H2O [to]

Câu hỏi 3 : Dãy nào dưới đây gồm các chất mà nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính Oxi hóa khi tham gia phản ứng ?

A. NH3 , N2O5 , N2 , NO2

B. N2 , NO, N2O, N2O5

C. NH3 , NO, HNO3 , N2O5

D NO2 , N2 , NO, N2O3

Đáp án: D

Câu hỏi 4 : Tìm các tính chất không thuộc về khí nitơ?

a]Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp −1960C]

b]Có khả năng đông nhanh

c]Tan nhiều trong nước

d]Nặng hơn Oxi

e]Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitơ nguyên tử

A. a, c, d

B. a, b

C. c, d, e

D. b, c, e

Đáp án: C

Câu 1.[Trang 31/SGK]

Trình bày cấu tạo của phân tử N2. Vì sao ở điều kiện thường, nitơ là một chất trơ ? Ở điều kiện nào nitơ trở nên hoạt động hơn ?


  • Phân tử nitơ gồm hai nguyên tử, giữa chúng hình thành một liên kết ba. Phân tử nitơ có cấu tạo N ≡ N.
  • Liên kết ba trong phân tử  nitơ rất bền và trơ về mặt hóa học. Nhưng ở nhiệt độ cao nitơ trở nên hoạt động và tác dụng được với nhiều chất.

VD: Ở nhiệt độ 3000oC:


Trắc nghiệm hóa học 11 bài 7: Nito

Từ khóa tìm kiếm Google: giải câu 1 trang 31 sgk hóa 11, cấu tạo của phân tử N2, giải câu 1 bài 7 hóa 11, hóa 11 câu 1 trang 31, Câu 1 trang 31 bài ni tơ

Ở nhiệt độ thường, khí nitơ khá trơ về mặt hóa học. Nguyên nhân là do

A. trong phân tử N2 có liên kết ba rất bền.

B. trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết.

C. nguyên tử nitơ có độ âm điện kém hơn oxi.

D. nguyên tử nitơ có bán kính nhỏ.

Giải thích :

Mỗi nguyên tử Nitơ góp ba 3 tạo liên kết ba liên kết này rất bền khó bị phá vỡ ở điều kiện thường nên ở nhiệt độ thường nitơ trơ về mặt hóa học

- Cấu hình e của nitơ: 1s22s22p3

   CTCT của phân tử nitơ: N ≡ N

- Giữa hai nguyên tử trong phân tử N2 hình thành một liên kết ba bền vững. Mỗi nguyên tử ni tơ trong phân tử N2 có 8e lớp ngoài cùng, trong sđó có ba cặp e dùng chung và 1 cặp e dùng riêng đã ghép đôi.

   Ở điều kiện thường nitơ là chất trơ vì có lên kết ba bền vững giữa hai nguyên tử, liên kết này chỉ bị phân huỷ rõ rệt thành nguyên tử ở nhiệt độ 3000oC.

Video liên quan

Chủ Đề