Các đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật lớp 6

Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nghĩ về một nhân vật trong Bài học đường đời đầu tiên, Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nghĩ về một nhân vật

Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nghĩ về một nhân vật trong Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Đoạn văn cảm nhận về một nhân vật

Hy vọng với 2 đoạn văn mẫu dưới đây, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu.

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn [khoảng 5 – 7 dòng] nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn văn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ. Xác định chủ ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó. 

Cảm nghĩ về một nhân vật – Bài học đường đời đầu tiên

Khi đọc đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với nhân vật Dế Mèn. Chàng dế ấy rất khỏe mạnh, cường tráng. Dế Mèn sống tự lập từ lúc còn rất nhỏ. Hàng ngày, chú ta đi chu du khắp nơi, đi đến đâu cũng làm cho những con vật nhỏ bé sợ hãi. Đặc biệt là người hàng xóm của Dế Mèn – Dế Choắt. Cậu ta là một chú dế gầy gò, ốm yếu. Bởi vậy mà Dế Mèn đã luôn có thái độ trịch thượng, coi thường Choắt. Một hôm, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Sau đó, Dế Mèn đã nhận ra bài học đường đời đầu tiên quý giá.

Câu mở rộng: Chàng dế ấy rất khỏe mạnh, cường tráng. [Cụm danh từ: Chàng dế ấy]

Cảm nghĩ về một nhân vật – Ông lão đánh cá và con cá vàng

Trong “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, nhân vật ông lão đánh cá đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Con người lương thiện ấy đã sẵn sàng thả con cá vàng về biển khi nghe thấy lời cầu xin. Tuy cuộc sống nghèo khổ, nhưng ông vẫn không vì thế mà nảy sinh lòng tham muốn cá vàng đền đáp. Nhưng ông lão cũng là một con người quá nhu nhược. Dù bà vợ độc ác hết lần này đến lần khác mắng mỏ, đưa ra những yêu cầu vô lí. Ông vẫn chỉ biết lẳng lặng làm theo, không hề có chút phản kháng. Như vậy, nhà văn Puskin đã xây dựng nhân vật ông lão đánh cá trở thành một hình tượng giàu tính nhân văn, đại diện cho cái thiện, lòng tốt của con người. Tuy nhiên nhân vật này cũng là một lời nhắc nhở chúng ta về sự nhu nhược trong cuộc sống.

Câu mở rộng: Con người lương thiện ấy đã sẵn sàng thả con cá vàng về biển khi nghe thấy lời cầu xin. [Cụm danh từ: con người lương thiện ấy]

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

viết đoạn văn ngắn [ 5-7 dòng ] nêu cảm nghĩ của em về nhân vật dế mèn trong tác phẩm "bài học đường đời đầu tiên".

Các câu hỏi tương tự

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.

Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.

Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.

Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 6.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cáĐoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá

chiase24.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá, mời các bạn học sinh cùng tham khảo.

Đề bài: Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật ông lão trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá – Mẫu 1

Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện về nhân vật ông lão đánh cá. Trong một lần đi đánh cá, ông lão đã bắt được con cá vàng, nhưng nhận được lời cầu xin tha mạng nên ông đã thả nó đi. Từ hành động này, chúng ta thấy được ông lão là một người hiền lành, nhân hậu. Ông cứu cá vàng mà không cần đến sự trả ơn. Ông lão vì tôn trọng những ý muốn của vợ nên đã ra biển cầu xin cá vàng, lúc này cá vàng nổi lên đáp ứng nguyện vọng của mụ. Nhưng càng lúc, lòng tham của mụ vợ càng trở nên quá quắt: một ngôi nhà mới, làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng và làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ. Ông lão trở nên đáng thương vô cùng, hết lần này tới lần khác, ông lầm lũi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ dù ông không hề muốn cho mình. Có thể thấy, ông lão thực hiện những mong muốn của vợ vì muốn tránh những bất hòa và giữ sự yên ấm trong gia đình. Nhưng điều đáng trách ở ông lão là đã quá nhu nhược, không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với những đòi hỏi quá quắt. Để rồi cuối cùng, mọi hư danh đều biến mất, trả lại cho vợ chồng lão túp lều nát và cái cái máng lợn sứt mẻ. Ông được trở về với cuộc sống vốn như trước đây, tuy nghèo khổ về vật chất nhưng yên bình, thanh thản trong tâm hồn. Truyện đã ngợi ca những con người có tấm lòng nhân hậu như ông lão và cũng là bài học sâu sắc cho chúng ta trong cuộc sống.

