Nguyên nhân và cách chữa bệnh trĩ

Trĩ nội - trĩ ngoại là bệnh lý thường gặp ở trực tràng - hậu môn, đặc trưng bởi tình trạng tĩnh mạch giãn/ phình, gây ứ huyết và hình thành búi trĩ. Bệnh xảy ra chủ yếu do táo bón mãn tính, tiêu chảy kéo dài hoặc do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học.

Trĩ nội - Trĩ ngoại là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa dưới

Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ [tên gọi dân gian: lòi dom] là vấn đề thường gặp nhất ở cơ quan tiêu hóa dưới bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến người trưởng thành và người cao tuổi. Thuật ngữ này đề cập đến hiện tượng phình/ giãn đám rối tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng ứ đọng máu tại tĩnh mạch, gây viêm sưng và đau nhức.

Bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính, bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp

Dựa vào vị trí xuất hiện, bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính sau:

+Trĩ nội [Internal hemorrhoids]: Trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch ở trên đường lược bị phình giãn [vị trí sâu trong ống hậu môn]. Do búi trĩ nằm khuất nếu không thể quan sát bằng mắt thường. Hơn nữa trĩ nội thường không gây đau do vị trí ảnh hưởng không có dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên theo thời gian, búi trĩ có thể phát triển lớn và gây ra hiện tượng sa búi trĩ.

+Trĩ ngoại [External hemorrhoids]: Trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch ở phía dưới đường lược [nằm ở bờ của hậu môn] bị giãn phình và tạo thành búi trĩ. Do nằm ở bờ ngoài của hậu môn nên trĩ ngoại thường gây khó chịu, vướng víu và dễ phát hiện hơn so với trĩ nội.

+Trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp là tình trạng gặp cả 2 loại trĩ trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ thường gây đau nhức, khó chịu, chảy máu khi đại tiện, Tuy nhiên bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay đe dọa đến tính mạng. Điều trị bệnh lý này bắt buộc phải kết hợp với sử dụng thuốc, can thiệp thủ thuật xâm lấn và điều chỉnh lối sống.

Các cấp độ của bệnh trĩ

Bệnh trĩ được phân thành 4 cấp độ khác nhau, bao gồm:

- Trĩ ngoại:

+Trĩ ngoại cấp độ 1: Búi trĩ tụ máu, cương và gây viêm, có thể gây chảy máu khi đại tiện.Trĩ ngoại cấp độ 2: Búi trĩ có xu hướng sa xuống khi rặn hoặc co lại sau khi đại tiện.

+Trĩ ngoại cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi vệ sinh nhưng không thể tự co lên như cấp độ 2. Ở cấp độ này, phải dùng tay để búi trĩ lên.

+Trĩ ngoại cấp độ 4: Búi trĩ sa thường xuyên ngay cả khi không đi đại tiện. Một số trường hợp có thể xuất hiện trĩ tắc mạch hiện tượng búi trĩ xuất hiện cục máu đông do mao mạch bị vỡ.

- Trĩ nội:

+Trĩ nội độ 1: Trĩ mới hình thành nên thường không có cảm giác đau. Tuy nhiên khi đại tiện, phân có thể ma sát với búi trĩ, gây chảy máu và đau rát.

+Trĩ nội độ 2: Búi trĩ bắt đầu có dấu hiệu sa xuống nhưng thường không rõ rệt [búi trĩ nằm thập thò ở ống hậu môn]. Nếu có tác động rặn, búi trĩ có thể sa ra ngoài và tự co lại mà không cần can thiệp.

+Trĩ nội độ 3: Búi trĩ có xu hướng dày và tăng kích thước, bề mặt thô và có màu đỏ sẫm. Ở cấp độ này, búi trĩ có xu hướng sa ra bên ngoài kể cả khi đại tiện, vận động mạnh hoặc ho và chỉ thụt vào trong khi sử dụng tay.

+Trĩ nội độ 4: Búi trĩ bình to, sa hoàn toàn ra ngoài ống hậu môn và không thể thụt vào bên trong ngay cả khi dùng tay đẩy.

Nguyên nhân và Yếu tố rủi ro gây trĩ nội, trĩ ngoại

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh trĩ nội, trĩ ngoại là do tăng áp lực lên hậu môn trực tràng khiến tĩnh mạch bị phình/ giãn và gây ra hiện tượng sưng viêm do ứ máu.

Táo bón mãn tính là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh trĩ

Một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro làm tăng áp lực lên trực tràng hậu môn và gây bệnh trĩ, bao gồm:

+Táo bón mãn tính: Táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Ở người bị táo bón, áp lực từ hoạt động đại tiện có thể gây áp lực lên trực tràng hậu môn và dẫn đến hiện tượng phình/ giãn tĩnh mạch.

+Tiêu chảy mãn tính: Ngoài tình trạng táo bón mãn tính, tiêu chảy kéo dài cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phình giãn tĩnh mạch. Tiêu chảy làm tăng tần suất đi ngoài, gây áp lực và kích thích lên mô niêm mạc hậu môn.

+Tuổi tác cao: Tuổi tác cao có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế hình thành bệnh trĩ. Ở những người cao tuổi, cấu trúc mô nâng đỡ tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng có xu hướng trở nên lỏng lẻo và dễ bị giãn phình khi có tác động.

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh trĩ có thể khởi phát do một số yếu tố rủi ro như:

+Mang thai: Áp lực từ sự phát triển của thai nhi và sự giãn nở của tử cung có thể làm chậm nhu động ruột, gây táo bón và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

+Béo phì: Người béo phì thường có cân nặng cao, dẫn đến hiện tượng tăng áp lực lên vùng bụng và trực tràng hậu môn. Do đó bệnh trĩ có xu hướng khởi phát ở những đối tượng có cân nặng vượt mức.

+Thói quen ăn uống: Chế độ ăn ít chất xơ, ăn quá no, thường xuyên ăn uống bên ngoài, có thể gây táo bón/ tiêu chảy mãn tính và gián tiếp gây ra bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.

+Ít vận động: Thói quen ít vận động không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp mà còn tác động tiêu cực đến nhu động ruột, tăng nguy cơ táo bón và các bệnh lý về hậu môn như trĩ, nứt kẽ hậu môn,

+Thói quen sinh hoạt: Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh trĩ cũng có thể tăng lên khi có các thói quen xấu như nhịn đi vệ sinh, căng thẳng thần kinh, ngồi quá lâu, quan hệ đồng tính nam,

Các triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ

Triệu chứng của bệnh trĩ tùy thuộc vào vị trí khởi phát [trĩ nội/ trĩ ngoại] và giai đoạn tiến triển. Vì vậy triệu chứng lâm sàng có thể khác nhau ở từng trường hợp.

Một số triệu chứng điển hình của bệnh trĩ, bao gồm:

+Chảy máu khi đại tiện [Ban đầu chỉ xuất hiện 1 ít máu ở trên giấy vệ sinh hoặc dính vào phân. Tuy nhiên theo thời gian, máu có thể chảy thành giọt hoặc bắn thành tia]

+Vùng hậu môn có xu hướng ngứa ngáy và khó chịu do quá trình bài tiết dịch nhầy

+Các mô xung quanh hậu môn bị kích thích, dẫn đến tình trạng đỏ và sưng viêm

+Trĩ nội thường không gây đau tuy nhiên nếu do trĩ ngoại, búi trĩ có thể gây đau khi đại tiện, ngồi hoặc nằm

+Một số trường hợp có thể kèm theo nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn hoặc nghẹt hậu môn

Để xác định loại trĩ gặp phải, bạn có thể tham khảo một số triệu chứng cụ thể như:

Các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ ngoại, bao gồm:

+Thường xuyên đi ngoài ra máu

+Đau rát hậu môn [triệu chứng này thường kéo dài âm ỉ cả ngày, có thể tăng lên khi ngồi hoặc khi đại tiện]

+Búi trĩ sa hoàn toàn ra khỏi ống hậu môn

+Hậu môn có cảm giác nặng tức và vướng víu

+Sờ vào hậu môn nhận thấy mẩu thịt thừa thực chất là búi trĩ phồng và sa ra bên ngoài

+Quan sát búi trĩ nhận thấy có màu đỏ sẫm, hiện rõ các tĩnh mạch chồng chéo và ngoài ngoèo

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ nội, bao gồm:

+Ít gây đau ngay cả khi chảy máu

+Chảy máu khi đại tiện

+Vùng hậu môn ẩm ướt và khó chịu do dịch nhầy được bài tiết

+Theo thời gian, búi trĩ nội có thể sa ra bên ngoài và gây ra các triệu chứng tương tự trĩ ngoại

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ là một trong những vấn đề thường gặp ở đường tiêu hóa dưới. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không can thiệp điều trị, bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như:

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

+Thiếu máu: Trĩ nội và trĩ ngoại đều gây ra hiện tượng chảy máu khi đi vệ sinh. Vì vậy bệnh trĩ kéo dài có thể gây làm tăng nguy cơ thiếu máu và giảm thể trạng.

+Trĩ tắc mạch: Trĩ tắc mạch là biến chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại. Biến chứng này xảy ra khi mạch máu bị vỡ, gây xuất huyết và hình thành cục máu đông. Trĩ tắc mạch thường gây ứ máu, kích thích búi trĩ sưng viêm và đau nhức dữ dội.

+Tăng nguy cơ mắc các bệnh hậu môn trực tràng: Bệnh trĩ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trực tràng hậu môn như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, áp xe hậu môn,

Chẩn đoán bệnh trĩ bằng cách nào?

Bệnh trĩ được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng và xem xét tiền sử bệnh lý [tiêu chảy/ táo bón mãn tính, hội chứng ruột kích thích,]. Sau đó bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng như:

+Xét nghiệm tìm máu trong phân: Phần lớn các trường hợp bị trĩ đều gây chảy máu trong quá trình đại tiện. Do đó bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm phân nhằm tìm sự hiện diện của vết máu tươi.

+Soi đại tràng sigma: Đại tràng sigma nằm gần kề với trực tràng hậu môn, có chức năng lưu trữ phân trước khi được đào thải ra bên ngoài. Kỹ thuật chẩn đoán này được thực hiện nhằm chẩn đoán với một số bệnh lý có triệu chứng tương tự bệnh trĩ như xoắn đại tràng sigma, viêm túi thừa đại tràng, polyp đại tràng, viêm đại tràng,

+Nội soi hậu môn: Ngoài ra, bác sĩ có thể nội soi hậu môn nhằm qua sát biểu hiện của búi trĩ và xác định cấp độ bệnh.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị tương ứng với từng trường hợp cụ thể.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh trĩ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và can thiệp thủ thuật xâm lấn, cần phối hợp với chế độ chăm sóc khoa học nhằm giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ kiểm soát tiến triển bệnh. Với những trường hợp đã điều trị dứt điểm, cần tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh nhằm phòng ngừa bệnh trĩ và các vấn đề hậu môn trực tràng tái phát.

Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại:

+Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày và bổ sung một số loại thực phẩm, thức uống tốt cho hệ tiêu hóa như nước lọc, nước ép trái cây, sữa chua, rau xanh, các loại củ, nấm,

+Hạn chế uống rượu bia, cà phê, thức ăn cay nóng và nhiều gia vị.

+Tập thói quen đại tiện theo giờ và hạn chế tình trạng rặn khi đi cầu. Nếu bị táo bón mãn tính, nên sử dụng thuốc nhuận tràng và thuốc bôi trơn để giảm áp lực trong quá trình đại tiện.

+Tập thể dục từ 15 30 phút/ ngày giúp cải thiện nhu động ruột, hạn chế nguy cơ táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.

+Không nên ngồi quá lâu. Nếu làm công việc văn phòng, nên đi lại sau mỗi 2 giờ làm việc.

+Hạn chế thức khuya, căng thẳng và stress.

+Có thể ngâm hậu môn với nước muối ấm để làm mềm vùng da xung quanh và giảm áp lực khi đại tiện.

Bệnh trĩ nội trĩ ngoại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hơn nữa nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực và gây ra các biến chứng nặng nề. Vì vậy nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: //earthhour.org.vn/

Video liên quan

Chủ Đề