Ngân hàng quốc dân có tốt không

Kết quả kinh doanh quý III của Ngân hàng TMCP Quốc dân đi ngược với tình hình chung của ngành ngân hàng khi lỗ gần 200 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lãi trước thuế của ngân hàng âm tới 180 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn lãi gần 206 tỷ đồng.

Ngân hàng Quốc dân ghi nhận mức nợ xấu khủng

Giải thích việc sụt giảm lợi nhuận, đại diện NCB cho biết, thu nhập lãi thuần trong quý III ghi nhận lỗ 2,1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 mang về gần 440 tỷ đồng. Lãi thuần mảng mua bán chứng khoán đầu tư giảm 55,7% mang về 24,2 tỷ đồng. Trong khi đó các mảng hoạt động khác như dịch vụ, kinh doanh ngoại hối vẫn có sự tăng trưởng nhưng lại chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Ảnh chụp báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 của Ngân hàng Quốc dân

Tiền gửi tại NCB là 64.334 tỷ đồng, giảm 0,3% so với đầu năm. Đây là năm thứ 2 liên tiếp tiền gửi vào Ngân hàng Quốc dân có xu hướng giảm. Tới cuối tháng 9 năm nay, ngân hàng ghi nhận tiền gửi đạt 64.334 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 63.203 tỷ đồng cuối quý 2, nhưng giảm so với mức 64.520 tỷ đồng cuối năm 2021.

Tháng 9/2022, NCB đã được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận tăng vốn điều lệ lên 5.601.555.870.000 đồng. Trước đó, cuối tháng 3/2022, ngân hàng này đã phát hành 148,5 triệu cổ phiếu [giá phát hành 10.000 đồng] cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, 1,47 triệu cổ phiếu được bán cho hai nhà đầu tư tổ chức là Công ty Chứng khoán Everest và Công ty TNHH Đầu tư Tập đoàn MT.

NCB, trước có tên là Navibank, gắn với tên tuổi của nhiều đại gia như ông Đặng Thành Tâm, về sau là ông Nguyễn Tiến Dũng và một đại gia khác.

Ngân hàng TMCP Quốc Dân [NCB] vừa công bố quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc là ông Tạ Kiều Hưng và bà Đỗ Thị Đức Minh. Cả 2 Phó Tổng Giám đốc này đều nhận quyết định vào ngày 8/12/2022.

Ông Tạ Kiều Hưng sinh ngày 5/12/1980. Ông Hưng tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, bằng MBA Chương trình Pháp - Việt Đào tạo về Quản lý [CFVG]. Ông Hưng đã có gần 20 năm giữ các vị trí quản lý cấp cao tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam [Techcombank] như: Giám đốc Vùng, Giám đốc Phát triển Sản phẩm, Giám đốc Phát triển Kinh doanh, Phó Giám đốc Khối Ngân hàng Cá nhân, Giám đốc Sáng kiến Phát triển Năng lực Lãnh đạo.

Trước khi gia nhập NCB, ông Hưng đảm nhiệm vị trí Giám đốc Chuyển đổi mảng Quản trị rủi ro Khách hàng Bán lẻ và Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Techcombank.

Ông Tạ Kiều Hưng

Bà Đỗ Thị Đức Minh sinh ngày 7/8/1975, tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính - Đại học Kinh tế Quốc dân và Thạc sỹ Kinh tế tại Học viện Ngân hàng. 

Bà Minh có gần 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, đã từng công tác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao như: Phó Giám đốc Phụ trách khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư, Chánh Văn phòng HĐQT và gần đây nhất là Phó Tổng Giám đốc - Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.

Bà Đỗ Thị Đức Minh

NCB cũng đồng thời có quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc của bà Dương Thị Lệ Hà theo đề xuất cá nhân.
Chia sẻ về việc bổ nhiệm này, phía NCB cho hay, "việc củng cố đội ngũ lãnh đạo cấp cao hứa hẹn sẽ giúp NCB sớm có những bước tăng trưởng tốt trong thời gian tới".

Cách đây ít ngày, ngân hàng này cũng bổ nhiệm bà Bùi Thị Khánh Vân sinh ngày 19/11/1980 vào vịt rí Kế toán trường - Khối Quản trị Tài chính thay cho bà Đỗ Thị Thanh Hường sinhn ăm 1977.

Trước đó, giữa tháng 11 vừa qua, NCB cũng đã đổ nhiệm Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Quản trị Rủi Ro cho bà Phạm Thị Hiền [1973]. Thời gian đổ nhiệm có thời hạn là 12 tháng.

Liên quan đến hoạt động kinh doanh, trong Báo cáo hợp nhất 9 tháng của Ngân hàng TMCP Quốc dân cho thấy, lãi trước thuế của NCB âm 180 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái vẫn lãi gần 206 tỷ đồng. Như vậy, mức lợi nhuận này cách xa với mục tiêu lợi nhuận cả năm là 608 tỷ đồng.

Lý giải về nguyên nhân lợi nhuận suy giảm, NCB cho biết, do ngân hàng đã thực hiện thoái lãi, ngừng dự thu và trích lập dự phòng đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu theo quy định của NHNN; thực hiện trích lập dự phòng theo Phương án Cơ cấu lại của NHNN. Trong 9 tháng, NCB cũng đã tăng cường trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản cho vay, tăng 31% lên 906 tỷ đồng.

Tính đến 30/9/2022, tổng tài sản của NCB tăng 6% so với đầu năm, đạt 78.198 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng đạt 45.164 tỷ đồng tăng 8,5% so với đầu năm. Tiền gửi của khách hàng tại NCB là 64.334 tỷ đồng, giảm 0,3% so với đầu năm. Đây là năm thứ 2 liên tiếp tiền gửi chảy vào hệ thống NCB ghi nhận chiều hướng đi xuống.

Tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này tăng vọt từ 3% hồi đầu năm lên 14,7% vào cuối tháng 9, tương đương cứ 100 đồng thì có 14,7 đồng nợ xấu. Lý giải về việc nợ xấu tăng mạnh trong kỳ, NCB cho biết nguyên nhân một phần do nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng mạnh khi các ngân hàng chuyển dần các khoản nợ tái cơ cấu về đúng nhóm nợ sau khi Thông tư 14 hết hiệu lực vào ngày 30/6/2022.

Mới đây, NCB cũng đã điều chỉnh mức lãi suất huy động. Cụ thể,  khi gửi tiết kiệm online lĩnh lãi cuối kỳ, lãi suất kỳ hạn 6 tháng tăng lên 9,5%/năm, kỳ hạn 9 tháng là 9,6%/năm và 12 tháng là 9,7%.năm. Đối với kỳ hạn từ 13 tháng trở lên, lãi suất là 9,9%/năm.

NCB cũng cho biết, khách hàng lần đầu gửi tiền tiết kiệm tại NCB sẽ được cộng thêm 0,2% lãi suất so với biểu lãi suất online khi gửi trên NCB IziMobile. Như vậy, lãi suất cao nhất của NCB sẽ lên tới 10,1%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng trở lên và với khách hàng gửi tiết kiệm lần đầu.

Ngoài ra, lãi suất tiết kiệm tích lũy của NCB cũng tăng rất mạnh, lên cao nhất là 9,7%/năm [kỳ hạn từ 2 năm trở lên]. Đây là hình thức tiết kiệm mà khách hàng có thể nộp tiền tăng gốc vào tài khoản tiết kiệm bất cứ khi nào. Đối với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, lãi suất cao nhất của NCB là 9,35%/năm, dành cho kỳ hạn gửi từ 11 tháng – 30 tháng.

Chủ Đề