Những biện pháp so sánh mái tóc của mẹ

Khi đứng giữa một vườn hoa trong công viên, đố các em biết đâu là bông hoa đẹp nhất? Thật khó để có thể tìm thấy được một bông hoa đẹp nhất phải không nào? Kỳ thực, để làm nên một vườn hoa đẹp lung linh, ngát hương thơm không chỉ bởi một bông hoa mà còn tập hợp bởi nhiều bông hoa, mỗi bông hoa đều có một vẻ đẹp riêng biệt, đều đáng được trân trọng cả.

Và đây cũng chính là ý nghĩa của câu chuyện “Tóc xoăn, tóc thẳng” mà cô Nguyễn Thị Thanh Huyền sẽ mang đến trong bài giảng ngày hôm nay. Ba mẹ và các con cùng khám phá bài giảng dưới đây nhé!

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Tóc xoăn và tóc thẳng

Năm học lớp Hai, Lam chuyển đến trường mới. Cô bé nổi bật giữa lớp với mái tóc xoăn bồng bềnh. Nhưng có bạn lại trêu Lam. Vừa giận bạn, vừa thắc mắc không hiểu sao tóc bố mẹ đều thẳng mà tóc mình lại xoăn, Lam về nhà hỏi mẹ. Mẹ xoa đầu Lam, nói:

- Tóc con xoăn giống tóc bà nội, đẹp lắm!

Cô bé phụng phịu:

- Không. Tóc thẳng mới đẹp.

Mẹ nhìn cô bé, âu yếm:

- Con xem, bạn nào có được mái tóc đẹp và lạ như con không?

Lam vẫn chưa tin lời mẹ. Cho đến hôm Hội diễn văn nghệ thì cô bé đã hiểu. Tiết mục nhảy tập thể của Lam và các bạn đạt giải Nhất. Khi trao giải, thầy hiệu trưởng khen: “Không chỉ Lam biết nhảy mà mái tóc của Lam cũng biết nhảy."

Từ đó, các bạn không còn trêu Làm nữa. Cô bé rất vui. Sáng nào, Lam cũng dậy sớm để chải tóc thật đẹp trước khi đến trường.

Văn Thành Lê

Hướng dẫn cách đọc:

*Nếu trong câu có dấu phẩy, các con hãy dùng một giây sau đó đọc tiếp

*Nếu trong câu có dấu chấm, các con hãy dừng 2 giây sau đó đọc tiếp câu văn tiếp theo

Giải thích từ khó

Nổi bật: là những đặc điểm khác biệt so với xung quanh, giúp chúng ta dễ dàng nhận ra nó trong đám đông

Bồng bềnh: là sự di chuyển lên xuống nhẹ nhàng

Phụng phịu: sự không hài lòng, hờn dỗi

BÀI TẬP

Câu 1: Ai là người nổi bật giữa lớp với mái tóc xoăn bồng bềnh?

Gợi ý: Năm học lớp Hai, Lam chuyển đến trường mới. Cô bé nổi bật giữa lớp với mái tóc xoăn bồng bềnh.

Câu 2: Đâu là lời thoại của mẹ?

Tóc xoăn của con giống bà nội, đẹp lắm!

Cô bé phụng phịu

Không ạ! Tóc thẳng mới đẹp.

Con xem, có bạn nào được mái tóc lạ và đẹp như con không.

Câu 3: Sau khi hỏi mẹ, Lan có thích mái tóc của mình không?

Không

Câu 4: Thử thách liệt kê 5 việc làm thể hiện thái độ trân trọng bản thân và người khác?

Trong buổi học ngày hôm nay cô Thanh Huyền và các em đã khám phá ra một bài học đẹp đó là: chính bản thân chúng ta và những người xung quanh. Mỗi người đều có những đặc điểm về ngoại hình và tính cách khác nhau, cũng giống như các loài hoa mỗi loài đều có hương thơm và vẻ đẹp khác nhau. Không có loài nào hay bất cứ bông hoa nào là đẹp nhất. Điều quan trọng là chúng ta phải biết trân trọng chính bản thân chúng ta và những người xung quanh bằng cách rèn luyện bản thân mỗi ngày và biết cách giúp đỡ người khác.

Và để có thể học được nhiều bài giảng thú vị hơn từ cô Nguyễn Thanh Huyền, ba mẹ hãy đăng ký cho bé khóa Học Giỏi của Hocmai.vn Tiểu học. Khóa học được xây dựng bám sát theo chương trình chuẩn của bộ GD- ĐT mà con đang theo học tại trường giúp ba mẹ dễ dàng lên kế hoạch học tập cho con để bứt phá điểm số từ trong hè.

Mỗi bài giảng được ghi hình theo hình thức video quay sẵn giúp con tra cứu, luyện tập mọi lúc mọi nơi trên thiết bị với số lần học không giới hạn. Con được học theo phương pháp học LIPE là phương pháp học tiên tiến trên thế giới với chu trình: HỌC - HỎI - LUYỆN - KIỂM TRA. Sau mỗi chuyên đề, hệ thống sẽ gửi điểm học bạ của con vào email của ba mẹ. Đặc biệt học phí mỗi khóa chỉ từ 20.000 đồng -28.000 đồng/môn/tháng.

Tham khảo thêm chi tiết khóa học HỌC GIỎI: TẠI ĐÂY

Mọi băn khoăn quý phụ huynh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 090 455 98 91 hoặc inbox qua Fanpage Hocmai.vn Tiểu học để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi ❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận, Phân Tích ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Bài Thơ Viết Về Tình Mẫu Tử Hay Nhất.

NỘI DUNG CHÍNH

Bài thơ: Tóc của mẹ tôi Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn

Mẹ tôi hong tóc buổi chiều Quay quay bụi nước bay theo gió đồng Tóc dài mẹ xoã sau lưng Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen. Tóc sâu của mẹ, tôi tìm Ngón tay lần giữa ẩm mềm yêu thương Bao nhiêu sợi bạc màu sương Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi. Con ngoan rồi đấy mẹ ơi . Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Tiếng Mùa Xuân ️❤️️ Bài Thơ, Cảm Nhận

Ý Nghĩa Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi

Bài thơ thể hiện sự yêu thương, biết ơn và ước mong của người con đối với mẹ. Bài thơ mang ý nghĩa ca ngợi tình mẫu tử, tình yêu quê hương và cuộc sống đơn sơ.

Những Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi Hay Nhất

Sau đây là những bài văn mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ Tóc của mẹ tôi hay nhất mà thohay.vn muốn chia sẽ đến bạn

Phân Tích, Cảm Nhận Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi Đặc Sắc

Nhiều người coi đây là bài thơ dành cho tuổi mới lớn. Đúng thế. Nhưng với riêng tôi, càng lớn lên, tôi lại càng thấy thích bài thơ này, bởi càng lớn lên, tôi càng ý thức rõ hơn về những lỗi lầm do sự thơ dại gây nên để mẹ phả lo buồn, tóc mẹ lại phải thêm nhiều sợi bạc.

Nhưng sự hối lỗi cũng như một mầm sáng, ít khi tự nhiên khởi phát, mà phải có một điều kiện, hoàn cảnh nào đó từ bên trong hoặc bên ngoài. Cái mầm sáng đó ở bài thơ này cũng xuất phát từ một việc hết sức bình thường là tìm nhổ tóc sâu cho mẹ. Những điệp ngữ “quay quay”, “chiều chiều” làm cho câu thơ trở nên tự nhiên, người đọc có thể qua đó sẽ thấy được tính quy luật, vòng luân hồi của mỗi con người:

Mẹ tôi hong tóc chiều chiều Quay quay bụi nước bay theo gió đồng

Gió đồng thật hào phóng và lòng mẹ thật cũng bao dung, độ lượng như làn gió ấy. Chỉ qua mái tóc dài, sợi đen xen lẫn sợi bạc, tác giả bài thơ đã phần nào cho ta thấy được cuộc đời bình dị, nhân hậu, vị tha của bà mẹ Việt Nam. Tuy nhiên, đọc hết 6 câu đầu, nghĩa là quá nửa bài thơ, ta vẫn chưa thấy rõ được cái cốt lõi của toàn bài. Và rồi cái cốt lõi cũng bắt đầu hiện ra ở hai câu gần kết:

Bao nhiêu sợi bạc màu sương Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi

Sự so sánh theo mối tương quan chiều thuận cho ta thấy ngay một thực tế hiển nhiên: con càng ngoan thì mẹ càng vui, càng khoẻ và ngược lại! Càng gần gũi, gắn bó với mẹ, cô bé trong bài thơ càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về bổn phận làm con. Đã là phụ nữ thì ai cũng muốn tóc mãi xanh và rất sợ, rất lo đến ngày tóc bạc, dù đó chỉ là quy luật rất bình thường của đời người.

Chao ôi, đến lúc này con người mới nhận ra được qui luật đó sao? Có muộn quá không? Cũng chẳng sao cả, muộn còn hơn không. Theo tôi, sự hối lỗi ở đây không muộn chút nào, tự mình ý thức được như thế là đáng yêu, đáng qúy lắm rồi. Còn đáng quý, đáng yêu hơn nữa khi cô bé bất chợt nói lên một điều ước:

Con ngoan rồi đây mẹ ơi Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh

Điều ước thật chân thành, giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa, hồn nhiên. Điều ước đó, cô bé hoàn toàn dành cho mẹ. Dẫu biết không thể nào trở thành hiện thực được [trừ khi… nhuộm tóc] nhưng cô vẫn ước, bởi xưa nay ông trời cũng đã dễ cho mấy ai ước gì cũng được bao giờ! Lại nhớ ngày xưa ở Trung Quốc, có một cậu bé lúc nhỏ không nghe lời mẹ, thấy mẹ đã quá buồn phiền vì điều đó, cậu quyết tâm sửa đổi bằng cách dùng chiếc đinh đóng lên cột nhà mỗi khi mình có lỗi lầm.

Số đinh đóng lên cứ ngày một ít dần, rồi cậu bé trở thành ông quan có tài có đức. Thế nhưng mỗi lần ngắm lại những dấu đinh thuở xưa, ông quan vẫn thấy rất buồn,mẹ hỏi vì sao thì người con đáp: đinh tuy đã được nhổ rồi nhưng dấu đinh vẫn còn nguyên đó, không buồn sao được! Cô bé trong bài thơ này chắc cũng biết điều ước của mình tuy không thực tế, nhưng cô không thể thay vào đó một điều ước vật chất. Ta còn bắt gặp những điều ước tương tự như:

Ước gì em hoá thành mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm

trong một cuốn sách giáo khoa tiểu học. Điều thú vị ở đây chính là nhờ những điều ước kiểu không tưởng như vậy mà những bà mẹ có con ngoan đều cảm thấy như trẻ lại, khoẻ ra. Còn gì hạnh phúc hơn khi con mình sớm biết nhận ra khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa để vui lòng mẹ.

Xưa nay những bài thơ hay đều không nhiều lời, cũng không cần cấu tứ cầu kỳ, mà thường ngắn gọn, tự nhiên, tình cảm chân thành. “Tóc của mẹ tôi” là một bài thơ như thế.

Phân Tích, Cảm Nhận Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi Ngắn Hay

Bài thơ đã giúp em cảm nhận được tình cảm của người mẹ dành cho đứa con. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng và vĩ đại, bởi trên đời nào có thứ gì cao cả như tấm lòng người mẹ. Bài thơ đã cho chúng ta thấy, thời gian chảy trôi và mẹ cũng chẳng còn trẻ đẹp nhưu trước nữa.

Mái tóc của mẹ không còn đen mà là những sợi bạc chen cùng sợ đen, là bao nhiêu sợi bạc màu sương. Đó là hình ảnh cho những vất vả, lận đận, lênh đênh mà mẹ phải trải qua trong cuộc sống. Những khó khăn ấy khiến tóc mẹ phai đi theo thời gian. Và vì mẹ lo lắng cho con nên tóc cũng đã bạc đi.

Đây là tấm lòng người mẹ, là sự hy sinh mà người mẹ dành cho con của mình. Cuối cùng, đứa con đã bày tỏ ước nguyện của mình. Con thầm nhủ mình đã ngoan hơn rồi và cầu mong thời gian có thể để tóc mẹ bạc rồi lại xanh, để mẹ trở lại thời còn trẻ đẹp, thời mẹ còn vui vẻ, vô tư. Bài thơ là những lời tâm tình của người con, nhưng lại khiến em cảm nhận được những hy sinh vất vả, cũng như tình yêu thương mà con dành cho mẹ

Phân Tích, Cảm Nhận Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi Tiêu Biểu

Phan Thị Thanh Nhàn là gương mặt thơ nữ nổi tiếng từng đoạt giải Nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội giai đoạn 2001-2005. Ngoài làm thơ, chị còn viết nhiều bài báo và truyện ngắn. Trong tập thơ Con muốn mặc áo đỏ đi chơi [NXB Kim Đồng, 2016] sáng tác cho thiếu nhi có bài “Tóc của mẹ tôi” gây được ấn tượng cho bạn đọc. Bài thơ tái hiện lại những kỷ niệm thân thương với mẹ và mái tóc của mẹ, qua đó tác giả bày tỏ tình yêu thương và tri ân sâu sắc với đấng sinh thành.

Dùng thể thơ lục bát có âm điệu nhịp nhàng, êm dịu để nói về tình cảm mẹ con quả là sự lựa chọn xác đáng của tác giả. Mở đầu là những câu thơ tự sự, kể về việc mẹ gội đầu, chải tóc, làm cho tóc mau khô: “Mẹ tôi hong tóc buổi chiều/ Quay quay bụi nước bay theo gió đồng/ Tóc dài mẹ xoã sau lưng/ Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen”.

Giống như bao người mẹ khác, vào cuối những ngày lao động vất vả, “mẹ tôi” tắm táp và gội đầu cho được thảnh thơi. Mẹ đâu được như khá nhiều phụ nữ chốn thị thành đến cửa hàng gội đầu, cắt tóc làm đẹp. Mẹ tự gội đầu rồi đứng hóng gió.

Từ “hong” dùng rất đắt, chỉ động tác đón gió chỗ thoáng cho tóc mau khô, nhất là kết hợp với động tác “quay quay”, nghĩa là đưa mái tóc ướt xoay thành nhiều vòng tròn để bụi nước bay đi cho khô nhanh hơn nữa. Việc này mẹ vẫn làm thường xuyên bởi “mái tóc là vóc con người” cần được chăm sóc. Sự bạc đi của mái tóc đã in dấu những vất vả lo nghĩ của mẹ bao tháng ngày qua. Người con xúc động vì suốt một đời mẹ tần tảo, lo cho con từ cái ăn, cái mặc cho tới giấc ngủ. Bao nhiêu sợi tóc mẹ bạc là bấy nhiêu tình thương yêu mẹ dành cho chồng, cho con.

Đáng chú ý là đến tận hôm nay, chủ thể trữ tình mới chợt nhận ra mái tóc mẹ xõa đã có nhiều “sợi bạc chen cùng sợi đen”. Đúng là chỉ khi lớn lên ở mức nhất định, người con mới thấu hiểu và thương mẹ nhiều hơn. Vì để cho con có cơm ăn, áo mặc, được học hành bằng chúng bạn, mẹ phải đổ bao mồ hôi, nước mắt. Nhớ lại mấy năm trước, tóc mẹ bạc còn ít, người con còn nhổ tóc sâu – những sợi bạc vừa mới mọc một đoạn ngắn hay những sợi mới bạc một phần chân tóc – cho mẹ đỡ ngứa đầu.

Mấy câu thơ dưới đây chan chứa những kỷ niệm đẹp giữa mẹ và con gái: “Tóc sâu của mẹ, tôi tìm/ Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương”. Lời thơ gây ấn tượng nhờ nghệ thuật đảo từ và hình ảnh thắm thiết tình ruột thịt: Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương.

Biết bao nhiêu tình cảm thương yêu mẹ con được kết tinh trong câu thơ này. Đúng như tục ngữ xưa từng nói:“Mẹ với con như lon với vại”, tâm đầu ý hợp làm sao. Giờ đây, con đã hiểu được mẹ bạc tóc vì ai và do đâu. Tình con thương mẹ càng được nhân lên nhờ nghệ thuật so sánh đắt giá “Bao nhiêu sợi bạc màu sương/ Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi”. Cách ngắt nhịp lẻ 3/5 thật sáng tạo trong khi thơ lục bát truyền thống ngắt nhịp chẵn càng nhấn mạnh thêm sự ân hận ở người con đã từng làm mẹ buồn lòng không ít.

Vì gắn bó với mẹ, người con trong bài thơ càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc: là phụ nữ, ai cũng muốn có mái tóc xanh, tóc khỏe và lo buồn khi tóc bạc, tóc rụng cho dù biết đó là quy luật của đời người. Bài thơ kết thúc bằng hai câu có phần bất ngờ: “Con ngoan rồi đấy mẹ ơi/ Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh”. Niềm ước ao của chủ thể trữ tình thật chân thành, giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa bởi người con không cầu mong gì cho mình mà tất cả điều tốt đẹp mong có được đều dành cho mẹ. Người mẹ sẽ rất hạnh phúc khi con mình biết nhận ra những sai lầm và quyết tâm sửa chữa.

Bài thơ ngôn từ thuần Việt dung dị, thể hiện rõ tấm chân tình của người con. Đáng chú ý là đại từ ngôi thứ nhất “tôi” được dùng 4 lần ở phần trên là để nói về riêng chủ thể trữ tình. Đến câu kết đại từ chuyển sang “con” thật hợp lý để chỉ chung tình cảm, tấm lòng của hầu hết những người con đối với mẹ của mình.

Thơ hay thường rất kiệm lời và tình cảm thực sự chân thành. Bài thơ “Tóc của mẹ tôi” cũng như nhiều bài thơ khác của Phan Thị Thanh Nhàn được đông đảo bạn đọc đón nhận chính vì lẽ đó.

Chủ Đề