Ngủ REM là gì khi ngủ REM thường xảy ra những hiện tượng gì

Sự Khác Biệt Giữa Giấc Ngủ REM và NREM và Những ích lợi của chúng

Bảng Nội Dung Ẩn Đi
Sự Khác Biệt Giữa Giấc Ngủ REM và NREM và Những ích lợi của chúng
Tinh Dầu Hỗ Trợ Giấc Ngủ Dành Cho Bạn
Sự Khác Biệt Giữa Giấc Ngủ REM và NREM
Những lợi ích của 2 giai đoạn của giấc ngủ đối với con người.
Tóm Lược:

Giấc ngủlà một nhu cầu không thể thiếu của con người. Nhưng chúng ta lại có một sự hiểu biết rất ít về chúng. Có bao giờ bạn từng tự hỏi chính mình là tại sao ta lại ngủ?, Giấc ngủ là gì?, Tại sao khi ngủ chúng ta lại thấy những hình ảnh phi logic giấc mơ?, REM và NREM là gì? Giấc ngủ có bao nhiêu giai đoạn? hay những bạn đã tìm hiểu sâu hơn thì vẫn không biết sự khác nhau giữa giấc ngủ REM và NREM và những lợi ích mà mỗi giai đoạn mang lại.

Trong bài viết dưới đây tôi sẽ giải đáp sự khác nhau giữa REM và NREM [chúng 2 loại giấc ngủ quan trọng nhất] và những lợi ích tuyệt vời đến sức khỏe và tinh thần mà mỗi giai đoạn mang đến cho chúng ta.

Tinh Dầu Hỗ Trợ Giấc Ngủ Dành Cho Bạn

  • Tinh Dầu Hợp Hương Tốt Cho Giấc Ngủ
  • Liệu pháp mùi hương giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ

Sự Khác Biệt Giữa Giấc Ngủ REM và NREM

Một giấc ngủ bình thường bao gồm 2 giai đoạn chính là NREM và REM, trong giai đoạn NREM các nhà khoa học chia nó thành 4 tiểu giai đoạn khác: Giai đoạn 1 và 2 chúng là giai đoạn của giấc ngủ nhẹ, giai đoạn 3 là giai đoạn ngủ sâu và giai đoạn 4 là giấc ngủ cực sâu và giấc ngủ chuẩn bị chuyển sang giấc ngủ REM.

Giấc ngủ NREM

Như đã mô tả trên, giấc ngủ NREM bao gồm 4 tiểu giai đoạn nhỏ là 1,2,3,4 [phân thành ngủ nhẹ, sâu và cực sâu]. Trong giấc ngủ này, cơ thể chúng ta có thể co giật và đôi mắt hầu như đứng yên có chuyển động nhưng rất chậm và ít. Các giai đoạn nhỏ trong NREM này của giấc ngủ rất khác nhau về độ sâu và chất lượng từ giai đoạn 1 [nhẹ nhất] đến giai đoạn 4 [sâu nhất]. Giai đoạn 3 và 4 được coi là giấc ngủ sâu và cực sâu và tại đây chính là thời điểm xảy ra hầu hết các công việc phục hồi chức năng thể chất và Các Hormon tăng trưởng được sản xuất và sửa chữa cấp tế bào.

Giấc ngủ REM

Giấc ngủ REM hay còn được biết là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh là giai đoạn con người ta ngủ sâu nhất trong tất cả các giai đoạn của giấc ngủ, hầu như không cách nào đánh thức được người đang ở trong giai đoạn này. Nó thường chiếm khoảng 25% thời gian ngủ của bạn trong một đêm. Giấc ngủ REM xuất hiện trong trong một khoảng thời gian rất ngắn trong chu kì đầu tiên [thường chỉ kéo dài trong vài phút] nhưng sẽ tăng dần thời gian trong các chu kì tiếp theo. Giấc ngủ REM rất tốt cho trí nhớ của bạn. Khi ở giai đoạn REM bộ não sẽ lấy thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn và chuyển nó sang bộ nhớ dài hạn. Cơ thể bị tê liệt hoàn toàn ở giai đoạn này. Đôi mắt sẽ di chuyển từ bên này sang bên kia rất nhanh mặc dù chúng đang nhắm. Và nhiều hình ảnh, câu chuyện phi logic bắt đầu xuất hiện mà ta không thể giải thích được, đây là hiện tượng giấc mơ

Những lợi ích của 2 giai đoạn của giấc ngủ đối với con người.

Giấc Ngủ NREM:

  • Giai đoạn 1 và 2: Đây là hai giai đoạn của giấc ngủ nhẹ, ở giấc ngủ này ta rất dễ bị đánh thức bởi bất kì thứ gi: như tiếng ồn, thứ gì đó chạm vào ta, sự thay đổi nhiệt độ,. Giai đoạn này kéo dài khoảng 30 từ lúc ta bắt đầu chìm vào giấc ngủ. Ở giấc ngủ này giúp các cơ bắp ta được thư giãn, rõ ràng nhất là hiện tượng co thắt cơ tay và chân. Bộ não bắt đầu hoạt động chậm lại qua việc các sóng não bắt đầu giảm dần tần số từ Alpha xuống Beta [Sóng não Alpha là loại sóng não khi con người ta còn thức], đây là lúc các tế bào thần kinh giảm thiểu hoạt động và nghỉ ngơi và nhịp tim bắt đầu hạ, hơi thở gấp và nông dần chuyển sang chậm và sâu hơn. Và ở giai đoạn này là thời gian tuyệt vời dành cho một giấc ngủ trưa. Bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời và tràn đầy năng lượng khi thức ngủ và thức dậy trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn 3 và 4: Ở giai đoạn này con người ta đang chìm trong giấc ngủ sâu và cực sâu. Sẽ rất là khó khi đánh thức một ai đó, phải là tiếng động cực lớn hoặc một tác động cực mạnh mới lôi người đó ra khỏi giấc ngủ này. Nhưng nếu bị đánh thức ở giai đoạn này thì con người sẽ bị choáng váng, quay cuồng, mất phương hướng vì não bộ và các giác quan chưa phản ứng kịp, phải mất khoảng 5 đến 10 phút để có thể tỉnh táo lại. Vì sao lại như vậy, đi sâu vào thì ở giấc ngủ sâu và cực sâu, các tế nào thần kinh gần như là hoạt động rất yếu, sóng não chuyển từ sóng Beta sang thành sóng Delta với tần số cực kì thấp, mọi giác quan bắt đầu giảm nhạy cảm với môi trường xung quanh và gần như tê liệt khi đi vào giấc ngủ REM. Nhịp tim chậm, rất chậm khoảng một nữa so với khi con người ta thức kèm theo hơi thở sâu, nhẹ nhàng. Trong giai đoạn này chính là thời điểm mà cơ thể phục hồi ở cấp độ tế bào, não sẽ tiết ra các loại hormone để chỉnh sửa tăng trao đổi chất, sản xuất protein cung cấp, bảo trì các thứa cơ, tế bào sẽ tiến hành nhân bản, các tế bào già yếu sẽ bị đào thải, các neuron thần kinh tự sửa chữa lại chính mình. Nếu chúng ta không có các giấc ngủ sâu và cực sau này trong nhiều ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Ngoài ra trong giai đoạn này là khoản thời gian nguy hiểm cho những người có tiền sử bị động kinh, vì bệnh thường có khuynh hướng gia tăng trong giai đoạn này và biến mất khi chuyển qua giai đoạn REM.

Giấc ngủ REM:

  • Giai đoạn REM hay là giai đoạn thứ 5 của một chu kì giấc ngủ hoàn chỉnh. Đây là giai đoạn ngủ cực kì cực kì sâu, không thể đánh thức một ai đó khi đang ở trong giai đoạn. Ở giai đoạn này não bộ bắt đầu hoạt động rất mạnh mẽ, sóng não thay đổi từ Delta sang Alpha gần như ngay lập tức, hoạt động não bộ trở nên mạnh mẽ hơn cả khi ta còn thức, toàn bộ các giác quan và cơ bắp đều bị tê liệt hoàn toàn, nhịp tim và hơi thở tăng nhanh đột ngột.
  • Khoảng thời gian trong REM cực kì giúp ích cho trí nhớ của bạn, các thông tin, hình ảnh, sự kiện được lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn của bạn được di chuyển có chọn lọc sang bộ nhớ dài hạn, và đây cũng chính là lý do bạn thường thấy những hình ảnh câu chuyện phi logic, phân mảnh mà khi tỉnh dậy bạn sẽ chẳng còn nhớ lại bao nhiêu cả và sau 10 đến 15 phút thì hầu như quên sạch sành sanh.
  • Giấc ngủ REM có chiều hướng giảm dần giảm dần theo thời gian, người già thường có rất ít thời gian ngủ vào REM, họ thường ngủ khoảng 3 đến 5 tiếng mỗi ngày tức khoảng 3 đến 4 chu kì, do đó trí nhớ não bộ ở độ tuổi này thường kém đi và dẫn đến các bệnh như Alzeimer,. Ngược lại thì ở những trẻ em sơ sinh thì thời lượng ngủ của các bé rất nhiều thường từ 16 đến 18 tiếng và giấc ngủ REM chiếm tới gần 50% thời lượng giấc ngủ vì trẻ cần ngủ nhiều để hoàn thiện hệ thần kinh và bổ sung trí nhớ, và nó là lý do cho những biểu cảm đáng yêu của các bé như tự nhiên cười, quấy khóc cái rồi lại thôi, hay tè dầm hay bỉm bỉm.

Tóm Lược:

Sự khác nhau giữa giấc ngủ REM và NREM là rất rõ ràng và như hai lưỡng cực. Nhưng chính sự khác nhau đó nó lại tương hổ với nhau, bổ trợ nhau mang đến cho con người một giấc ngủ hoàn thiện giúp bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Nếu bạn thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ quá ít trong thời gian dài sẽ bào mòn sức khỏe đến cấp độ tế bào. Vì vậy hãy trang bị cho mình một giấc ngủ thật khoa học và đảm bảo luôn ngủ đúng thời gian 7 đến 8 tiếng mỗi ngày đối với người trưởng thành nhé.

Cảm ơn các bạn đã xem, rất mong bài viết mang đến một chút kiến thức quý giá cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề