Niêm mạc bao nhiêu thì có thai

Trong quá trình điều trị cho nhiều bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn, các bác sĩ tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ nhận thấy, để một quy trình thụ tinh trong ống nghiệm thành công, ngoài các yếu tố như trứng có chất lượng tốt thì phôi khỏe mạnh, độ dày lớp niêm mạc tử cung là cũng là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò chính để quá trình chuyển phôi được thành công. Vậy niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là bình thường và có thể chuyển phôi là một vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Mời quý vị và các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Độ dày niêm mạc tử cung bình thường là bao nhiêu?

Độ dày bình thường của lớp niêm mạc tử cung thường xuyên thay đổi trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ, diễn ra từ thời thơ ấu, cho đến khi trưởng thành về cơ quan sinh dục, lúc mang thai và sau khi mãn kinh.

– Theo Hiệp hội X-quang Bắc Mỹ [Radiological Society of North America], niêm mạc tử cung ở mức mỏng nhất trong đầu thời kỳ kinh nguyệt, khi đó thường dày khoảng từ khoảng 2 đến 4 mm.

– Nửa đầu của giai đoạn tăng sinh bắt đầu vào khoảng ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của kỳ kinh hoặc khoảng thời gian giữa khi kết thúc kinh nguyệt, khi ngừng chảy máu và trước khi rụng trứng. Ở các giai đoạn này, lớp niêm mạc tử cung bắt đầu dày lên và có thể đo được từ 5 đến 7 mm.

– Khi chu kỳ tiến triển và tiến tới rụng trứng, lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn, lên tới khoảng 11 mm.

-Khoảng 14 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt, estrogen tăng đột ngột ở giữa chu kỳ kích hoạt phóng noãn. Trong giai đoạn này, bề dày niêm mạc tử cung là lớn nhất và có thể đạt tới 16 mm.

Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Rõ ràng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, mang đủ tháng khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Niêm mạc tử cung có yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển phôi thành công. Nguồn ảnh:Internet.

2. Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì chuyển phôi?

Phần lớn các nhà khoa học đồng ý rằng nếu bề dày nội mạc tử cung ≥ 8 mm thì khả năng phôi làm tổ tốt hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lớp niêm mạc tử cung mỏng như dính buồng tử cung. Đối với dính buồng tử cung nên thực hiện thủ thuật chụp X quang tử cung vòi trứng có cản quang để phát hiện trước khi thực hiện chuyển phôi. Ở những trường hợp không dính buồng tử cung, các chuyên gia cho rằng có thể do lớp chức năng của niêm mạc tử cung không phát triển dẫn đến niêm mạc tử cung mỏng.

3. Canh niêm mạc bao nhiêu ngày thì chuyển phôi

Trước khi chuyển phôi, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc nội tiết như estrogen tại ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Tiếp theo, bác sĩ sẽ theo dõi niêm mạc tử cung cho đến khi nào đạt độ dày ≥ 8 mm thì sẽ bắt đầu chuyển phôi. Độ dày lý tưởng để chuyển phôi khoảng từ 8 đến 14 mm và nếu ở ngoài khoảng này thì không phải thời điểm thích hợp nhất để chuyển phôi.

Tuy nhiên, thực tế khám chữa bệnh tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ cho thấy, có những trường hợp bệnh nhân niêm mạc 5 – 6mm nhưng được các bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn hỗ trợ bằng kỹ thuật bơm huyết tương giàu tiểu cầu, đậu thai và sinh con khỏe mạnh.

Bên cạnh độ dày của niêm mạc tử cung còn nhiều yếu tố và phương pháp hỗ trợ tăng tỷ lệ thành công của 1 cuộc chuyển phôi như: tâm lý thật thoải mái, chế độ dinh dưỡng phù hợp và lối sống khoa học. Vì vậy, cần phải có bác sĩ chuyên khoa về hỗ trợ sinh sản để đánh giá và tư vấn chính xác nhất.

Trong những năm qua, với hệ thống máy móc hiện đại, cập nhật cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, Bệnh viện chuyên khoa Nam học & Hiếm muộn Việt – Bỉ, địa chỉ 23 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội đã và đang áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến trong hỗ trợ sinh sản nhằm giúp nâng cao tỷ lệ đậu thai, mang lại niềm hạnh phúc cho các gia đình vô sinh, hiếm muộn.

Niêm mạc tử cung là một trong những cấu trúc quan trọng của cơ thể đặc biệt liên quan trực tiếp đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Độ dày mỏng của lớp niêm mạc tử cung mang tính quyết định trực tiếp đến quá trình làm tổ cũng như sự phát triển của thai.

1. Niêm mạc tử cung bình thường là bao nhiêu?

Niêm mạc tử cung là lớp niêm mạc mềm và xốp bao phủ toàn bộ bề mặt phía trong của tử cung. Sự phát triển của lớp niêm mạc tử cung phụ thuộc vào hormon estrogen ở trong cơ thể của nữ giới.

Vai trò chức năng của lớp niêm mạc tử cung trong cơ thể:

  • Niêm mạc tử cung có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai, quá trình làm tổ và cung cấp dinh dưỡng giúp cho sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.
  • Sự bong niêm mạc tử cung dưới tác động của hormone sinh dục trong cơ thể là một trong những yếu tố quan trọng để hình thành một chu kỳ kinh nguyệt.

Trong việc thăm khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới, độ dày của niêm mạc tử cung là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Độ dày niêm mạc tử cung bình thường ở một phụ nữ trưởng thành:

  • Bình thường: 7 - 8 mm.
  • Sau khi hành kinh: 3 - 4 mm.
  • Giai đoạn giữa chu kỳ kinh, sát ngày rụng trứng: 8 - 12 mm.

Một vài trường hợp độ dày của niêm mạc tử cung đều tăng lên trên 10mm, một số trường hợp khác niêm mạc tử cung lại chỉ ở mức 3mm ngay ở những ngày bình thường không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Câu hỏi đặt ra là niêm mạc tử cung 10mm là dày hay mỏng? Và sự dày mỏng của niêm mạc tử cung có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thụ thai?

Xét về bản chất, lớp niêm mạc tử cung là một lớp mỏng. Trong quá trình mang thai, dưới sự tác động của các hormon và nhiều yếu tố thay đổi khác trong cơ thể, lớp niêm mạc này sẽ dày lên trở thành một lớp rất đặc biệt được gọi là màng rụng có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, đồng thời như một tấm rào chắn giúp bảo vệ thai nhi khi ở trong tử cung. Do đó, độ dày của lớp niêm mạc của tử cung có thể nói là mang tính quyết định trong việc làm tổ và phát triển của thai.

Niêm mạc tử cung dày lên sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ

Tùy theo từng giai đoạn mà độ dày của lớp niêm mạc này là khác nhau nhưng theo độ dày chuẩn thì mức 10mm chưa được tính là lớp niêm mạc tử cung dày mà cũng không phải là mỏng.

  • Niêm mạc tử cung mỏng là khi lớp niêm mạc có độ dày dưới 7 - 8 mm và với độ mỏng như vậy, việc thụ thai sẽ trở nên khó khăn hơn, phôi thai không thể bám vào lòng tử cung để làm tổ. Ở một số trường hợp niêm mạc tử cung quá mỏng, vẫn có thể làm tổ và hình thành thai nhi, tuy nhiên, do quá mỏng nên lớp niêm mạc không có khả năng cung cấp đủ dưỡng chất để nuôi bào thai phát triển. Từ đó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
  • Niêm mạc tử cung dày là khi lớp niêm mạc tử cung dày trên 20mm. Với những phụ nữ có niêm mạc tử cung dày thường xảy ra tình trạng vô kinh, rong kinh, đa nang buồng trứnghoặc rối loạn phóng noãn. Do đó, khả năng thụ thai là điều rất khó.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ dày của niêm mạc tử cung

Niêm mạc tử cung có thể bị dày hoặc mỏng hơn so với bình thường. Niêm mạc tử cung mỏng thường gặp trong các trường hợp:

  • Do nồng độ estrogen trong cơ thể thấp
  • Do lối sống ít vận động, ít tập luyện thể thao
  • Do mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung như u, viêm nhiễm, polyp...
  • Do nạo hút thai nhiều lần
  • Do thiếu máu
  • Do biến chứng sau các thủ thuật hay phẫu thuật tử cung dẫn tới dính niêm mạc tử cung

Nguyên nhân gây niêm mạc tử cung dày:

  • Chủ yếu do sự tăng quá mức của hormon estrogen trong cơ thể dẫn tới sự tăng sinh quá mức của lớp niêm mạc
  • Béo phìcũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng dày niêm mạc tử cung
  • Do bệnh nhân mắc buồng trứng đa nang
  • Do sử dụng thuốc có chứa estrogen liên tục không kèm progesterone

Tăng hormon estrogen là nguyên nhân chủ yếu gây niêm mạc tử cung

Tóm lại, niêm mạc tử cung là một bộ phận quan trọng của cơ thể, độ dày của niêm mạc tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành kinh nguyệt và quá trình tổ hợp cũng như hình thành phát triển của thai nhi. Độ dày của lớp niêm mạc này có thể thay đổi từng ngày từng thời điểm, bình thường ở mức 7 - 8 mm và độ dày lý tưởng nhất để thuận lợi cho sự thụ thai là trong khoảng từ 8 - 10mm. Độ dày niêm mạc tử cung có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, tùy theo nguyên nhân để tiên lượng được có thể điều trị hay không và xác suất mang thai là cao hay thấp. Hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thăm khám cụ thể hơn.

Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Chủ Đề