Nêu các công ty nhà máy có sự hợp tác quốc tế tại Việt Nam

Tại hội nghị, thay mặt T.Ư Đảng ta, đồng chí Lê Hoài Trung cảm ơn Ban Chấp hành Trung ương CPP và các nhà lãnh đạo Cam-pu-chia đã gửi Điện và Thư chúc mừng đến Đại hội và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, thể hiện sâu sắc mối quan hệ gắn bó, đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia. Đồng chí Lê Hoài Trung thông báo những nét khái quát về kết quả Đại hội XIII và những nội dung chính văn kiện của Đại hội trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam và các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn tới; nhấn mạnh Đại hội XIII có tầm vóc và ý nghĩa đặc biệt quan trọng; khẳng định tiếp tục kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đưa ra các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Về đường lối đối ngoại, đồng chí Lê Hoài Trung nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam; khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam - Cam-pu-chia.

Ngài Prạ Xộ-khon cảm ơn và đánh giá cao việc Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông báo kết quả Đại hội XIII; bày tỏ vui mừng trước kết quả và thành công tốt đẹp của Đại hội XIII; tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng hướng tới mục tiêu xây dựng thành công nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng vào giữa thế kỷ 21; cảm ơn sự giúp đỡ to lớn, quý báu mà Việt Nam đã dành cho Cam-pu-chia trước đây cũng như trong bối cảnh Cam-pu-chia đang đối mặt với đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ ba rất nghiêm trọng và diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay.

Trả lời các câu hỏi của các đại biểu Cam-pu-chia về vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Lê Hoài Trung và các đồng chí đại diện phía Việt Nam tham dự hội nghị đã trao đổi và giải đáp đầy đủ những nội dung mà phía Cam-pu-chia quan tâm, trong đó có đề cập đến những nội dung cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đồng chí Lê Hoài Trung và Ngài Prạ Xộ-khon bày tỏ vui mừng về mối quan hệ Việt Nam - Cam-pu-chia ngày càng phát triển. Hai bên khẳng định tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trên các lĩnh vực và trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; khẳng định cùng phối hợp chặt chẽ, triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước; nhấn mạnh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hai bên cũng sẽ làm hết sức mình để bảo vệ, giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam - Cam-pu-chia ngày càng phát triển đi vào chiều sâu và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.

* Ngày 18-5, tại TP Lào Cai, Tỉnh ủy Lào Cai phối hợp Tỉnh ủy Vân Nam [Trung Quốc] cùng các địa phương, cơ quan liên quan của hai bên tổ chức hội nghị trực tuyến giữa Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu và Vân Nam. Đây là lần đầu bốn tỉnh biên giới Tây Bắc của Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc tổ chức hội nghị giữa các Bí thư Tỉnh ủy nhằm đánh giá những kết quả hợp tác giữa các địa phương, những vấn đề còn tồn tại. Đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên T.Ư Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại T.Ư đánh giá cao những kết quả hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc; bày tỏ mong muốn hai bên tận dụng hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, sự ổn định, phát triển và phồn vinh chung của hai nước.

* Ngày 18-5, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng đoàn quan chức cấp cao [SOM] ASEAN Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự tham vấn SOM ASEAN - Trung Quốc [ACSOC] hằng năm lần thứ 27 được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định, mặc dù phải đối mặt nhiều thách thức bởi dịch Covid-19, ASEAN và Trung Quốc đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ duy trì, thúc đẩy động lực hợp tác giữa hai bên và đạt nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua. Thứ trưởng đề nghị các bên ưu tiên phối hợp ứng phó dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi bền vững, hợp tác ứng phó hiệu quả với các thách thức nổi lên phù hợp với tinh thần Năm hợp tác phát triển bền vững ASEAN - Trung Quốc 2021.

* Theo phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Nga, ngày 18-5, tại thủ đô Mát-xcơ-va, Liên hiệp Hội đồng các dân tộc Á - Âu tổ chức hội thảo Đối thoại độc lập "Nhiều con đường - một mục tiêu", quy tụ các nhà quản lý và giới chuyên môn đại diện 27 quốc gia từ châu Á, Âu, Phi và châu Mỹ. Tham gia hội thảo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, đại diện Việt Nam và các đại biểu thảo luận, đề xuất ý tưởng, nhằm xây dựng hệ thống an ninh lương thực bền vững hơn cho nhân loại. Hội thảo là sự kiện hướng tới hội nghị cấp cao về hệ thống lương thực quốc tế năm 2021 của Liên hợp quốc.

* Theo phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại LB Nga, ngày 18-5, trong chương trình Hội thảo chuyên đề quốc tế "Hành chính công và sự phát triển nước Nga: Thiết kế tương lai", do Viện Quản lý và Dịch vụ công thuộc Học viện Kinh tế quốc gia và Hành chính công [LB Nga] tổ chức, đã diễn ra phiên thảo luận về những hướng hợp tác và đầu tư giữa LB Nga và Việt Nam trong khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á - Âu [EAEU]. Các đại biểu phân tích những thuận lợi và khó khăn, cũng như triển vọng hợp tác, đầu tư giữa hai nước; thảo luận về kết quả đổi mới của Việt Nam, những thành tựu hợp tác quốc tế của Việt Nam, qua đó đề xuất các hướng đi mới thúc đẩy hợp tác Việt Nam - LB Nga.

* Ngày 17-5, Hội đồng Bảo an [HĐBA] Liên hợp quốc [LHQ] họp trực tuyến công khai, thảo luận về tình hình tại Li-bi. Tại cuộc họp, Phó trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Đại sứ Phạm Hải Anh nêu bật quan điểm của Việt Nam đánh giá cao tiến triển quan trọng, nhất là việc các bên ở Li-bi đạt thỏa thuận ngừng bắn và thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc; kêu gọi các bên tuân thủ lệnh ngừng bắn và giải quyết các vấn đề nhân đạo phù hợp các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

* Cùng ngày, phát biểu tại phiên họp của HĐBA, trao đổi về tác động của công nghệ mới đối với hòa bình, an ninh quốc tế, Đại sứ Phạm Hải Anh khẳng định, công nghệ mới giúp nhân loại đạt nhiều tiến bộ, thúc đẩy hợp tác, phát triển và góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam cho rằng, việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng công nghệ mới phải vì mục đích hòa bình và phát triển của nhân loại, phù hợp luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ và quan tâm thỏa đáng đến lợi ích của các nước đang phát triển.

Nhiều tập đoàn lớn quan tâm

Cuối tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư [KH và ĐT] Nguyễn Chí Dũng, có buổi làm việc trực tuyến với Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam Kim Huát Ooi. Phía Intel đề xuất một số vấn đề liên quan đến việc triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển [R&D], đổi mới công nghệ, triển khai công nghệ lắp ráp hiện đại; nâng cao năng lực của Intel tại Việt Nam để trở thành nhà máy sản xuất có công nghệ hiện đại, chế tạo những sản phẩm mới nhất. Đồng thời, Intel cũng đưa ra các kiến nghị, đề xuất liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp [DN] và hỗ trợ triển khai các hoạt động R&D. Thông tin đến Intel, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư [sửa đổi], trong đó quy định rõ các chính sách và nguyên tắc, điều kiện áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư. Intel có thể nghiên cứu, bám sát các quy định của pháp luật Việt Nam để đưa ra đề xuất, kế hoạch cụ thể. Về phía Bộ KH và ĐT sẽ tiếp tục phối hợp để trao đổi, thống nhất và trình Chính phủ Việt Nam xem xét, thông qua. 

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư và các cuộc làm việc của tập đoàn đa quốc gia quan tâm đến Việt Nam được chuyển sang hình thức trực tuyến với đầu cầu Việt Nam đặt tại Trung tâm Điều hành của Bộ KH và ĐT. Trong tháng 7, hơn 1.000 nhà đầu tư [NĐT] Nhật Bản đã tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến Việt Nam - Nhật Bản để tìm cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam trong bối cảnh các DN đang có xu hướng cơ cấu lại chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng nhằm đa phương hóa, đa dạng hóa đầu tư, tránh phụ thuộc vào một quốc gia, một đối tác. Trong số các DN được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ để dịch chuyển sản xuất hoặc mở rộng đầu tư tại ASEAN, đã có 15 DN được hưởng hỗ trợ đầu tư vào Việt Nam trong chuỗi giá trị mới.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài [ĐTNN], tám tháng năm 2020, tổng vốn ĐTNN vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so cùng kỳ năm 2019; vốn thực hiện ước đạt 11,35 tỷ USD, bằng 94,9%. Trong đó, hoạt động góp vốn, mua cổ phần của NĐT nước ngoài sụt giảm mạnh nhưng vốn đầu tư cấp mới và vốn tăng thêm vẫn giữ xu hướng tăng với mức tăng tương ứng 6,6% và 22,2% nhờ thu hút được các dự án lớn. Cục ĐTNN đánh giá: Kết quả thu hút đầu tư tám tháng năm 2020 tuy giảm sút so cùng kỳ, nhưng xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế. Hiện vẫn có rất nhiều nhà ĐTNN quan tâm và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Dù dịch bệnh tác động vô cùng nặng nề đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia song tám tháng qua, Việt Nam tiếp tục xuất siêu, chủ yếu có đóng góp từ khu vực có vốn ĐTNN.

Ưu đãi xứng tầm

Đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, hình thành xu hướng rút vốn đầu tư quay trở về trong nước hoặc mở rộng đầu tư sang quốc gia khác có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với xu hướng phát triển mới. GS, TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN ĐTNN phân tích: Cùng với Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a, Việt Nam đang nổi lên là một trong ba điểm đến thu hút làn sóng dịch chuyển vốn. Trước đây, Việt Nam có lợi thế ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp và bắt đầu được đánh giá cao về nguồn nhân lực có chất lượng thì nay được bổ sung thêm hai lợi thế mới làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Đó là được các tổ chức quốc tế hàng đầu như Ngân hàng Thế giới [WB], Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] đánh giá là hình mẫu về ứng phó khủng hoảng trong tác động của dịch Covid-19 và khả năng cầm cự của DN Việt Nam rất tốt... Nhưng để đón được dòng vốn FDI dịch chuyển không dễ, vì các nước cạnh tranh trực tiếp là Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a đã kịp thời đề ra chiến lược rất rõ ràng với chính sách ưu đãi vượt trội để đạt mục tiêu thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia bằng mọi giá. Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu từ chính sách đất đai, sẵn sàng quỹ đất “sạch”… đến nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí phải chăng. GS, TS Nguyễn Mại lưu ý: Đây là các dự án chuyển dịch đầu tư cho nên sẽ bao gồm cả việc chuyển theo các thiết bị đã qua sử dụng. Do đó, cần có cơ chế linh hoạt, nếu áp dụng Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng cho các trường hợp này thì không NĐT nào muốn vào. Khâu đánh giá tiêu chuẩn thiết bị công nghệ nên thực hiện sau khi dự án đã xây dựng xong, nếu bảo đảm đáp ứng đúng các tiêu chuẩn của Việt Nam thì mới cho hoạt động. Về cơ bản, các nhà máy này cũng có sẵn đơn đặt hàng nên thủ tục đầu tư phải thực hiện nhanh chóng để họ sớm đi vào sản xuất, đáp ứng tiến độ hợp đồng của khách hàng.

Chiến lược của Việt Nam về ĐTNN trong thời gian tới sẽ ưu tiên thu hút có chọn lọc dòng vốn chất lượng, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu hợp tác đầu tư của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam chủ động tiếp cận và sẵn sàng hỗ trợ các tập đoàn lớn, các dự án ĐTNN phù hợp định hướng nêu trên nhằm triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề