Ngày đăng ký cuối cùng và ngày giao dịch không hưởng quyền

Cổ phiếu FPT – Công ty cổ phần FPT – Sẽ trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10% [tương ứng 01 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng]. Ngày 1/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền và Công ty sẽ thanh toán vào ngày 16/6. Ngoài ra, Công ty dự kiến phát hành hơn 118,36 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 15% [20:3], tương đương cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ nhận thêm 03 cổ phiếu mới.

Cổ phiếu VNM – Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Ngày 07/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2021 của CTCP Sữa Việt Nam [VNM – HOSE], ngày đăng ký cuối cùng là 08/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 30/9/2021

Vậy ngày giao dịch không hưởng quyền, ngày đăng ký cuối cùng, ngày thanh toán là gì? Chứng khoán Pinetree sẽ đưa ra các định nghĩa dễ hiểu cùng ví dụ minh họa cụ thể những khái niệm nêu trên.

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền [GDKHQ] là ngày giao dịch mà người mua cổ phiếu trở thành cổ đông của công ty nhưng không có quyền liên quan đến các cổ phiếu họ nắm giữ [quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham gia đại hội đồng cổ đông…]. Mục đích của ngày này là để chốt danh sách cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty hiện tại.

Ngày đăng ký cuối cùng là gì?

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày tổ chức phát hành chốt danh sách người sở hữu chứng khoán để thực hiện các quyền cho cổ đông. Nhà đầu tư mua cổ phiếu trước ngày GDKHQ thì sẽ có tên trong danh sách được hưởng quyền. Nếu mua cổ phiếu tại ngày GHKHQ hoặc sau ngày GDKHQ thì nhà đầu tư sẽ không có tên trong danh sách và sẽ không được hưởng quyền đó

Ngày GDKHQ là ngày làm việc liền trước ngày đăng ký cuối cùng. Trong trường hợp ngày đăng ký cuối cùng vào thứ 2 tuần sau thì ngày GDKHQ sẽ là thứ 6 tuần này.


Sơ đồ minh họa ngày giao dịch không hưởng quyền

Giải thích ví dụ về cổ phiếu FPT nêu trên:

  • Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 02/06. Vào ngày này Trung tâm lưu ký sẽ chốt danh sách cổ đông đang sở hữu cổ phiếu FPT để tiến hành thực hiện quyền được trả cổ tức.
  • Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 01/06.
  • Giao dịch mua cổ phiếu thực hiện từ ngày 31/05 trở về trước, cổ đông sẽ nhận được quyền chi trả cổ tức.

Ngày thanh toán là gì?

Ngày thanh toán là ngày cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được trả về khoản chứng khoán của nhà đầu tư.

Có một vấn đề được nhà đầu tư quan tâm là vào ngày GDKHQ giá của cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh. Nguyên nhân và cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu xem tại đây

Chứng khoán Pinetree có ưu đãi miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9% không kèm điều kiện. Đây là mức ưu đãi tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Để mở tài khoản giao dịch tại Pinetree truy cập tại đây

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Ngày giao dịch không hưởng quyền là một thuật ngữ đầu tư liên quan đến thời điểm trả cổ tức của các tập đoàn hoặc công ty được tính từ ngày đầu tiên sau khi Hội đồng quản trị Công ty tuyên bố trả cổ tức, và nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu chứng khoán sẽ không được hưởng các quyền liên quan như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông,…

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày Trung tâm lưu ký chứng khoán chốt danh sách khách hàng sở hữu chứng khoán để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu có tên trong danh sách, người sở hữu chứng khoán sẽ được quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.

Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty trước ngày giao dịch không hưởng quyền, thì nhà đầu tư có quyền nhận các khoản thanh toán cổ tức, thông tin mua sẽ được gửi cho đại lý chuyển nhượng trước ngày chốt danh sách. Khi đó, công ty sẽ tính nhà đầu tư là một trong những cổ đông hiện hữu. Ngược lại, trong trường hợp nhà đầu tư mua cổ phiếu vào đúng hoặc sau ngày giao dịch không hưởng quyền, thông tin mua sẽ không được gửi cho đại lý chuyển nhượng trước ngày chốt danh sách cổ đông, vì vậy nhà đầu tư sẽ không được quyền nhận cổ tức hiện tại.

Dựa vào ngày chốt danh sách cổ đông, hay còn gọi là ngày đăng ký cuối cùng để có thể xác định được tính đủ điều kiện của việc chia cổ tức, và mỗi cổ đông có tên trong sổ đăng ký vào ngày chốt danh sách sẽ được hưởng cổ tức. Qua đó, ban điều hành cũng có thể xác định ai sẽ nhận được báo cáo chứng khoán và các thông tin tài chính khác liên quan đến khoản đầu tư của công ty đó.

Hiện tại, hầu hết các thị trường tài chính phát triển đều sử dụng chu kỳ thanh toán T + 2 [Xem lại kiến thức cơ bản về chứng khoán] . Khi nhà đầu tư nhận được cổ tức, việc thanh toán cần phải hoàn thành vào hoặc trước ngày đăng ký cuối cùng. Thông thường, cần phải mất 3 ngày để giải quyết thanh toán, ngày bắt đầu giao dịch [T] cộng với hai ngày làm việc và ngày làm việc thứ 2 chính là ngày thanh toán.

Nếu ngày 16/02 là ngày đăng ký cuối cùng thì ngày 15/02 là ngày giao dịch không hưởng quyền:

- Khi nhà đầu tư mua chứng khoán ngày 14/02, thì ngày chứng khoán về là ngày 16/02. Tức là khi chốt quyền, nhà đầu tư sẽ có tên trong danh sách cổ đông.

- Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán ngày 15/02, thì ngày chứng khoán về là ngày 17/02 sau ngày đăng ký cuối cùng nên sẽ không được hưởng quyền

Lưu ý rằng ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ là ngày làm việc trước ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức, nên các ngày thứ 7, Chủ nhật hoặc lễ tết cũng cần được loại ra để xác định đúng ngày giao dịch không hưởng quyền.

Xem thêm:

Cách nhận cổ tức chứng khoán

Có nên học đầu tư chứng khoán trước khi tham gia thị trường?

Có một điều khá phổ biến luôn xảy ra đó là giá cổ phiếu của một công ty sẽ tăng bằng mức cổ tức dự kiến vào ngày giao dịch không hưởng quyền và giảm ngay sau đó bằng một khoản giá trị tương đương, điều này phản ánh sự giảm giá trị cổ phiếu của các nhà đầu tư sau khi cổ tức đã được trả.

Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể muốn bán cổ phiếu mà họ sở hữu nhưng vẫn nhận được cổ tức được công bố. Trong trường hợp đó, các nhà đầu tư sẽ thường có xu hướng giữ cổ phiếu cho đến ngày giao dịch không hưởng quyền.

Theo dõi các cập nhật mới nhất về nhận định thị trường chứng khoán tại đây

Powered by Froala Editor

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, bạn thường thắc mắc về một số vấn đề như ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Có nên mua cổ phiếu vào ngày này không? Vì đa số chúng ta đều ưu tiên mua vào ngày được hưởng quyền cổ tức. Vậy đâu mới là sự lựa chọn ưu thế hơn, hãy tham khảo bài viết sau của ngân hàng số Timo để biết thêm chi tiết!

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền được định nghĩa là ngày giao dịch mà nhà đầu tư khi xác lập sở hữu cổ phiếu sẽ không được hưởng một số quyền lợi có liên quan gì từ doanh nghiệp. Chẳng hạn như quyền tham dự đại hội cổ đông, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền nhận cổ tức,… Ngày giao dịch không hưởng quyền là một ngày trước khi chốt danh sách nhận cổ tức.

Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ không được hưởng một số quyền lợi có liên quan gì từ doanh nghiệp [Nguồn: Internet]

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày mà Trung tâm lưu ký sẽ chốt danh sách nhà đầu tư sở hữu chứng khoán để thực hiện các quyền liên quan cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, khi có tên trong danh sách này thì người sở hữu sẽ có quyền mua cổ phiếu phát hành thêm và quyền nhận cổ tức.

Ngày giao dịch không hưởng quyền được biết là ngày làm việc vào trước ngày đăng ký cuối cùng. Vì vậy, nếu ngày đăng ký cuối cùng trúng vào thứ hai thì ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào ngày thứ sáu của tuần trước. Nếu ngày Lễ, Tết rơi vào trước ngày đăng ký cuối cùng thì người mua cũng cần loại ra để xác định đúng ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ví dụ về ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng

Để hiểu hơn về ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng, bạn có thể tham khảo chi viết tại ví dụ sau: 

Nếu ngày 8/2 là ngày đăng ký cuối cùng thì ngày 7/2 là ngày giao dịch không hưởng quyền, bởi vì:

  • Khi bạn mua chứng khoán ngày 6/2, thì ngày chứng khoán về là vào ngày 7/2. Nghĩa là khi chốt quyền, bạn sẽ được có tên trong danh sách cổ đông.
  • Khi bạn mua chứng khoán vào ngày 7/2 thì chứng khoán về tài khoản là vào ngày 9/2, sau ngày đăng ký cuối cùng và bạn sẽ không được hưởng quyền.

