Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre

Tổng quan và giải pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre

Cạnh tranh, Competition, Du lịch, Tourism

URI //digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/42500
Publisher Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

Appears in Collections:DISSERTATIONS


  • 100952.pdf
    • Size : 2,75 MB

    • Format : Adobe PDF

  • -->

    1CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1 Lý do nghiên cứuTrong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập“Cộng đồng ASEAN” vào tháng 12 năm 2015 và tham gia Hiệp định Thương mại tự doxuyên Thái Bình Dương [TPP], thị trường kinh doanh du lịch của Việt Nam có tiềm năngphát triển to lớn đối với mỗi hình thái du lịch. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa Việt Nam đến năm 2020, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta,góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu ngoại tệ, tạo nhiều việc làm,nâng cao mức sống của người dân. Theo Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới [The WorldTravel & Tourism Council], du lịch đã đóng góp trực tiếp 4,6% vào tổng sản phẩm quốcnội của đất nước và tạo ra hơn 1,96 triệu việc làm cho người lao động, tương đương với3,7% tổng lực lượng lao động năm 2014. Ước tính đạt 2,4 triệu lao động, tương đương 4%tổng lực lượng lao động vào năm 2025. Với đặc điểm độc đáo về tự nhiên và văn hóa – xãhội, mang đặc trưng riêng như bờ biển dài từ Bắc đến Nam, nông nghiệp lúa nước, tàinguyên du lịch phong phú,... ngành du lịch nói chung và doanh nghiệp du lịch Việt Namnói riêng đã từng bước phát huy được tiềm năng và lợi thế của mình. Trong bối cảnh pháttriển đó, du lịch Bến Tre cũng được nhiều người biết đến với các loại hình du lịch đặc thùcủa vùng sông nước như: nghỉ dưỡng, ẩm thực, du lịch sinh thái miệt vườn, một trongnhững loại hình ưu thế [chiếm 64% các hình thức hoạt động du lịch của Tỉnh], được dukhách ưa chuộng nhờ đặc tính gần gũi với thiên nhiên và thân thiện với môi trường.Hiện nay, trong tình hình cạnh tranh về điểm đến du lịch, vai trò của doanh nghiệp dulịch ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếudựa vào du lịch [Gooroochurn và Sugiyarto, 2005]. Theo Bordas [1994], doanh nghiệp dulịch phải cạnh tranh quyết liệt với nhau về thị trường, sản phẩm và công nghệ trong du lịch.Để có NLCT, doanh nghiệp cần phải dựa trên nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị,sản phẩm - dịch vụ, con người và khả năng tổ chức. Nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh[NLCT] cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng, tác giả tậptrung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT ở cấp độ doanh nghiệp. Theo ông TriệuCông Tinh Thanh, phó tổng giám đốc công ty du lịch Viet Travel, “Bến Tre được nhiềungười biết đến là xứ dừa, vì vậy cần phải có sản phẩm thật đặc sắc từ dừa nhằm tạo ra nétriêng của mình”. Bên cạnh đó, Bến Tre còn có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh2thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn; giữ được môi trường sinh tháitrong lành; giữ được màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái, vườn hoa cảnh, vườncây giống như: cồn Ông Đạo Dừa, cồn Hưng Phong, cồn Tiên, sân chim Vàm Hồ, các vườncây ăn trái tại Cái Mơn, bãi biển Thừa Đức Bình Đại, bãi Ngao,... Hệ thống sông ngòi rấtphong phú với mạng lưới kênh rạch chằng chịt nối liền nhau đã tạo thành một mạng lướigiao thông đường thủy rất thuận lợi. Ngoài ra, Bến Tre cũng có nhiều di tích như Đền thờNguyễn Đình Chiểu tại Ba Tri; chùa Hội Tôn, chùa Tuyên Linh, chùa Viên Minh; Mộ cácnhân vật nổi tiếng như Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, NguyễnThị Định, Trương Vĩnh Ký. Hiện nay, đa số các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ dulịch tại Bến Tre vẫn còn ở quy mô nhỏ, phân tán, chưa có sự liên kết lại với nhau, chưa xâydựng được thương hiệu cho riêng mình. Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; sản phẩm du lịchchưa đa dạng phong phú; phương thức tổ chức hoạt động còn lạc hậu, chưa gắn với nhu cầuthị trường, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Với những hạn chế trên thì việc khaithác các lợi thế về môi trường sinh thái, các di tích, sản phẩm - dịch vụ đặc trưng từ câydừa,... của các doanh nghiệp du lịch Bến Tre còn rất hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu các yếu tốảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch [gọi tắt làcác doanh nghiệp du lịch] tại Bến Tre nhằm đánh giá thực trạng và xác định những yếu tốảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp này là cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tácgiả đã chọn hướng “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp du lịch Bến Tre” làm luận án tiến sĩ kinh tế của mình.Từ yêu cầu đặt ra trong thực tiễn, tác giả đã hình thành ý tưởng nghiên cứu, mục tiêunghiên cứu nhằm xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệpdu lịch Bến Tre. Dựa vào lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và một số môhình nghiên cứu trước đó trong lĩnh vực du lịch đã công bố, tiến trình nghiên cứu của luậnán được thực hiện qua các bước: Bước 1, dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hànhnghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đó để tìm ra các thuộc tính cho nghiêncứu, làm cơ sở để thiết lập dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm nhằm xác địnhmô hình nghiên cứu và hoàn thiện thang đo sơ bộ. Bước 2, nghiên cứu sơ bộ, nội dungbước này sẽ tiến hành khảo sát sơ bộ 244 đối tượng nhằm kiểm định độ tin cậy của thangđo với hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và xây dựng bảng khảo sátchính thức. Bước 3, nghiên cứu chính thức, bước này sẽ thực hiện khảo sát chính thức 3593đối tượng để tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA [Confirmatory factor analysis] vàkiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM [StructuralEquation Modeling]. Từ nghiên cứu định lượng xác định mức độ ảnh hưởng các yếu tố đếnNLCT của doanh nghiệp du lịch, kết hợp với phân tích thực trạng và nguyên nhân các yếutố này, tác giả đề xuất 2 nhóm giải pháp lớn, với các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao NLCTcủa doanh nghiệp du lịch Bến Tre.Tóm lại, luận án được thực hiện với mong muốn đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thựctiễn, nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.Kết quả nghiên cứu sẽ là bộ tài liệu tham khảo, tư vấn có giá trị cho các doanh nghiệp dulịch của địa phương trong việc hoạch định chiến lược phát triển nhằm nâng cao NLCT vàphát triển bền vững. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo giúp các cơquan quản lý nhà nước nghiên cứu, vận dụng vào quá trình quy hoạch và phát triển ngànhdu lịch của địa phương.1.2 Tổng quát tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận ánHiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về NLCT của doanh nghiệp trong các lĩnh vực,ngành nghề khác nhau. Các nghiên cứu mà tác giả tiếp cận nhằm khái quát một số vấn đề lýluận, thực tiễn về cạnh tranh, NLCT trong lĩnh vực du lịch có liên quan đến luận án, cụ thể: Đối với nghiên cứu ở nước ngoàiNghiên cứu của Ho [2005] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động quản trịtrong doanh nghiệp và NLCT. Tác giả đưa ra mô hình đo lường các hoạt động quản trịtrong doanh nghiệp thông qua 5 khía cạnh như cơ cấu hội đồng quản trị, cương vị quản lý,chiến lược lãnh đạo, sở hữu tập trung và các mối quan hệ vốn - thị trường, trách nhiệm xãhội có mối quan hệ đến NLCT của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quanhệ giữa các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp và NLCT, số điểm hoạt động quản trịtrong doanh nghiệp càng cao thì đánh giá NLCT sẽ càng cao. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tậptrung làm rõ mối quan hệ giữa NLCT và năng lực quản trị trong doanh nghiệp mà khôngxét đến những khía cạnh khác. Do đó, đang tồn tại một khoảng cách nghiên cứu rõ ràngtrong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị của các doanh nghiệp ở các nước phát triểnvà khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường quốc tế.Nghiên cứu của Craigwell [2007] đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về hoạt động dulịch của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy4NLCT của các đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như cạnhtranh về giá cả, nhân lực du lịch, cơ sở hạ tầng, môi trường, công nghệ, sự cởi mở, các khíacạnh xã hội. Trong đó, yếu tố cạnh tranh về giá được xem là chỉ số quan trọng nhất ảnhhưởng đến NLCT trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ rõ ràng trong mốiquan hệ nhân quả của các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các hòn đảo trên. Nghiên cứucũng chưa tập trung đi sâu vào những yếu tố đặc thù của từng hòn đảo như sản phẩm – dịchvụ, chất lượng dịch vụ là những yếu tố rất quan trọng tạo nên NLCT như các nghiên cứutrước đã đề cập. Cũng nghiên cứu về lĩnh vực này, tác giả Mechinda và cộng sự [2010] đãsử dụng kỹ thuật phân tích hồi qui để chỉ ra rằng NLCT của khu du lịch Koh chang tại TháiLan cho rằng, ngoài những yếu tố theo Craigwell [2007] có các yếu tố khác như: di sản vănhóa và khách sạn địa phương, thức ăn, sạch sẽ, an toàn, vị trí. Kết quả nghiên cứu củaMechinda và cộng sự [2010] cũng chỉ ra rằng có 2 loại cơ sở hạ tầng khác nhau đó là cơ sởhạ tầng công cộng và du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch là nguồn lực nhân tạo trong khi cơ sởhạ tầng công cộng là các yếu tố phụ. Hơn nữa, trong nghiên cứu này, kết quả phân tíchnhân tố khám phá cho rằng khách sạn địa phương thì giống với di sản và văn hóa.Đối với nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch và khách sạn, nghiên cứu “Năng lực cạnhtranh của điểm đến du lịch và khách sạn” của tác giả Tsai, Song và Wong [2009], đã chỉ ra16 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến du lịch và 15 yếu tố ảnh hưởng đến NLCTcủa các khách sạn, bao gồm, [1] Nguồn nhân lực, trình độ giáo dục, đào tạo; [2] Kỹ thuật;[3] Chiến lược; [4] Năng suất; [5] Vốn; [6] Thỏa mãn khách hàng – chất lượng dịch vụ; [7]Hình ảnh thương hiệu; [8] Chiến lược liên minh; [9] Chi phí hoạt động [môi trường]; [10]Điều kiện thị trường; [11] Điều kiện nhu cầu; [12] Tiếp thị; [13] Giá cả; [14] Đặc tính vậtchất; [15] Quản lý quá trình. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng NLCT của một điểm đếnđược nâng lên bởi sự tích hợp của chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp dulịch như khách sạn. Tuy nhiên, vẫn không có những yếu tố chung cho NLCT của điểm đếnvà khách sạn. Nghiên cứu cũng dừng lại ở việc thống kê, đánh giá các yếu tố ảnh hưởngđến NLCT cho điểm đến và khách sạn chứ chưa nói đến đặc thù của điểm đến, qui mô củakhách sạn. Còn nghiên cứu của Williams và Hare [2012] cho thấy, NLCT của khách sạnnhỏ tại Jamaica bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sự đổi mới, thương hiệu, khả năng tổchức quản lý, yếu tố điều kiện môi trường, chất lượng dịch vụ, kiến thức ngành, khả năngthích ứng với sự cạnh tranh. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tổng hợp hết các nguồn lực của5khách sạn và chưa đặt những khách sạn nhỏ dưới một tổ chức bảo trợ hoặc trong chuỗi hệthống du lịch và khách sạn. Nghiên cứu cũng chưa tiến hành khảo sát, phân tích để xác địnhmức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến NLCT của khách sạn nhỏ tại Jamaica.Nghiên cứu của Chang và cộng sự [2007] cho thấy NLCT của các cửa hàng tại ĐàiLoan bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chiến lược kinh doanh, năng lực tài chính, cơ sở vậtchất - các tiện nghi, sản phẩm - hàng hóa, chất lượng dịch vụ, marketing - chiêu thị, nguồnnhân lực. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ mối quan hệ của các yếu tố này như thế nàovà đặt dưới sự tác động của môi trường. Nghiên cứu cũng chỉ đề cập đến các yếu tố ảnhhưởng đến NLCT cho các cửa hàng tại Đài Loan nói chung, chưa phân biệt rõ sự khác biệtcủa cửa hàng cung cấp sản phẩm vật chất hay sản phẩm dịch vụ.Nghiên cứu của Review, Assistant, và Dubrovnik [2013] cho thấy, NLCT của cácdoanh nghiệp này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chất lượng dịch vụ, giá, giá trị thu đượcso với chi phí bỏ ra, vấn đề môi trường, các vấn đề xã hội, an ninh. Tuy nhiên, nghiên cứuchỉ dừng lại ở việc khảo sát, thu thập thứ cấp và sử dụng phương pháp thống kê mô tả đểphân tích đưa ra kết luận. Nghiên cứu chưa đi sâu và khảo sát doanh nghiệp cũng nhưkhách hàng để có kết luận khách quan hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã sử dụng một mẫukhảo sát quá rộng [20 quốc gia] để kết luận về NLCT cho tất cả các doanh nghiệp du lịchtại Châu Âu vẫn còn bị hạn chế bởi yếu tố địa lý, đặc thù sản phẩm dịch vụ, qui mô củadoanh nghiệp,… Đối với nghiên cứu trong nướcNghiên cứu của Nguyễn Cao Trí [2011] dựa vào lý thuyết để phân tích thực trạng sựphát triển chung của du lịch Tp. HCM và đánh giá thực trạng chung về NLCT của cácdoanh nghiệp du lịch Tp. HCM về các yếu tố [1] Cơ sở vật chất; [2] Tổ chức quản lý; [3]Hệ thống thông tin; [4] Nhân sự; [5] Thị trường; [6] Marketing; [7] Vốn; [8] Tình hìnhcạnh tranh nội bộ ngành; [9] Chủ trương, chính sách; [10] Các bài học thành công. Từnhững đánh giá thực trạng đó, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm, xác định điểm mạnh,điểm yếu của các doanh nghiệp du lịch Tp. HCM đã làm cơ sở xây dựng các giải pháp pháttriển các doanh nghiệp này đến năm 2020. Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứuthống kê, mô tả, đánh giá thực trạng. Đề tài đã không tiến hành khảo sát để xác định mứcảnh hưởng và mối quan hệ giữa các nhân tố này với nhau. Đề tài cũng chưa làm rõ đâu làyếu tố cấu thành, đâu là yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các doanh nghiệp du lịch Tp.6HCM. Nghiên cứu NLCT của các doanh nghiệp du lịch TP. HCM sẽ hoàn toàn khác biệtvới doanh nghiệp du lịch Bến Tre với qui mô của doanh, đặc thù về sản phẩm, dịch vụ củadu lịch sinh thái miệt vườn. Cùng phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của địaphương để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của ngành du lịch, làm cơ sở xây dựng giải phápphát triển du lịch đến năm 2020 có tác giả Nguyễn Duy Mậu [2011], với nghiên cứu pháttriển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; Mai Thị ÁnhTuyết [ 2006] với nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các khách sạn 4 sao trên địa bànThừa Thiên Huế của Trần Bảo An và cộng sự [2012] cho thấy, có 4 nhân tố tạo nên NLCTcủa các khách sạn: [1] Uy tín và hình ảnh; [2] Các phối thức marketing; [3] Cơ sở vật chấtkỹ thuật; [4] Trình độ tổ chức và phục vụ khách hàng. Dựa trên cơ sở đó, bài viết đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao NLCT đối với các khách sạn. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉmới phát hiện ra các nhân tố tác động đến NLCT chung của các khách sạn, vẫn chưa đánhgiá được mối quan hệ giữa các nhân tố này cũng như đánh giá kết quả đạt được khi nângcao các nhân tố này tại các khách sạn trên.Dựa trên các nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy, các mô hình nghiên cứu, nội dung,kết quả, phương pháp mà các nghiên cứu trên đã sử dụng xoay quanh NLCT của doanhnghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng với rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đếnNLCT của doanh nghiệp. Tác giả chưa phát hiện nghiên cứu nào nghiên cứu các yếu tố ảnhhưởng đến NLCT của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại một địa phương nhưBến Tre. Với đặc thù Tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL, sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịchsinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển,… và với hệ thốngcác doanh nghiệp du lịch chủ yếu là vừa và nhỏ, lao động chưa qua đào tạo, trình độ côngnghệ thấp, sản phẩm chưa phong phú, chưa có sự gắn kết lại với nhau. Do vậy, các nghiêncứu trước đây vẫn còn khoảng trống về mặt lý thuyết làm cơ sở để đưa ra các gợi ý quản trịhỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bềnvững.1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quátTrong bối cảnh đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của tỉnh BếnTre, mục tiêu tổng quát của luận án là xác định và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến7NLCT của doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao NLCTnày trong thời gian tới.1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre gắn với đặcthù về điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của địa phương.- Điều chỉnh, bổ sung để phát triển thang đo thuộc các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT củadoanh nghiệp du lịch, trường hợp tỉnh Bến Tre.- Kiểm định mức độ ảnh hưởng và vị thế của từng yếu tố này đến NLCT của doanh nghiệpdu lịch Bến Tre.- Kiểm định sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịchBến Tre theo qui mô và loại hình.- Phân tích thực trạng NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre dựa trên các yếu tố và lýgiải nguyên nhân tác động của các yếu tố này.- Tập hợp kết quả phân tích từ đo lường mức độ ảnh hưởng kết hợp với phân tích thực trạngvà nguyên nhân của từng yếu tố ảnh hưởng; đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng caoNLCT và phát triển bền vững cho doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre trong thời gian tới.1.3.3 Câu hỏi nghiên cứuĐể giải quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra, yêu cầu của luận án phải trả lời cho các câuhỏi nghiên cứu sau:1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre gắn vớiđặc thù của địa phương?2. Thang đo nào thuộc các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch:trường hợp tỉnh Bến Tre?3. Mức độ và vị thế ảnh hưởng của các yếu tố đến NLCT của doanh nghiệp du lịch BếnTre như thế nào?4. Có sự khác biệt hay không về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến NLCT củadoanh nghiệp du lịch Bến Tre theo qui mô và loại hình?5. Thực trạng và nguyên nhân về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệpdu lịch Bến Tre là gì?86. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng và thực trạng - nguyên nhân của các yếu tố ảnhhưởng; giải pháp cụ thể nào nhằm nâng cao NLCT và phát triển bền vững cho doanhnghiệp du lịch tại Bến Tre trong thời gian tới?1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.4.1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT củadoanh nghiệp du lịch tỉnh Bến Tre.1.4.2 Đối tượng khảo sátCác doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre [Phụlục 7: khảo sát sơ bộ; Phụ lục 11: khảo sát chính thức].Các chuyên gia phỏng vấn gồm: các giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giámđốc ủy quyền tham gia nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý và điều hành doanh nghiệp, có kinhnghiệm làm việc và hiểu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.1.4.3 Phạm vi nghiên cứuCăn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu củaluận án sẽ tập trung vào NLCTđơn vịckhu du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.- Số liệu thứ cấp lấy trong giai đoạn 2009 - 2014Thể Thao và Du- Số liệu sơ cấp: thông qua điều tra sơ bộ vào 2013-2014 và điều tra toàn bộ vào 2014.1.5 Phương pháp nghiên cứuCăn cứ theo mục tiêu nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sử dụng cả hai kỹ thuật địnhtính và định lượng, đây chính là cách tiếp cận phương pháp hỗn hợp. Cách tiếp cận này kếthợp các loại dữ liệu khác nhau để hỗ trợ tốt hơn trong việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu.Có ý kiến cho rằng cách tiếp cận phương pháp hỗn hợp là phù hợp nhất với nghiên cứukhám phá [Karami, Analoui, và Rowley, 2006; Scandura và Williams, 2000]. Cách tiếp cậntheo phương pháp hỗn hợp làm tăng thêm độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, bởi trong9trường hợp này các dữ liệu định lượng được hỗ trợ bởi dữ liệu định tính [Scandura vàWilliams, 2000].Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCTcủa doanh nghiệp du lịch Bến Tre gắn với đặc thù của địa phương. Nghiên cứu bắt đầu từviệc tập trung vào nghiên cứu tài liệu để phát triển mô hình nghiên cứu lý thuyết. Thiết kếnghiên cứu bao gồm các công việc chính sau đây: [1] Nghiên cứu định tính; [2] Nghiên cứuđịnh lượng sơ bộ; [3] Nghiên cứu định lượng chính thức.1.5.1 Nghiên cứu định tínhMục đích: Hoàn thiện mô hình nghiên cứu sơ bộ; điều chỉnh, bổ sung thang đo và cácbiến quan sát làm cơ sở xây dựng bảng khảo sát cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. Thuthập và xử lý các dữ liệu thứ cấp, phân tích thực trạng - nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng;xây dựng căn cứ đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao NLCT cho doanh nghiệp du lịchtại Bến Tre.Nội dung: Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước đó của các tácgiả trong và ngoài nước có liên quan đến luận án để dò tìm và gạn lọc các nội dung, làm cơsở cho việc thiết lập dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm nhằm hoàn thiện môhình cho nghiên cứu sơ bộ, xác định thang đo và biến quan sát. Bên cạnh đó, việc tổng hợpnhững thành tựu nghiên cứu của các luồng nghiên cứu trước cũng để tìm ra khoảng trốngnghiên cứu nhằm định hướng cho đề tài nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, khi nghiên cứulý thuyết, các nghiên cứu trước cũng chứng minh rằng những khái niệm đưa vào mô hìnhcủa luận án đều đã được nghiên cứu và kiểm định. Nghiên cứu định tính được thực hiệnthông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia với 15 người [Phụ lục 2] và thảo luận nhóm.Trong đó, việc phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm lần 1 nhằm thiết lập mô hìnhnghiên cứu, được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2014. Việc phỏng vấn chuyên giavà thảo luận nhóm lần 2 nhằm hoàn thiện thang đo và biến quan sát, được thực hiện từtháng 9 đến tháng 10 năm 2014.1.5.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộMục đích: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo, gạn lọc biến quan sát, hoàn thiện thangđo và mô hình nghiên cứu chính thức.Nội dung: Nghiên cứu này được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếpbằng bảng câu hỏi khảo sát chi tiết, được thiết kế sẵn, được đo lường bằng thang điểm10Likert [điểm từ 1 đến 5]. Dữ liệu sử dụng trong bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ [Phụ lục 6]được lấy từ kết quả nghiên cứu định tính. Dữ liệu thu thập xong được làm sạch và xử lýbằng phần mềm SPSS 20.0 thông qua kỹ kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ sốCronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA – Exploratory Factor Analysis. Kíchthước mẫu này là 244, được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Đối tượng trả lờibảng khảo sát sơ bộ là các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre [Phụlục 7]. Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2014.1.5.3 Nghiên cứu định lượng chính thứcMục đích: Kiểm định sự phù hợp của thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyếtnghiên cứu.Nội dung: Nghiên cứu này được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếpbằng bảng câu hỏi khảo sát chính thức [Phụ lục 10], dữ liệu dùng để thiết kế bảng khảo sátchính thức được lấy từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ. Kích thước mẫu này là 359,được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Đối tượng trả lời bảng khảo sát chínhthức là các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre [Phụ lục 11]. Dữliệu thu thập xong được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 20. Theođó, các khái niệm được kiểm định bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA[Confirmatory factor analysis], còn mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm địnhbởi phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM [Structural Equation Modeling]. Phươngpháp Bootstrap được sử dụng để kiểm định tính bền vững của các ước lượng trong mô hìnhnghiên cứu. Phương pháp phân tích đa nhóm được sử dụng để kiểm định sự khác biệt theoqui mô và loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 11 đến tháng 12năm 2014.Ngoài ra, tác giả đã phân tích thực trạng và nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng đếnNLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Từ kết quả phân tích thực trạng và nguyên nhânvề các yếu tố ảnh hưởng; kết hợp với kết quả phân tích định lượng trên mô hình cấu trúctuyến tính SEM về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến NLCT của doanh nghiệp du lịchBến Tre; tác giả đề xuất 2 nhóm giải pháp: Nhóm 1, giải pháp hoàn thiện các yếu tố có mứcđộ ảnh hưởng lớn [γ >0,150] và Nhóm 2, giải pháp hoàn thiện các yếu tố có mức độ ảnh

    hưởng không lớn [γ

    Page 2

    Video liên quan

    Chủ Đề