Xem Thêm:  Luyện thi IOE tiếng Anh lớp 5 vòng 1 đến vòng 35

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá – Mẫu 2

Nhân vật ông lão đánh cá trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Ông là người hiền lành, không màng đến những thứ vật chất. Khi nghe lời van xin của cá vàng, ông đồng ý tha cho nó mà không cần đền đáp. Nhưng mụ vợ của lão không vậy, khi nghe ông lão kể về việc con cá xin được báo đáp. Mụ ta đã nghĩ ngay đến cái máng lợn vỡ của nhà mình và mong muốn có một cái máng lợn mới hơn. Dù không muốn nhận bất cứ sự trả ơn, cũng không muốn ước cho riêng mình điều gì cả nhưng bản tính thật thà, lại tôn trọng lời nói cũng như ý muốn của vợ nên ông lão đã ra biển cầu xin cá vàng. Nhưng vợ của ông lại là người có lòng tham không đáy, đẩy ông vào biết bao nhiêu tình huống éo le, đau khổ. Sự nhu nhược của ông đã góp phần khiến cho lòng tham của mụ vợ càng lớn hơn, để rồi cuối cùng, mọi thứ của cải đều tan biến. Qua nhân vật ông lão đánh cá, chúng ta đã học được nhiều bài học quý giá.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá – Mẫu 3

Mỗi câu chuyện cổ tích là những bài học sâu sắc dạy ta cách đối nhân xử thế trong cuộc đời. Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá ban cho những điều ước. Ông lão đánh cá là người hiền lành, nhân hậu. Ông đã cứu con cá và không đòi hỏi điều gì cho bản thân. Điều đó cho chúng ta thấy ông là người không màng lợi danh, có tấm lòng vị tha dù hoàn cảnh sống của ông vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Điều đáng nói ở đây là lòng tham của mụ vợ, mụ đã hết lần này tới lần kia mong ước. Ông lão đánh cá cũng chỉ vì tôn trọng những ý muốn của vợ nên đã ra biển cầu xin cá vàng, lúc này cá vàng nổi lên đáp ứng nguyện vọng của mụ. Nhưng lòng tham của mụ vợ là không đáy. Điều đó đẩy ông lão vào hoàn cảnh đáng thương vô cùng. Hết lần này tới lần khác, ông lầm lũi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ dù ông không hề muốn cho mình. Có thể thấy ông lão thực hiện những mong muốn của vợ vì muốn tránh những bất hòa và giữ sự yên ấm trong gia đình. Nhưng điều đáng trách ở ông lão là đã quá nhu nhược, không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với những đòi hỏi quá quắt. Ông lão phải thực hiện những yêu cầu của mụ dù biết là không đúng. Để rồi cuối cùng, mọi hư danh đều biến mất, trả lại cho vợ chồng lão túp lều nát và cái cái máng lợn sứt mẻ. Cuối cùng ông lão đánh cá được trở về với cuộc sống vốn như trước đây, tuy nghèo khổ về vật chất nhưng tâm hồn yên bình, thanh thản.

Xem Thêm:  Văn mẫu lớp 6: Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích nhất

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá – Mẫu 4

Trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, nhân vật ông lão đánh cá đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Trong một lần ra biển đánh cá, ông đã bắt được một con cá vàng. Con cá van xin ông lão thả mình ra và hứa sẽ trả ơn. Ông lão đã thả cá vàng đi mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Dù cuộc sống nghèo khổ, nhưng ông vẫn không vì thế mà nảy sinh lòng tham muốn cá vàng đền đáp. Điều đó cho thấy tấm lòng nhân hậu, lương thiện. Nhưng người đọc cũng thấy được ở nhân vật ông lão đánh cá sự nhu nhước. Dù bà vợ độc ác hết lần này đến lần khác mắng mỏ, đưa ra những yêu cầu vô lý. Ông vẫn chỉ biết lẳng lặng làm theo, không hề có chút phản kháng. Lần nào, ông cũng đi ra biển cầu xin cá vàng, rồi lặng lẽ chấp nhận sự chửi rủa, đánh mắng của vợ. Chính sự nhu nhược của ông đã khiến cho lòng tham của người vợ lớn dần lên. Có thể thấy rằng, nhà văn Puskin đã xây dựng nhân vật ông lão đánh cá trở thành một hình tượng giàu tính nhân văn, đại diện cho cái thiện, lòng tốt của con người. Tuy nhiên nhân vật này cũng là một lời nhắc nhở chúng ta về sự nhu nhược trong cuộc sống.

Xem Thêm:  Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về lòng nhân ái [Dàn ý + 27 Mẫu]

Video liên quan

Chủ Đề