Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của một cá nhân nào đó mà là của toàn xã hội. Bởi thực phẩm là nguồn dinh dưỡng nuôi sống chúng ta hàng ngày và còn có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

Vì vậy nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ gây hại cho sức khỏe của con người, suy giảm sức khỏe, tác động tiêu cực đến rất nhiều lĩnh vực khác trong hiện tại và về lâu dài. Với những Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng được chia sẻ ở bài viết sau đây Luật VN hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.

Quý khách cần tư vấn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hãy liên hệ với Luật VN hotline/zalo: 0763387788

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh 

+ Trước tiên tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh đó là về diện tích. Bất cứ một cơ sở kinh doanh lĩnh vực nhà hàng đều phải đảm bảo có đủ diện tích để xây dựng các khu vực thiết yếu. Các khu chức năng này phải được bố trí hợp lý và thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản cũng như chế biến đảm bảo vệ sinh.

+ Thứ 2 về kết cấu nhà cửa, thiết kế không gian, vật liệu xây dựng cần phù hợp với sản phẩm và quy mô kinh doanh. Không gian nhà hàng phải tránh các vi sinh vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại, không bị ngập nước, đọng nước, không bị ảnh hưởng bởi các khu vực có nguồn ô nhiễm như nước, không khí, hóa chất độc hại.

+ Cơ sở kinh doanh phải thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, khu vực thay đồ, khu vệ sinh và các khu vực khác tách biệt đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt khu vực vệ sinh phải được xây dựng ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm. Cửa ra vào nhà vệ sinh không được mở thông với khu vực chế biến, bảo quản thực phẩm.

+ Đảm bảo nguồn sáng và không gian thông thoáng ở tất cả khu vực. Có đủ nguồn nước sạch để thực hiện các công việc liên quan đến vệ sinh, chế biến thực phẩm.

+ Thực phẩm, nguyên liệu chế biến phải đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ và còn hạn sử dụng.

+ Cơ sở kinh doanh nhà hàng phải có giấy phép đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp.

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng đối với dụng cụ, trang thiết bị 

Đối với trang thiết bị và dụng cụ của cơ sở kinh doanh nhà hàng cần đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

+ Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị chuyên biệt để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và được bảo quản phù hợp theo yêu cầu của từng loại thực phẩm. Có thể kể đến như các loại tủ trưng bày sản phẩm, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, các loại chén, bát, thìa, dĩa…

+ Cơ sở kinh doanh phải có thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại đảm bảo hoạt động hiệu quả, không sử dụng thuốc, động vật diệt côn trùng, diệt chuột trong khu vực chế biến, bảo quản thực phẩm.

+ Có đầy đủ trang thiết bị để kiểm soát việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh. 

+ Tất cả các thiết bị dụng cụ, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm cần luôn đảm bảo chính xác và được kiểm tra định kỳ theo đúng quy định.

+ Cơ sở chỉ sử dụng các chất tẩy rửa thông dụng trong sinh hoạt, chế biến thực phẩm lưu ý không được dùng chất tẩy rửa độc hại.

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng đối với nhân viên nhà hàng

+ Chủ cơ sở kinh doanh và người trực tiếp kinh doanh nhà hàng phải trải qua thời gian tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật

+ Chủ cơ sở kinh doanh, người trực tiếp kinh doanh nhà hàng và người quản lý tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cần trải qua quá trình khám và nhận được Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

+ Trong khu vực kinh doanh thực phẩm tất cả các nhân viên cần đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định mặc trang phục bảo hộ riêng, không được ăn kẹo cao su, không khạc nhổ bừa bãi, không hút thuốc hoặc có bất kỳ hành động nào gây mất vệ sinh.

+ Những người mắc các bệnh thuộc bệnh truyền nhiễm đã được Bộ Y tế quy định không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình kinh doanh thực phẩm sẽ tuyệt đối không được tham gia vào quá trình kinh doanh thực phẩm.

Như vậy chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu về các quy định về Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng. Nếu các bạn cần tư vấn và cung cấp thêm các thông tin về vấn đề này hãy liên hệ với Luật VN. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Thứ nhất là từ phía nhà sản xuất-kinh doanh  

Vì lợi nhuận mà quên mất đạo đức kinh doanh. Họ cố tình tạo ra sản phẩm không an toàn: ví dụ sử dụng hóa chất phẩm màu ngoài danh mục quy định của bộ y tế  trong sản xuất,chế biến thực phẩm như melamine, Rhodamine B, Formon, hàn the.vv.. hoặc do điều kiện chủ quan của người sản xuất trong việc lạm dụng hóa chất trừ sâu diệt cỏ trong sản xuất, bảo quản, lưu thông hàng hóa. Và chính những sản phẩm này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, trước mắt là ngộ độc cấp, và lâu dài gây ra nhiều bệnh mãn tính và  ảnh hưởng đến nòi giống của chúng ta.  

Thứ hai, về phía nhà quản lý:   

Có thể nói sự buông lỏng, sự  làm ngơ và cả sự chồng chéo về quản lý của nhiều cơ quan trong thời gian dài làm cho việc sản xuất kinh doanh thực phẩm bị càng mất an toàn hơn và càng khó kiểm soát hơn. Hiện nay chúng ta chưa có các chế tài thống nhất đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm. Chẳng hạn Nghi định số 128/2005/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản đối với "hành vi sử dụng các loại thuốc thú y, hóa chất, phụ gia chế biến bị cấm sử dụng, không được phép lưu hành ở VN hoặc sử dụng không đúng quy định của pháp luật thì bị phạt từ 3-5 triệu đồng. Trong khi đó Nghị định số 45/2005/NĐ-CP Chính phủ về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có cùng hành vi là sản xuất kinh doanh thực phẩm hoặc sản phẩm chế biến từ thịt gia cầm, gia súc, thuỷ sản, rau quả do bị bệnh, bị ngộ độc, chết không rõ hoặc bị ngâm tẩm trong các chất hóa học không được phép sử dụng thì mức phạt tiền là từ 10-15 triệu đồng.   

 Trong thời gian gần đây mặc dù chúng ta đã chú trọng tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra chất lượng ATVSTP, và phát hiện không ít vụ vi phạm, nhưng hầu như các đoàn thanh tra ít quan tâm xử phạt, lí do vừa  thiếu chế tài nhưng đáng quan tâm hơn là do trách nhiệm của cán bộ chúng ta chưa cương quyết làm đến nơi đến chốn, ví dụ trong năm 2009 tại Quảng Trị ngoài đoàn thanh tra liên ngành cấp tỉnh, có 9 đoàn thanh tra liên ngành cấp huyện tổ chức thanh, kiểm tra ATVSTP, nhưng chỉ có thanh tra tỉnh và thành phố Đông hà có xử phạt , còn lại 8 huyện hầu như không có xử phạt mà chỉ kiểm tra nhắc nhở và cảnh cáo, càng làm cho các cơ sở XSKDTP chây lỳ, không tuân thủ thực hiện đúng các quy định của pháp luật.  

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tình trạng vi phạm gia tăng đó là sự yếu kém trong công tác quản lý phát hiện của cán bộ làm công tác ATVSTP. Đối với Việt Nam chúng ta An toàn thực phẩm là một ngành mới, còn non trẻ. Hệ thống Chi cục ATVSTP tỉnh mới thành lập trong năm 2009, cán bộ thiếu một cách trầm trọng, đặc biệt chưa có cán bộ thanh tra chuyên ngành ATTP, mà phải dựa vào cán bộ thanh tra y tế để tổ chức các đợt thanh tra liên ngành và cũng chỉ tổ chức được 2-3 đợt trong năm, với mỗi đợt từ 7 – 10 ngày, còn lại 11 tháng trong năm chúng ta không tiến hành thanh, kiểm tra được.  

Đặc biệt nghiêm trọng hơn là khả năng phát hiện tình trạng mất ATVSTP của chúng ta hiện nay quá kém, do hệ thống labo xét nghiệm chưa được đầu tư, việc kiểm nghiệm phát hiện mất ATTP hiện nay chủ yếu dựa vào phòng xét nghiệm của TTYTDP tỉnh nhưng đây là phòng labo xét nghiệm phát hiện dịch bệnh và ở đây thì năng lực kiểm nghiệm cũng còn yếu và thiếu, nhiều mẫu kiểm nghiệm phải gửi việm kiểm nghiệm trung ương mới làm được.   

Nguyên nhân thứ 3 là từ chính người tiêu dùng:  Rõ ràng là người tiêu dùng quá dễ dãi trong việc lựa chọn đồ ăn, thức uống cho mình. Gọi là tự chuốc họa vào thân. Tâm lý mê rẻ, tâm lý nhìn bề ngoài bắt mắt làm cho chúg ta bỏ qua chất lượng của sản phẩm.                 

 Tags: quy định, an toàn, thực phẩm, sản phẩm, sản xuất, lạm dụng, kinh doanh, sử dụng, ảnh hưởng, sức khỏe, hóa chất, nhất là, lợi nhuận, đạo đức, danh mục, chủ quan, bảo quản, lưu thông, hàng hóa, nghiêm trọng, trước mắt

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề