Công việc chốt đơn hàng tại nhà có lừa đảo không

Lừa đảo việc làm kiểu mới

Sau những thông tin "bán hàng không phải ôm hàng, viết đánh giá cho shop online, sửa lỗi chính tả cho các bài đăng bán hàng, xem video, đọc tin tức"... có thể là những bẫy lừa những người tìm việc

  • Trắng trợn lừa đảo việc làm

  • Thận trọng để tránh bị lừa đảo

  • 22 lao động ở Malaysia về nước: Phát hiện hai cán bộ xã tiếp tay cho kẻ lừa đảo

  • Thêm một vụ lừa đảo xuất khẩu lao động

Đánh vào tâm lý đầu năm nhiều người muốn thay đổi công việc, môi trường làm việc, trong đó có nhiều người quen với cách làm việc tại nhà do dịch bệnh, muốn kiếm thêm thu nhập..., là cơ hội cho những kẻ lừa đảo giấu mặt ra tay. Những kẻ lừa đảo còn nhắm đến các bà mẹ bỉm sữa, nữ công nhân nhẹ dạ, sinh viên muốn làm thêm.., nên liên tục chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Google với những nội dung: "Shopee, Lazada, Tiki, Sendo tuyển cộng tác viên bán hàng ảo để tăng lượng đơn hàng", "nhận đánh giá tốt trên các sàn thương mại điện tử cho các shop kinh doanh online"... Yêu cầu tuyển dụng rất đơn giản, chỉ cần có điện thoại thông minh hoặc máy tính cá nhân và tài khoản ngân hàng...

Mua hàng ảo, mất tiền thật

"Mồi" hấp dẫn nhất và cũng đánh trúng tâm lý nhất mà những kẻ lừa đảo ẩn danh đưa ra nhử chính là mua hàng trực tuyến nhưng không cần nhận hàng, kinh doanh nhưng không phải ôm hàng mà lợi nhuận rất cao, thù lao được trả hằng ngày. Đây quả thật là một công việc trong mơ của nhiều người có máu kinh doanh online.

"Công việc chính quy, trả lương theo ngày. Chào mừng năm 2022, cơ hội làm việc trên điện thoại nhận lương 10 triệu đến 30 triệu đồng/tháng đang chờ bạn. Chỉ cần trên 23 tuổi, liên hệ ngay với Zalo ID zalo.me/84927xxx". Đó là nội dung tin nhắn tuyển dụng mà chị Lê Thị Thu H. [25 tuổi, quê Gia Lai] nhận được sau kỳ nghỉ Tết. Với nhiều người, đây rõ ràng là tin nhắn rác và chẳng quan tâm làm gì. Nhưng với chị H. - người đang mất việc làm còn nuôi con - lại là một cơ hội tốt. Sau khi làm theo hướng dẫn, chị H. đã đồng ý trở thành cộng tác viên bán hàng của một gian hàng ảo trên mạng có tên Shop... Công việc của chị là chốt mua một món hàng ảo theo link [đường dẫn] mà đối tượng lừa đảo gửi nhưng không cần nhận hàng. Sau khi giao dịch thành công, chị H. sẽ được hoàn lại số tiền bỏ ra mua hàng và nhận thêm từ 10% đến 20% hoa hồng trên tổng số tiền của đơn hàng đó. "Sau khi họ hướng dẫn tôi cách làm việc, thao tác mua hàng, chuyển khoản và cung cấp tài khoản ngân hàng để họ thanh toán tiền gốc và hoa hồng, tôi thấy làm rất được. Có ngày tôi kiếm được 800.000 đồng. Thấy công việc dễ kiếm tiền mà cũng nhàn nên tôi cứ như thế làm cho đến khi mất sạch tiền tiết kiệm và cả tiền mượn mẹ. Giờ tiền mua sữa cho con cũng chẳng còn" - chị H. thở dài.

Thấy chị H. đã "cắn câu", kẻ lừa đảo bắt đầu "xuất chiêu" tính điểm thưởng để gia tăng thu nhập cho người mua hàng ảo. Những đơn hàng sau đó từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng sau khi mua, chốt đơn, chuyển tiền thanh toán nhưng không được hoàn trả như cam kết. Kẻ lừa đảo "động viên", chúc mừng H. đang được 95 điểm thưởng, còn 5 điểm nữa là sẽ nhận được mức thưởng tuần lên đến 10 triệu đồng. "Họ cứ nói rằng nếu nhận hoa hồng đơn thuần thì kiếm được ít hơn. Nên hoàn thành điểm số để gia tăng tiền thưởng. Cách họ nói và những người trong hệ thống nhắn tin qua lại làm tôi tin tưởng sẽ sớm hoàn thành nhiệm vụ và kiếm thêm được 10 triệu đồng ngoài tiền hoa hồng. Không đủ tiền chi trả đơn hàng, tôi mượn tiền mẹ để hoàn thành 100 điểm. Khi đó số tiền tôi bỏ ra mua hàng mà chưa nhận được hoa hồng đã lên đến 98 triệu đồng" - chị H. kể lại.