Việc xác định rõ hai trường hợp này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn hơn khi đầu tư. 

Khi hoạt động trả cổ tức bằng cổ phiếu thì thị giá cổ phiếu sẽ được chỉnh sửa sau khi chốt quyền, giảm tương ứng so với tỷ lệ chia. Việc sở hữu cổ phiếu sau hay trước ngày chốt quyền đều không đổi bởi thị giá điều chỉnh. Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư sẽ ưu chọn việc mua cổ phiếu sau chốt quyền để tránh việc phải chờ thời gian lâu thì cổ tức mới về tài khoản.

Ví dụ cụ thể về ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng [Nguồn: Internet]

Có nên mua cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền?

Ưu điểm khi mua cổ phiếu vào ngày không hưởng quyền

Khi bạn mua cổ phiếu vào ngày này sẽ không được hưởng một số quyền lợi, nhưng bù lại, giao dịch vào ngày không hưởng quyền sẽ có một số ưu điểm như: 

  • Giá cổ phiếu thường sẽ giảm vì nhu cầu mua không còn cao như ngày giao dịch hưởng quyền.
  • Bạn sẽ được chủ động về cổ phiếu, có thể bán hoặc mua cổ phiếu ngay khi nó về tài khoản. Còn đối với cổ phiếu hưởng quyền, bạn cần phải chờ 1 thời gian mới có thể bán ra được. Cụ thể bạn phải chờ ngày tiến hành chia cổ tức thì có thể bán được cổ phiếu. Tuy vậy, vào thời điểm đó cổ phiếu sẽ có sự giảm giá, yếu hay mạnh còn tùy vào cổ phiếu.

Giá cổ phiếu vào giao dịch không hưởng quyền sẽ giảm [Nguồn: Internet]

Đa phần thì các nhà đầu tư lựa chọn mua cổ phiếu vào ngày giao dịch được hưởng quyền vì họ mong muốn nhận được cổ tức khi công ty chia cổ tức. Tuy vậy, đây được xem là cách suy nghĩ chưa có sự hiểu rõ về thị trường chứng khoán.

Nếu bạn chọn mua cổ phiếu vào ngày không hưởng quyền cũng là một điều hợp lý và sáng suốt. Vì giá cổ phiếu vào ngày này sẽ thấp hơn so với ngày hưởng quyền, nếu mua giá cổ phiếu thấp thì sau ngày chia cổ tức, giá của nó cũng sẽ không chênh lệch quá lớn.

Như vậy bạn đã có thể hiểu ngày giao dịch không hưởng quyền là gì thông qua bài viết trên. Khi hiểu rõ ý nghĩa của những mốc thời gian quan trọng khi giao dịch sẽ giúp bạn kiểm soát được kế hoạch đầu tư của mình. Ngoài việc tham gia đầu tư sinh lời vào thị trường chứng khoán, bạn cũng có thể đặt số tiền nhàn rỗi của mình vào các Quỹ mở do VinaCapital quản lý. Đây là công ty Quản lý Quỹ có mặt lâu đời tại Việt Nam, những kinh nghiệm kỳ cựu của đội ngũ chuyên gia tại đây sẽ giúp các nhà đầu tư được hưởng mức lợi nhuận ổn định và an toàn hơn. Xem chi tiết Đầu tư Quỹ mở là gì?

4 giải pháp đầu tư Quỹ mở phù hợp với khẩu vị rủi ro khác nhau của nhà đầu tư hiện đang có mặt trên app Timo gồm có:

  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam [VESAF].
  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh [VEOF].
  • Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ sáng [VIBF].
  • Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh [VFF].

Xem thêm: Danh mục đầu tư của Quỹ mở VinaCapital

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các quỹ VinaCapital:

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm [2021] [%]Lợi nhuận 1 năm [%]Lợi nhuận trung bình 3 năm [%]Lợi nhuận trung bình 5 năm [%]Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập 
VFF [Thành lập ngày 01-04-2013]6,87,17,07,37,6
VIBF [Thành lập ngày 02-07-2019]37,042,419,6
VEOF [Thành lập 01-07-2014]57,069,224,217,214,1
VESAF [Thành lập ngày 18-04-2017]68,083,231,123,2
Nguồn: VinaCapital

Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng theo dõi quy trình một cách công khai và minh bạch tại app Timo. Mọi thắc mắc của bạn khi tham gia đầu tư đều được Timo giải đáp một cách nhanh chóng và rõ ràng. Tải app Timo Digital Bank ngay để số tiền được sinh lời an toàn và hiệu quả!

Đầu tư tích lũy VinaCapital
Gia tăng thu nhập cùng Timo

Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.
Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro.
Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ.
Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.

Video liên quan

Chủ Đề