Nhân vật tôi(ông giáo) trong truyện lão hạc có phải là tác giả ko?

Văn mẫu lớp 8: Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo các bài Ngữ văn 8 nhằm củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc

Trở đi trở lại trong sáng tác của nhà văn Nam Cao là hình ảnh người nông dân và người trí thức. Họ là nơi để nhà văn kí thác những quan điểm về nghệ thuật và cuộc đời, nơi nhà văn bộc lộ tâm sự của mình. Người trí thức trong sáng tác của ông là những nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh sống đầy nghiệt ngã. Những kiếp đời mòn mỏi, sống mòn, sống thừa, bị áo cơm ghì sát đất. Đau khổ hơn, họ lại là người trí thức – người luôn ý thức được những nỗi khổ đau của mình trước cuộc đời. Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một con người như vậy.

Ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc được nhà văn giao cho rất nhiều trọng trách. Nhân vật này đứng thứ hai sau nhân vật lão Hạc, vừa như người chứng kiến vừa như người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện vừa trực tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm, tâm trạng của bản thân. Đó cũng là chỗ gần gũi và khác cách kể chuyện trong tiểu thuyết – tự truyện Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.

Ông giáo cũng là một con người có hoàn cảnh sống đầy những khó khăn. Tuổi trẻ ông đã từng đi nhiều nơi, vào tận Sài Gòn với những niềm tin và bao khát khao cao đẹp. Một con người như thế rồi cũng bị ném trả lại vùng nông thôn nghèo khổ, nơi hi vọng bị diệt trừ và 11 tưởng chỉ là một giấc mộng mãi không thành. Những cuốn sách mà ông đã nâng niu quý trọng “mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét…”, rồi cũng phải tự tay mình bán đi vì con ốm, vì đã cùng đường đất sinh nhai. Đọc những trang văn của Nam Cao, mặc dù nhà văn không hề miêu tả kĩ cuộc sống của ông giáo nơi quê nhà nhưng tôi cứ có cảm giác một nỗi buồn man mác bao phủ lên cảnh sống của ông.

Ông giáo là một nhân vật giàu lòng yêu thương. Có lẽ chính những điều đó là chỗ gần gùi làm cho ông và lão Hạc xích lại gần nhau hơn. Ông giáo tỏ ra cảm thông, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc — người láng giềng già, tốt bụng, tìm cách an ủi, giúp đỡ lão. Nhất là từ khi thằng con lão Hạc đi xa và khi lão bán cậu Vàng thì ông giáo dường như là chỗ dựa tinh thần, nơi duy nhất của lão Hạc bộc bạch tâm sự của mình. Khi lão Hạc bán cậu Vàng, sang nhà ông giáo với tâm trạng tột cùng đau khổ, thi ông giáo đã ở bên, động viên lão với tấm lòng cảm thông rất mực chân thành. Khi lão Hạc bòn mót tất cả để gửi gắm lại phần để dành cho con, phần để dành lo cho hậu sự của mình, trong khi lão càng ngày càng rơi vào cảnh sống đói khổ, thì ông giáo là người duy nhất hiểu lão: “Tôi giấu giếm vợ, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc”. Người hàng xóm tốt bụng và giàu tình thương của lão Hạc khiến ta xúc động và trân trọng, đó là một nhân cách cao cả.

Cũng giống như biết bao nhân vật người trí thức trong sáng tác của Nam Cao, họ đều là những con người đáng thương. Nếu là một người nông dân bình thường thì cái đói, cái nghèo có lẽ là nỗi khổ duy nhất và lớn nhất. Nhưng với những người trí thức của Nam Cao, họ còn phải gánh trên vai cả nỗi khổ về tinh thần. Những con người có học thức ấy luôn bị dày vò, luôn phải trăn trở trong nghĩ suy. Đi hết câu chuyện, ta nhận ra ông giáo là người luôn phải chứng kiến nỗi đau của người khác. Nhìn xung quanh cuộc sống mình không có lấy một niềm vui, một ánh sáng của sự sống. Cuộc đời bi thương, bất hạnh của gia đình lão Hạc, cách nghĩ của chính vợ ông… khiến ông đau xót thốt lên: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Là người giàu lòng yêu thương nhưng ông cũng bất lực trước hoàn cảnh của người khác. Lão Hạc luôn bên ông, luôn chia sẻ với ông tâm sự những suy ngẫm về cuộc đời nhưng rồi, ông giáo có giữ nổi lão Hạc ở lại cõi đời này đâu. Kết thúc, lão vẫn chết một cách thê thảm, đáng thương. Vợ ông giáo có cái nhìn lệch lạc về lão Hạc nhưng ông cũng chỉ ngậm ngùi “bởi thị khổ quá rồi, có bao giờ thị nhìn thấy nỗi khổ của người khác đâu”. Ta thấy ông giáo là một nhân vật vừa đáng thương vừa đáng trọng.

Những triết lý ông rút ra về nỗi buồn trước cuộc đời và con người đã tạo cho ông một tiếng nói riêng trong truyện. “Chao ôi, đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố" mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”. Ông giáo không chỉ tỏ ra rất hiểu vì sao mà vợ ông lại không chịu giúp lão Hạc và cảm thông với những nỗi khổ của thị. Ông giáo chỉ buồn mà không nỡ giận và còn nhắc nhở mình phải cố tìm hiểu họ, đồng cảm với họ. Mặt khác ông còn buồn vì thấy lão Hạc gần như làm ngơ trước sự giúp đỡ của ông làm cho hai người dần xa nhau. Nhưng khi biết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, nghe câu nói đầy mỉa mai của y dành cho lão Hạc thì ông còn buồn hơn. Ông cảm thấy thất vọng trước sự thay đổi cách sống do không chịu đựng được đói khổ, “túng ăn vụng, đói làm càn” của một người vốn có bản tính trong sạch, giàu lòng tự trọng như lão Hạc. Ông giáo buồn vì bản năng đã chiến thắng nhân tính mất rồi! Nhưng sau cái chết bất ngờ và bi thảm của lão, tâm trạng của ông lại biến chuyển, có thêm những suy nghĩ khác. Trước hết ông thấy cuộc đời không thật đáng buồn vì có những cái chết mang tinh thần hi sinh đầy cao đẹp như của lão Hạc. Cái chết cho thấy nhân tính đã chiến thắng, lòng tự trọng vẫn giữ chân con người trước bờ vực của sự tha hóa. Ông giáo ngỡ ngàng nhận thấy: “nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo một nghĩa khác” là ở chỗ, những người tốt như lão Hạc, đáng thương, đáng thông cảm như thế nhưng cuối cùng vẫn có hoàn cảnh bế tắc, hoàn toàn vô vọng, vẫn phải tìm đến cái chết như là cứu cánh duy nhất, như là sự giải thoát tự nguyện và bất đắc dĩ. Và càng đáng buồn hơn vi không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa cái chết của lão. Tâm trạng của ông giáo chứa chan một tình yêu thương và lòng nhân ái sâu sắc nhưng cũng thâm trầm với giọng điệu buồn và bi quan. Chỉ còn đó một chút niềm an ủi với vong linh người vừa chết kia là ông giáo cố gắng giữ trọn lời hứa, giữ trọn mảnh vườn để có dịp gặp và trao tận tay người con trai lão Hạc.

Có một điều không phải dễ dàng bạn đọc nào cũng nhận ra rằng: người đau khổ nhất truyện chưa hẳn đã là những con người nhỏ bé, bất lực như lão Hạc, con lão Hạc, Binh Tư,… mà lại là ông giáo – con người biết tất cả mọi nỗi đau của mọi kiếp người mà đành bất lực “ngậm đau khổ để gửi vào im lặng”.

Xây dựng nhân vật ông giáo, Nam Cao như muốn tặng cho lão Hạc một người bạn để an ủi, chia sẻ nhưng cũng với nhân vật này, nhà văn muốn bày tỏ quan điểm, suy ngẫm về kiếp người và cuộc đời. Ta như bắt gặp hình bóng của Nam Cao trong ông giáo. Những nét tương đồng của nhân vật này và nhà văn như một lời tâm sự chân thành mà tác giả gửi vào trang viết. Văn là người. Một trái tim ấm nóng tình nhân đạo, lòng yêu thương với con người cứ bùng lên mãnh liệt trong trang viết của Nam Cao. Có thể không thể thay đổi cuộc đời của những người trí thức trong sáng tác của mình nhưng ta vẫn tin rằng dù cuộc đời có nghiệt ngã đến đâu thì họ vẫn giữ được những nét nhân cách đáng trọng của mình.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8 các Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

  • Soạn bài Lão Hạc
  • Soạn Văn 8: Lão Hạc
  • Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.[1] Truyện đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1.

Lão HạcTruyện ngắnThông tin tác phẩmTên gốcLão HạcTác giảNam CaoThời gian sáng tác1943Triều đại sáng tácNhà Nguyễn [1802–1945]Quốc gia Việt NamNgôn ngữTiếng ViệtThể loạiTruyện ngắnKiểu sáchVăn họcChủ đềTình cảnh người nông dân thời Pháp thuộc

Lão Hạc[2] là một người nông dân chất phác, hiền lành. Vợ lão mất sớm, lão còn có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho con. Sau này, người con gái mà con trai lão yêu thương hết mực ấy lại lấy con trai một ông phó lí, nhà có của. Hắn vì phẫn chí đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền theo công-ta [hợp đồng]. Lão Hạc luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão.

Lão có một con chó tên là Vàng – con chó do con trai lão trước khi đi đồn điền cao su đã để lại. Lão coi nó như một người thân trong gia đình. Lão gọi nó là "cậu Vàng" và rất mực yêu thương nó. Tuy nhiên, vì gia cảnh nghèo khó lại còn trải qua một trận ốm, lão đã kiệt quệ, không còn sức để nuôi nổi bản thân, huống chi là còn có thêm một con chó. Nên ông lão đành cắn răng bán "cậu Vàng" đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó". Lão đã khóc rất nhiều với ông giáo [người hàng xóm thân thiết của lão, và cũng là một người tri thức nghèo]. Nhưng cũng kể từ đó, lão sống khép kín, lủi thủi một mình.

Sau khi trao gửi hết tài sản cũng như nhờ vả chuyện ma chay sau này của mình cho ông giáo, Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó xin từ Binh Tư. Khi nghe chuyện lão Hạc xin bả chó, ông giáo hiểu lầm và có đôi chút thất vọng về con người lương thiện ấy. Nhưng rồi, tới khi chứng kiến cái chết dữ dội và đau đớn của lão, ông giáo mới hiểu ra rằng: "Lão Hạc đã chọn cái chết để bảo toàn lòng tự trọng, bảo toàn mảnh vườn mà lão có chết cũng không phạm đến do người vợ quá cố để lại cho đứa con trai của lão."

Năm 1980, Lão Hạc cùng với hai tác phẩm khác của nhà văn Nam Cao là Sống mòn và Chí Phèo đã được dựng thành bộ phim mang tên "Làng Vũ Đại ngày ấy".[3] Vai Lão Hạc lúc đó đã được giao cho nhà văn Kim Lân.

Trong phim, do là sự kết hợp của ba tác phẩm nên một số chi tiết đã được thay đổi so với truyện của Nam Cao, cụ thể như sau [chỉ tính riêng với tác phẩm Lão Hạc]:

  1. Bá Kiến vì ham mảnh vườn của Lão Hạc nên đã nghĩ ra nhiều lý do ép Lão Hạc phải bán mảnh vườn cho hắn như nói dối rằng con lão đang theo phát xít Nhật và bị truy bắt, lão phải bán vườn cho hắn thì hắn mới chạy chọt giúp.
  2. Chi tiết Binh Tư là người cho lão Hạc bả chó được thay thế bằng nhân vật Chí Phèo, sau khi Lão Hạc chết Chí Phèo lấy hết tài sản kể cả mảnh vườn
  3. Câu chuyện của Lão Hạc đã được thầy giáo Thứ viết và được đăng báo.

Năm 2020, đạo diễn Trần Vũ Thủy làm phim Cậu Vàng với nội dung lấy cảm hứng từ truyện Lão Hạc nhưng phát triển theo hướng khác hẳn, thay vì trung thành với nguyên tác. Phim được phát hành tại các rạp trên toàn Việt Nam vào ngày 8-1-2021.[4] Phim bị chê nhiều lỗi và chỉ thu được 2 tỷ đồng trong tuần đầu công chiếu, phim không tạo được hiệu ứng tích cực và chịu lỗ nặng.[1]

  • Nam Cao
  • Chí Phèo
  • Văn học hiện thực
  • Kim Lân

  1. ^ a b “Phim 'Cậu Vàng' bị chê nhiều lỗi”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập 21 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ “Lão Hạc: Bức tranh u ám về cuộc sống người dân Việt Nam trước năm 1945”. Revelogue. 25 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ 'Lão Hạc' Kim Lân - một 'tài tử điện ảnh'”. thethaovanhoa.vn. 18 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  4. ^ “Lão Hạc và mối quan hệ cực kỳ thân thiết cùng Cậu Vàng”. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập 21 tháng 1 năm 2021.

  Bài viết chủ đề văn học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:

Lão Hạc

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lão_Hạc&oldid=67459218”

Video liên quan

Chủ Đề