Vì thiếu hiểu biết, nhiều người đã mất hàng trăm triệu đồng cho việc làm ảo. [Ảnh chỉ có tính minh họa]. Ảnh: NHƯ HUỲNH

"Cày view" và cái kết

Có công việc nghe chừng rất đơn giản, đó là chỉ cần ngồi xem các video, đọc tin tức thì tiền sẽ tự động vào tài khoản. Chiêu lừa đảo này xuất hiện đánh vào tâm lý của nhiều người tìm đến những kênh giải trí trên mạng xã hội, đặc biệt là YouTube, TikTok... Dựa trên nhu cầu có thật về việc tăng lượt xem [view], lượt theo dõi [follow] các video nhằm mục đích quảng cáo hoặc tăng độ đánh giá [rating] của kênh, một số đối tượng đã nhân cơ hội này để thực hiện các phi vụ lừa đảo.

Kẻ lừa đảo sẽ chọn những người có thời gian rảnh, có mong muốn kiếm thêm thu nhập để lừa đảo chiếm đoạt thời gian, tiền bạc. Công việc của "con mồi" khá đơn giản, đó là chỉ cần ngồi một chỗ, xem video, đọc tin tức trên mạng là sẽ có tiền. Kẻ lừa đảo cam kết cứ xem 10 giây thì được 50 đồng. Mỗi ngày người làm công việc này được cung cấp hàng trăm video để gia tăng thu nhập. Tuy nhiên, để làm loại công việc này, người được tuyển dụng phải đóng vài trăm ngàn đồng gọi là phí kích hoạt tài khoản. Thấy khoản phí này cũng không đáng là bao so với những lời hứa hẹn kiếm tiền triệu mỗi ngày từ việc xem video, nhiều người đã sập bẫy. Theo phản ánh của nhiều nạn nhân, sau thời gian tích cực "cày view", họ liên hệ với đầu mối thuê để nhận tiền nhưng chẳng ai nhận được đồng nào, "sàn" giao dịch việc làm ảo này cũng âm thầm đóng cửa hoặc chuyển qua một website khác để tìm "con mồi" mới.

Theo luật sư Nguyễn Minh Tâm [Đoàn Luật sư TP HCM], thực tế không hề có "việc nhẹ lương cao" nào cả, thực chất đây chỉ là những chiêu trò của các đối tượng lừa đảo để chiếm đoạt tiền của những người nhẹ dạ, cả tin. Ngoài những chiêu lừa đảo như trên thì một số hành vi có dấu hiệu lừa đảo tìm việc mà người tìm việc cần thận trọng như: thu tiền làm hồ sơ tuyển dụng, đặt cọc tiền trước khi chính thức nhận việc, bắt đóng tiền mở tài khoản trả lương, yêu cầu liên kết tài khoản ngân hàng với app [ứng dụng] trả lương.

Tin nhắn lừa đảo việc làm tinh vi

Ông Ngô Tuấn Anh - Phó Giám đốc phụ trách an ninh mạng của Tập đoàn BKAV - cho rằng các hình thức, thủ đoạn lừa đảo việc làm gần đây thường tinh vi khi dựa vào tình hình thông tin xã hội, kinh tế để xây dựng kịch bản đánh vào sự cả tin, nhẹ dạ của người tìm việc. Vì vậy, mọi người cần hết sức cảnh giác khi nhận được các thông tin không rõ nguồn gốc.

Kỳ tới: Trượt dài trong bẫy lừa đảo

GIANG NAM - NHƯ HUỲNH

Những độc chiêu lừa đảo chốt đơn online

Lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhu cầu mua bán hàng qua mạng tăng mạnh, kẻ gian đã xuất chiêu lừa đảo ít ai nghĩ đến

  • Bộ Công an cảnh báo lừa đảo "Chuyên gia đọc lệnh, hotgirl tỉa nến"

  • Cảnh giác với các trò lừa đảo trên mạng

  • Ngân "gốm" livestream lừa đảo bị bắt

  • Cảnh giác với nhiều thủ đoạn lừa đảo, trộm cướp

Nhận được đơn hàng mua 12 máy tính xách tay, chị Ngọc Bích mừng rơi nước mắt. Cả mùa dịch, cửa hàng chị Bích chỉ bán được chưa tới 10 máy tính xách tay cũng như phụ kiện đi kèm.

Tin người, mất tiền

Theo chị Bích, tối 20-7, chị nhận được điện thoại qua Zalo của một người tên "Tao Duy", đặt mua 12 máy tính xách tay trị giá 68,5 triệu đồng, thỏa thuận giao và nhận máy tại một cửa hàng trên đường Điện Biên Phủ [quận 10, TP HCM]. Chiều hôm sau, chị đem 12 máy tính xách tay đến giao. Đợi lâu không thấy thanh toán, hỏi thì anh T.V.H [SN 1980, người mua] nói đã chuyển cho người bán tên Tao Duy và cho chị xem số tiền đã chuyển.

Tại cơ quan công an, anh H. trình bày đặt mua 12 máy tính từ tài khoản tên "Tao Duy" với giá 42 triệu đồng. Chiều 21-7, có người mang máy đến, lúc này tài khoản "Tao Duy" nói anh H. nhận hàng rồi liên tục thúc giục anh chuyển tiền vào tài khoản.

Mùa dịch, nhà hàng nơi anh Hồng Ân [SN 1987] làm đầu bếp đóng cửa, anh phải làm shipper và bán thêm kit test nhanh Covid-19. Một ngày đầu tháng 8, một phụ nữ nhắn tin Facebook và gọi điện đặt mua 20 bộ kit test Covid-19 với giá 3 triệu đồng, giao ở một chung cư tại quận 3. Anh Ân mang hàng đến giao, một cô gái xuống nhận hàng, nói anh chờ mang hàng lên đưa người nhà rồi xuống trả tiền. Đợi 1 tiếng vẫn không thấy khách ra, anh gọi điện thì không liên lạc, Facebook cũng bị chặn.

"Chinh chiến" trên thương trường bán hàng online đã nhiều năm nhưng chị Mai Thoa [SN 1989, ngụ quận 7, TP HCM] cũng bị lừa một cú cay đắng. Do có người quen ở huyện Cần Giờ [TP HCM] nuôi yến, chị lấy công làm lời, mua yến nấu chè và sản phẩm từ yến rao bán trên mạng. Mới đây, chị nhận được đơn hàng một hộp yến từ một phụ nữ ở TP Thủ Đức. Sau khi chị giao hàng, người này đặt thêm một đơn khác, rồi gửi đường link nói thanh toán tiền yến. Do đã bán một lần, chị Thoa mất cảnh giác, nhấp vào đường link làm theo hướng dẫn, lập tức tiền bán hàng trong ngày khoảng 3,9 triệu bị chiếm đoạt.

Cần cảnh giác với kẻ gian lợi dụng việc mua bán online để lừa đảo. Ảnh minh họa: Hoàng Triều

Cảnh giác thủ đoạn mới

Theo Công an TP HCM, kẻ gian nắm bắt được việc người mua và người bán ngại tiếp xúc mùa dịch nên đã nghĩ ra rất nhiều chiêu để chiếm đoạt tài sản. "Khi mua và bán hàng có giá trị, người bán cũng như người mua phải thỏa thuận địa điểm giao hàng, người giao và người nhận phải rõ ràng tên tuổi; nhận tiền mới giao hàng và ngược lại" - thiếu tá Nguyễn Chí Thanh, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự Công an quận 10, nói.

Còn theo thông tin từ Bộ Công an, nhiều đối tượng đóng giả người Việt Nam tại nước ngoài mua hàng online với số lượng lớn, giá trị tài sản cao từ người kinh doanh trong nước, sau đó gợi ý chuyển tiền trả trước cho người bán thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union.

Để tạo niềm tin, đối tượng sẽ giả lập một hóa đơn, chứng từ tiếp nhận tiền của dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union; chụp ảnh hóa đơn, chứng từ này rồi gửi tin nhắn hình ảnh cho người bán khiến họ tin rằng bên mua hàng đã thực hiện lệnh chuyển tiền. Thông qua điện thoại di động hoặc mạng xã hội, các đối tượng sẽ gửi một tin nhắn đường link giả mạo, dẫn dắt bị hại tiến hành các bước đăng nhập. Sau khi có được thông tin tài khoản, các đối tượng sẽ thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của bị hại vào tài khoản của chúng.

Theo một điều tra viên công tác tại Cục Cảnh sát Kinh tế - Bộ Công an, để việc chuyển tiền đi đến công đoạn cuối, đối tượng phải có mã OTP, do vậy chúng sẽ giả mạo tin nhắn của Western Union với nội dung: "Quý khách đang thực hiện giao dịch nạp tiền điện tử trên hệ thống Ibanking với số tiền nhận là xxx triệu đồng. Mã OTP sẽ được xác nhận để hoàn tất giao dịch". Đồng thời, trên trang web giả mạo cũng hiện lên dòng chữ "Thủ tục nhận tiền: Quý khách vui lòng xác thực mã OTP cá nhân để nhận tiền". Cùng lúc đó, do các đối tượng đang thực hiện thao tác rút tiền trong tài khoản của bị hại nên ngân hàng trong nước sẽ gửi mã OTP vào điện thoại của bị hại. Khi bị hại điền mã OTP này để hoàn tất thủ tục nhận tiền trên website giả mạo, thì giao dịch chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản đã hoàn tất.

Hạn chế công khai tài khoản ngân hàng

Theo khuyến cáo của Công an TP HCM, người bán hàng online chỉ nên sử dụng một tài khoản để khách chuyển tiền mua hàng, mỗi khi nhận tiền của khách thì cần chuyển vào tài khoản khác an toàn hơn để khi xảy ra sự cố sẽ không bị mất trắng.

Bên cạnh đó, chỉ nên giao dịch trên các website chính thức, công khai của các tổ chức tài chính, ngân hàng. Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác. Hạn chế việc công khai ngày sinh, số căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng trên không gian mạng.

PHẠM DŨNG

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề