Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học Giáo án

Tiết PPCT: 22

BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC [ tiết 2]

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong tiết 2 của bài này, học sinh cần đạt:

1. Về kiến thức

- Biết được thế nào là nhân phẩm, danh dự .

2. Về kỹ năng

- Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.

- Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình.

3. Về thái độ

- Coi trọng việc giữ gìn nhân phẩm, danh dự.

- Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN, TRỌNG TÂM

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học [tiết 2]", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Ngày soạn: 14/2/ 2017 Ngày dạy: 17/2/2017 Tiết PPCT: 22 BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC [ tiết 2] I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong tiết 2 của bài này, học sinh cần đạt: 1. Về kiến thức - Biết được thế nào là nhân phẩm, danh dự . 2. Về kỹ năng - Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân. - Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình. 3. Về thái độ - Coi trọng việc giữ gìn nhân phẩm, danh dự. - Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN, TRỌNG TÂM 1. Kiến thức cơ bản - Nhân phẩm và danh dự 2. Kiến thức trọng tâm - Toàn bộ mục 3. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, trực quan, thảo luận nhóm, động não, liên hệ thực tiễn. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 10, giấy khổ lớn, bút dạ, phiếu học tập. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp [ 1 phút ] 2. Kiểm tra bài cũ [ 5 phút ] Câu hỏi: Nghĩa vụ là gì? Lương tâm là gì? Lương tâm tồn tại ở những trạng thái cơ bản nào? 3. Dạy bài mới [ 35 phút ] Nghĩa vụ và lương tâm là hai phạm trù cơ bản của đạo đức. Nếu mỗi người luôn thực hiện tốt nghĩa vụ và sống có lương tâm trong sáng thì chính họ đã tạo ra những phẩm chất nhất định, những phẩm chất này làm nên giá trị cá nhân. Và để trở thành người có đạo đức thì không thể thiếu nhân phẩm và danh dự. Vậy nhân phẩm và danh dự là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua phần 3. Nhân phẩm và danh dự. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Làm việc theo cả lớp để tìm hiểu phạm trù nhân phẩm. - Mục tiêu: HS hiểu được nhân phẩm là gì? Như thế nào là một người có nhân phẩm? Và làm thế nào để trở thành người có nhân phẩm? Hiều được danh dự là gì? Vì sao phải giữ gìn và bảo vệ danh dự? Phân biệt rõ giữa tự trọng và tự ái. - Cách thực hiện: GV sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, vấn đáp, tình huống, thảo luận nhóm, vận dụng tri thức liên môn - Thời lượng: 16 phút. GV đặt vấn đề và hỏi: Mỗi con người luôn có những phẩm chất nhất định. Các em hãy kể ra một số phẩm chất của con người mà em biết. HS trả lời. GV bổ sung, kết luận: Những phẩm chất trên làm nên giá trị của mỗi cá nhân. Vậy theo các em nhân phẩm là gì? HS trả lời: GV kết luận: GV đặt vấn đề và hỏi: Nhìn chung, mọi người đều có ý thức quan tâm và giữ gìn nhân phẩm của mình, tuy nhiên cũng có một số kẻ xấu xa coi thường nhân phẩm của chính mình để đạt được mục đích thấp hèn nào đó. Các em, hãy kể ra một số hành vi đánh mất đi nhân phẩm của mình? HS trả lời: GV bổ sung, kết luận: GV hỏi: Em nghĩ gì về câu tục ngữ: “ Đói cho sạch rách cho thơm” HS trả lời: GV kết luận: Dù khó khăn, nghèo đói cũng không được đánh mất đi nhân phẩm của mình. GV hỏi: Hãy nêu biểu hiện của người có nhân phẩm? Để trở thành người có nhân phẩm, theo các em, mỗi chúng ta cần phải làm gì? HS trả lời. GV kết luận: Để trở thành người có nhân phẩm đòi hỏi mỗi chúng ta phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện đúng bổn phận, trau dồi lương tâm, giữ gìn phẩm giá của mình đồng thời cũng luôn tôn trọng nhân phẩm và danh dự của người khác. GV chuyển ý: Người biết giữ gìn nhân phẩm của bản thân cũng là người biết bảo vệ danh dự của mình. Vậy danh dự là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua phần 3b. Hoạt động 2: Làm việc theo cá nhân để làm rõ khái niệm danh dự. GV cho học sinh đọc tình huống trong sách giáo khoa trang 72 và hỏi: các em hãy nhận xét A là người như thế nào? HS trả lời: GV kết luận: A là người biết bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình. GV hỏi: Theo các em, danh dự của một con người phụ thuộc vào những yếu tố nào? HS trả lời. GV bổ sung, kết luận: Danh dự của một con người phụ thuộc vào những giá trị tinh thần, đạo đức của chính người đó và sự thừa nhận, đánh giá của dư luận xã hội. GV hỏi: Vậy theo các em, danh dự là gì? HS trả lời. GV kết luận: Danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận. Do đó, muốn có danh dự thì trước hết phải là người có nhân phẩm. GV hỏi: Vậy danh dự có cơ sở từ đâu? HS trả lời. GV kết luận: Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác. GV: Theo các em, người như thế nào được coi là có lòng tự trong? HS trả lời: GV kết luận: Người biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình được coi là người có lòng tự trọng. GV hỏi: Người có lòng tự trọng thường có những biểu hiện gì? HS trả lời. GV bổ sung, kết luận: Người có lòng tự trọng biết làm chủ các nhu cầu của bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội, đồng thời biết quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. GV hỏi: Tự trọng khác với tự ái như thế nào? HS trả lời: GV nhận xét, kết luận: Tự trọng khác với tự ái. Người tự ái luôn đề cao cái tôi của mình, quá nghĩ tới bản thân, có thái độ bực tức khó chịu khi bị ai đó phê phán, không muốn nghe những lời khuyên bảo của những người xung quanh, có thái độ hành vi thiếu sáng suốt. 3. Nhân phẩm và danh dự a. Nhân phẩm Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người - Những biểu hiện của người có nhân phẩm: + Có lương tâm trong sáng, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh. + Luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác. + Thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức tiến bộ. b. Danh dự Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó. 4. Luyện tập củng cố [10 phút] - GV: Các quan niệm sau đây là đúng hay sai: + Quan niệm cho rằng: bắt nạt được bạn, làm cho bạn phải sợ mình là danh giá, là oai. + Quan niệm cho rằng: khi bạn phê bình điều sai của mình là làm mất danh dự của mình, là đáng ghét cần phải bắt bạn trả giá và có thái độ thô bạo với bạn, xúc phạm tới danh dự, phẩm giá của bạn. - HS: Cả hai quan niệm trên đều sai. - GV: Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao? [Bài 5, SGK, tr. 75]. - HS: Quan niệm trên là không đúng. Bởi vì, trong trường hợp này đã có sự nhầm lẫn giữa hạnh phúc với sự thỏa mãn cá nhân. Hạnh phúc con người là sự thỏa mãn của cá nhân về các nhu cầu vật chất và tinh thần nhưng phải là những nhu cầu chân chính, lành mạnh, đồng thời còn biết tự điều chỉnh các nhu cầu ấy, cho phù hợp với điều kiện thực tế. Còn quan niệm “Cầu được, ước thấy” thể hiện mong muốn thỏa mãn mọi nhu cầu, bất kể đó là nhu cầu gì, kể cả những nhu cầu sai trái. Trên thực tế không thể có chuyện hạnh phúc “Cầu được, ước thấy”, vì nhu cầu của con người là vô hạn trong khi khả năng thực tế đáp ứng nhu cầu của con người trong từng thời điểm cụ thể là có giới hạn. Nhu cầu vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra chứ không thể “cầu” và “ước” được. - GV: Theo em, hạnh phúc của một học sinh trung học là gì? [Bài 6, SGK, tr.75]. - HS: Hạnh phúc của một học sinh trung học bao gồm nhiều yếu tố tạo thành, nhưng về cơ bản, là được gia đình, nhà trường tạo mọi điều kiện vật chất và tinh thần để học tốt, được thầy cô giáo quý mến, bạn bè tin yêu. - GV: Con người có thể đạt được hạnh phúc tuyệt đối và vĩnh viễn hay không? Vì sao? - HS: Con người không bao giờ đạt được hạnh phúc tuyệt đối, vĩnh viễn vì khi đã thỏa mãn được nhu cầu này thì con người lại nảy sinh những nhu cầu mới cao hơn, phức tạp hơn đòi hỏi được thỏa mãn tiếp, nhưng không phải nhu cầu nào của con người cũng đều được thỏa mãn. 5. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà [2 phút] Học sinh về nhà xem lại bài 11, xem trước bài 12 và trả lời những câu hỏi sau: + Em hiểu như thế nào là tình yêu và tình yêu chân chính? + Hãy nêu những điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên. + Hãy cho biết chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay? + Phân tích chức năng của gia đình, mối quan hệ và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. RÚT KINH NGHIỆM

22
119 KB
1
99

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Bài 11 - Tiết 18 + 19 MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC. I.Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc. - Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặt ra cho con người.Từ đó có nhận thức đúng về đạo đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới. 2. Kĩ năng. - Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo đức trong xã hội. - Đánh giá được các hành vi đạo đức diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. 3. Thái độ. - Biết tôn trọng và giữ gìn các giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ. - Có ý thức tự giác thực hiện hành vi của bản thân theo các giá trị chuẩm mực đạo đức ấy trong cuộc sống. II. Phương pháp - Hình thức tổ chức dạy học. - Phương pháp thuyết trình, giảng giải. - Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại. - Phương pháp thảo luận nhóm. Ngoài ra có thể dùng phương pháp trắc nghiệm trong một số nội dung để kiểm tra nhận thức trước và sau khi học một đơn vị kiến thức. III. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 10. - Ca dao, tục ngữ, truyện tranh ảnh có liên quan đến bài học. - Giấy khổ lớn. - Băng đĩa, đầu video. IV. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Những câu tục ngữ sau đây có ý nghĩa gì? * Ăn ở có nhân, mười phần chẳng khó. * Bền người hơn bền của. * Có đức gửi thân, có nhân gửi của. * Đường mòn nhân nghĩa không mòn. * Trọng nghĩa khinh tài. Câu 2: [Bài 5 SGK]. Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào sau đây? a, Đạo đức. b, Phong tục tập quán. c, Pháp luật. d, Cả 3 yếu tố trên. 3. Bài mới. TIẾT 1 Hoạt động 1 GIỚI THIỆU BÀI. Phạm trù đạo đức bao hàm những khái niệm đạo đức cơ bản, phản ánh những đặc tính căn bản, nhứng phương tiện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực. Đạo đức bao gồm các phạm trù cơ bản: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc, thiện ác. Trong khuôn khổ trình bày của SGK. Chúng ta học một số phạm trù, trong đó trình bày những vấn đề chúng nhất và được đơn giản hóa. Hoạt động 2 GIỚI THIỆU CÁC ĐƠN VỊ KIẾN THỨC. Hoạt động của giáo viên và học sinh - GV: Đặt vấn đề Con người sống trong xã hội ai cũng có những nhu cầu và lợi ích nhất định cần được thỏa mãn để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân. Nội dung kiến thức cần đạt 1. Đơn vị kiến thức 1: Nghĩa vụ. Muốn vậy con người cấn phải lao động làm ra của cải vật chất và tinh thần. Lao động và đời sống xã hội đòi hỏi mỗi cá nhân phải có ý thức hòa hợp với người khác, đặt nhu cầu và lợi ích của cá nhân trong lợi ích của toàn xã hội. Tuy nhiên mỗi cá nhân dù cóc cố gắng đến đâu thì cũng không thể thỏa mãn nhu cầu và lợi ích nếu không có sự kết hợp các cá nhân khác và toàn xã hội. ý thức của cá nhân về các mối quan hệ này được gọi là nghĩa vụ. - GV: Tổ chức cho HS thảo luận lớp. - GV: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề giúp a] Nghĩa vụ là gì? HS hiểu nội dung bài học - GV: Cho HS cùng trao đổi VD trong SGK. * Sói mẹ nuôi con. * Cha mẹ nuôi con. - HS trả lời các câu hỏi sau. * Em nhận xét gì về hoạt động nuôi con của sói mẹ? * Cha mẹ đã nuôi con đến trưởng thành. - HS trả lời ý kiến cá nhân. - HS cả lớp cùng trao đổi. - GV nhận xét và kết luận. Nghĩa vụ là sự phản ánh mối quan hệ đạo đức đặc biệt giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng. - GV: Cho HS trao đổi VD tiếp. - HS: Phân tích các VD rút ra bài học. * Ví dụ Ví dụ 1: * Trẻ em cần được đi học. Muốn vậy phải có trường học, thầy, cô giáo. Nghĩa vụ đặt ra: + Cha mẹ và mọi người trong xã hội phải đóng thuế góp phần xây dựng trường và trả lương cho thày cô giáo, xây dựng bệnh viện, nơi vui chơi… + Cá nhân HS phải học tập và rèn luyện đạo đức tốt. Ví dụ 2: * Con người cần có cuộc sống tự do, bình đẳng và được sống trong một đất nước hòa bình. Nghĩa vụ đặt ra: + Cá nhân và mọi người tham gia bảo vệ tổ quốc. + Bản thân HS đủ tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự. - GV: Từ các VD trên rút ra khái niệm về nghĩa vụ. - HS ghi bài vào vở. * Khái niệm - GV: Để đảm bảo hài hòa những nhu cầu, lợi Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá ích của các thành viên, xã hội đặt ra yêu cầu nhân đối với nhu cầu lợi ích chung chúng cho tất cả mọi người. - GV cho HS thảo luận về các tình huống sau. * Ông giám đốc A thu vén, lấy tài sản của nhà nước làm giàu cho bản thân. * Nhà máy sản xuất phân đạm tỉnh H xả nước thải làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân quanh vùng. cộng đồng của xã hội. - HS nhận xét ý kiến cá nhân. - HS cả lớp trao đổi. - GV: Nhận xét: Trong thực tế không phải khi nào nhu cầu và lợi ích cá nhân cũng phù hợp với nhu cầu lợi ích xã hội, thậm chí có khi còn mâu thuẫn, trong từng trường hợp chúng ta cần phải: * Bài học: - Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên, không những thế còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. - GV chuyển ý - Xã hội có trách nhiệm đảm bảo cho nhu cầu và lợi ích chính đáng - GV cho cả lớp thảo luận về vấn đề này. của cá nhân. - HS cả lớp phát biểu về nghĩa vụ của bản thân b] Nghĩa vụ của thanh niên Việt nói riêng và thanh niên nói chung. Nam hiện nay. - GV: Liệt kê ý kiến của HS. - HS ghi bài vào vở. - Chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống cái ác, góp phần xây dựng xã hội mới tốt đẹp. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa… - Tích cực lao động, cần cù, sáng GV: Chuyển ý tạo. - GV đưa ra các tình huống để HS nhận xét. - Sẵn sàng tham gia sự nghiệp bảo * Trên đường đi học về gặp một em bé bị lạc vệ Tổ quốc. mẹ. Em đã đưa em bé đó đến đồn công an gần nhất nhờ các chú công an tìm giúp. * Bà An buôn bán cùng mặt hàng với bà Ba. Vì 2. Đơn vị kiến thức 2: Lương tâm. ghen ghét với bà Ba, bà An cho người phá hỏng gian hàng của bà Ba. Mặc dù vậy bà Ba không báo chính quyền mà còn tự mình thu xếp ổn thỏa, không ảnh hưởng đến danh dự bà An. HS: trả lời các câu hỏi. * Em đánh giá hành vi của bạn HS, bà Ba, bà An? * Các cá nhân tự đánh giá, điều chỉnh hành vi của mình như thế nào? * Năng lực tự đánh giá đó gọi là gì? * Năng lực đó thể hiện qua 2 trạng thái như thế nào. - HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. - HS cả lớp cùng trao đổi. - GV nhận xét các ý kiến và bổ sung thêm để có kết luận chính xác. - GV: Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tự xem xét, đánh giá mối quan hệ giaữ bản thân với những người xung quanh, với xã hội. Trên cơ sở đánh giá các hành vi của mình, các cá nhân tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Đó là lương tâm. a] Khái niệm lương tâm. - GV: Lương tâm dù tồn tại ở trạng thái nào Lương tâm là năng lực tự đánh giá cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng và điều chỉnh hành vi đạo đức của thái thanh thản của lương tâm giúp con người bản thân trong mối quan hệ với tự tin hơn vào bản thân và phát huy tính tích người khác và xã hội cực trong hành vi của mình. * Hai trạng thái lương tâm: Lương Trạng thái cắn dứt lương tâm giúp cá nhân điều tâm thanh thản, cắn dứt lương tâm. chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng không biết ăn năn hối cải, không cắn dứt lương tâm thì được coi là vô lương tâm - GV chuyển ý. - GV cho HS cả lớp cùng trao đổi - HS trả lời các câu hỏi. * ý nghĩa của lương tâm đối với đời sống đạo đức * Con người phải rèn luyện như thế nào để trở thành người có lương tâm? b] Làm thế nào để trở thành người Liên hệ bản thân em. có lương tâm. - HS cả lớp trình bày ý kiến. - GV tổng hợp ý kiến HS. * Đối với mọi người: - Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức thành thói quen đạo đức. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện. Phấn đấu trở thành công dân tốt, người có ích cho Xã hội. - Bồi dưỡng tình cảm tro sáng, đẹp đẽ trong quan hệ giữa người và người cao thượng, bao dung và nhân ái. * Đối với HS: - Tự giác thực hiện nghĩa vụ của HS. - GV kết luận: - ý thức đạo đức, tác phong, ý thức Lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức, kỉ luật. là yếu tố nội tâm là nên giá trị đạo đức con - Biết quan tâm giúp đỡ người người. Nhờ có lương tâm mà những cái tốt đẹp khác. trong đời sống được duy trì và phát triển. Do - Có lối sống lành mạnh tránh xã tệ đó trong cuộc sống không chỉ đòi hỏi mỗi cá nạn xã hội. nhân phải có lương tâm mà phải biết giữ gìn lương tâm. - GV: Chi HS làm bài tập củng cố. [Ghi lên bảng phụ hoặc giấy khổ to]. 1. Sắp sếp các yếu tố cột A tương ứng với cột B. A B 1. Trẻ em đi học a. Đóng thuế 2. Kinh doanh hàng b. Trường học và hóa thầy cô giáo. 3. Sống tự do - hạnh c. Cha mẹ nuôi con phúc. 4. Chăm sóc yêu d. Bảo vệ Tổ quốc thương 2. Phân tích trạng thái lương tâm của tình huống sau và nói rõ thái độ của em như thế nào? Tại ngã tư đường phố có một cụ già chống gậy qua đường bị ngã. * Người A: Nhìn thấy rồi đi thẳng. * Người B: Giúp đỡ tận tình. * Người C: Chế nhạo người B. - HS lên bảng trả lời. - HS cả lớp trao đổi. - GV nhận xét, đưa ra đáp án và cho điểm HS có ý kiến tốt. Bài tập về nhà: Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về nghĩa vụ và lương tâm Đáp án: Câu 1: 1b, 2a, 4c, 3d. Câu 2: - Trạng thái lương tâm cắn dứt, áy náy. - Trạng thái lương tâm thanh thản trong sáng. - Trạng thái lương tâm: Vô lương tâm. TIẾT 2 Kiểm tra bài cũ Những câu tục ngữ nào sau đây nói về nghĩa vụ, lương tâm? Tục ngữ - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. - Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. - Xay lúa thì thôi ẵm em. - Đào hố hại người lại chôn mình. - Gắp lửa bỏ tay người. - Một lời nói dối sám hối bảy ngày. - GV: Đặt vấn đề. Nghĩa vụ và lương tâm là những phạm trù đạo đức cơ bản. Mỗi con người phải luôn luôn tư rèn luyện bản thân thực hiện tốt nghĩa vụ và sống có lương tâm trong sáng và chính họ tạo ra cho mỗi cá nhân những phẩm chất nhất định. Những phẩm chất này làm nên giá trị của cá nhân. Đó là nhân phẩm. - GV cho HS thảo luận nhóm. HS chia 3 nhóm theo địa dư. Nghĩa vụ Lương tâm - GV quy định thời gian, vị trí ngồi cho các nhóm. - GV giao câu hỏi cho các nhóm. Nhóm 1 a] Em hãy nêu phẩm chất của một người mà em đã biết trong cuộc sống. b] Phẩm chất tiêu biểu của người lính, người thầy giáo, người thầy thuốc. Nhóm 2 Suy nghĩ của em về các tình huống sau: * Bạn An nhặt được chiếc ví trước cổng trường, bạn đã nộp lại cho cô giáo hiệu trưởng. * Chú Hải thương binh trong thời kì chống Mĩ, Chú luôn chăm chỉ lao động sản xuất, tạo điều kiện tốt cho cuộc sông gia đình. Ngoài ra chú còn quan tâm giúp đỡ người nghèo khác ở địa phương. * Bà Bình đã nhập hàng giả, cố tình lừa dối những người mua hàng. Anh Tuấn con bà Bình kịch liệt phản đối. Nhóm 3 Theo em: *Nhân phẩm là gì? * Ai đánh giá nhân phẩm? * Biểu hiện của nhân phẩm là gì? HS các nhóm thảo luận. HS cử đại diện nhóm trình bày. HS cả lớp tranh luận đưa ra ý kiến chung. - GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV lưu ý một số vấn đề khi cho HS thảo luận. - Trong thực tế cuộc sống còn có nhiểu người đanh mất nhân phẩm, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng. Chúng ta luôn nghĩ rằng: xã hội chúng ta còn có nhiều người tốt - biết giữ gìn nhân phẩm của mình. Kết luận HS ghi bài. * Khái niệm nhân phẩm: Là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được. * Xã hội đánh giá cao người có nhân phẩm. * Nhân phẩm biểu hiện: - Có lương tâm trong sáng. - Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.- Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức. - Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức. GV: cho HS làm bài tập để củng cố kiến thức. HS trả lời bài tập cá nhân. 1] Lấy VD về người nhân phẩm ở địa phương em. 2] Giải thích câu tục ngữ sau: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. GV chuyển ý từ câu phân tích này. - GV đặt vấn đề. Khi con người tạo ra cho mình nhữg giá trị tư tưởng, đạo đức, giá trị làm người mà được xã hội đánh giá công nhận thì người đó có danh dự. Ví dụ: * Danh dự người thầy giáo. * Danh dự người thầy thuốc. * Danh dự người lính cụ Hồ. * Danh dự Đảng viên Đảng cộng sản. * Danh dự Đoàn viên thanh niên. - GV: Cho HS nhận xét các tình huống sau: - HS: Trong giờ kiểm tra toán, bạn A loay hoay không tìnm ra kết quả, bạn B đưa bài cho bạn A nhưng bạn A không chép mà tự bản thân cố gắng tìm ra lời giải. - HS: Từ chiến trường trở về, chú A được phân công làm cán bộ tổ chức, có người đã biếu chú tiền để xin vào cơ quan, nhưng chú đã từ chối. - HS: Bác sỹ Mai trong bệnh viện Nhi luôn chăm sóc bậnh nhân, yêu thương bệnh nhân như người nhà, bác sỹ Mai luôn luôn từ chối mọi sự cảm ơn về vật chất. - HS cả lớp cùng trao đổi. - GV nhận xét và kết luận - HS ghi bài vào vở. * Khái niệm Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó. Do vậy danh dự và nhân phẩm được đánh giá và - GV đưa ra các câu hỏi.* Phạm trù nhân công nhận. phẩm và danh dự có quan hệ với nhau hay không? - Tại sao nói: Giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh thần. - HS cả lớp cùng trao đổi. - GV nhận xét, bổ sung các ý kiến trên. - GV: Nhân phẩm và danh dự là hai phạm trù đạo đức khác nhau, nhưng lại có quan hệ lẫn nhau. Nhân phẩm là giá trị làm người, còn danh dự là kết quả xây dựng , bảo vệ nhân phẩm. Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được sức mạnh tinh thần, thúc đẩy con ngườu làm điều tốt và ngăn ngừa điều xấu. - HS ghi bài vào vở. * ý nghĩa: - Danh dự và nhân phẩm có quan hệ lẫn nhau. - Giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh - GV cho HS làm bài tập để củng cố kiến thần của mỗi người. thức. - HS trả lời bài tập 3 [SGK trang 73] - GV: chiếu bài tập lên máy hoặc bảng phụ. - HS lên bảng trả lời ý kiến cá nhân. - HS cả lớp trao đổi. - GV nhận xét, bổ sung và đánh giá. Đáp án. * Nhân phẩm và danh dự làm nên giá trị của mỗi con người. Người có nhân phẩm, biết trọng danh dự là một cá nhân có đạo đức. * Người nghiện ma túy đã tạo cho mình nhu cầu thiếu lành mạnh, khó có thể từ bỏ. Để thỏa mãn cơn nghiện, họ có thể làm bất cứ điều gì kể cả vi phạm pháp luật, vì họ đã làm mất nhân phẩm và danh dự. - GV: Chuyển ý: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng. - GV gợi ý cho HS lấy VD để chứng minh. * Chú công an không nhận tiền mãi lộ. * Em nhỏ đánh giài không nhận tiền của khách hàng vứt xuống đất. * Thầy giáo không nhận tiền của phụ huynh xin điểm cho con. - HS trả lời các câu hỏi: * Những cá nhân trên có đức tính gì? * Họ làm như vậy có ý nghĩa gì? - HS trả lời. - GV: Bổ sung nhận xét. Người có lòng tự trọng biết lam chủ các nhu cầu của bản thân, kìm chế nhu cầu, ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội, đồng thời biết quý trọng nhân phẩm và danh dự của người khác. - HS ghi bài vào vở. * Lòng tự trọng - GV đưa ra câu hỏi. - HS trả lời các câu hỏi sau. * Em đã tự ái bao giờ chưa? * Tự ái có lợi hay có hại? * So sánh tự ái với tự trọng? - HS trả lời ý kiến cá nhân. - GV chốt lại ý kiến. Tự trọng khác với tự ái, tự ái là do quá nghĩa * Tự trọng cho bản thân, đề cao cái tôi nên thường có Là ý thức và tình cảm của mỗi cá thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi, khi cho nhân tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm mình bị đánh giá thấp. Người tự ái thường và danh dự của chính mình. không muốn ai chỉ trích, khuyên bảo mình, phản ứng của họ thiếu sáng suốt và sai lầm. - GV: Cho HS tự lấy VD về tính tự ái trong cuộc sống. * Giận dỗi khi bố mua cho chiếc xe đạp cũ. Bạn góp ý nhưng không công nhận còn giận dỗi với bạn. * Mượn bạn quyển truyện, bạn không đưa ngay, tự ái không cầm. - GV: Giáo dục cho HS khắc phục tính tự ái. - GV chuyển ý. Hạnh phúc là một phạm trù trung tâm của đạo đức học. Hạnh phúc là gì? Trong lịch sử từng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc, dễ gây tranh cãi, sở dĩ có quanniệm khác nhau đó vì hạnh phúc gắn liền với cảm nhận và đánh giá của cá nhân, xã hội về cuộc sống thực tại. Điều đó làm cho quan niệm hạnh phúc vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. - GV: Cho HS trả lời các câu hỏi đó, giúp HS hiểu được nội dung của bài học. Câu hỏi: 1.Em hiểu thế nào là nhu cầu vật chất , nhu cầu tinh thần? 4. Đơn vị kiến thức 4: Hạnh phúc. 2. Em hãy nêu một số nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần của con người? 3. Khi con người được thỏa mãn nhu cầu thì xuất hiện cảm xúc gì? Cảm xúc đó giúp con người có được gì? 4. Lấy VD về hạnh phúc. - GV: Đưa ra vấn đề dẫn dắt HS tiếp thu bài giảng. - HS; cả lớp cùng trao đổi, thảo luận các câu hỏi. - GV: Liệt kê ý kiến của HS lên bảng phụ. - GV: Nhận xét bổ sung. Câu 1 và 2 [GV lập bảng để HS dễ hiểu bài] Nhu cầu ý nghĩa Ví dụ Đáp ứng ở mức Ăn, mặc, ở, độ nhất định phương tiện phục vụ cuộc sinh hoạt. Tư Vật chất sống con người, liệu sản xuất. giúp cho sự phát triển nhu cầu khác. Tinh thần Giúp cuộc sống Văn học con người trở nghệ thuật, nên đẹp đẽ, học tập, phát triển óc nghiên cứu sáng tạo và phát khoa học. huy nhân cách cao đẹp. Câu 3: Khi con người được thỏa mãn nhu cầu và lợi ích thì con người có cảm giác vui sướng, thích thú, khoan khoái và thỏa mãn. - Cảm xúc đó gọi là hạnh phúc. Câu 4: Bản thân em học hành tiến bộ, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, ch mẹ cảm thấy hạnh phúc. - Em mong ước cha mẹ mua cho chiếc xe đạp, cha mẹ tặng em khi em thi đỗ vào lớp 10 khiến em cảm thấy hạnh phúc. - Lớp em thi đỗ 100%, thầy , cô giáo và các bạn thấy hạnh phúc. - GV tổng kết lại và cho HS ghi bài. - GV nhấn mạnh: - Tính chân chính và tính lành mạnh của nhu cầu. Trên thực tế có nhu cầu không lành mạnh, thiếu đạo đức [nghiện ma túy, ăn cắp vặt, chiếm đoạt tài sản để làm giàu] - GV chuyển ý: Cảm xúc của con người luôn gắn với tứng cá nhân. vì vậy khi nói đến hạnh phúc trước hết là nói đến hạnh phúc cá nhân. Con người sống trong xã hội phải có nghĩa vụ đối với con người. Nghĩa vụ đó đem lại hạnh phúc cho mọi người và đó là hạnh phúc của xã hội. Con người sống trong xã hội nên hạnh phúc cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với hạnh phúc xã hội. a] Hạnh phúc là gì? - GV đặt câu hỏi cho HS. Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, 1. Vai trò hạnh phúc cá nhân. hài lòng của con người trong cuộc 2. Vai trò hạnh phúc xã hội. sống khi được đáp ứng, thỏa mãn 3. Một số việc làm sai trái hiện nay trong các nhu cầu chân chính, lành mạnh quan hệ hạnh phúc cá nhân đối với xã hội về vật chất và tinh thần. 4. Lấy VD hạnh phúc cá nhân. - HS trình bày ý kiến cá nhân. - GV: Chốt lại ý kiến của HS. - HS ghi bài vào vở. b] Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội. - GV: Nhấn mạnh : Những cá nhân chỉ biết thu vén hạnh phúc cá nhân thì xã hội sẽ không có hạnh phúc. - GV: Kết luận và củng cố kiến thức cho HS. - HS: Làm bài tập nhanh. - GV phát phiếu bài tập cho HS. Bài tập 1: Giải thích câu thành ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” - Hạnh phúc của từng cá nhân là cơ Bài tập 2: Những câu tục ngữ nào sau đây nói sở hạnh phúc của xã hội. về nhân phẩm và danh dự? - Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có * Cọp chết để da, người chết để tiếng.  điều kiện phấn đấu. * Đói miếng hơn tiếng đời.  - Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh * Tốt danh hơn lành áo.  phúc của mình thì phải có nghĩa vụ * Giấy rách phải giữ lấy lề.  * Chết vinh còn hơn sống nhục.  * Ngọc nát còn hơn ngói lành.  Bài tập 3: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về hạnh phúc? * Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ  * Trong ấm ngoài êm. * Có an cư mới lạc nghiệp. * Hạnh phúc dễ tìm nhưng khó giữ.    - HS làm bài tập vào phiếu [Mỗi HS làm một bài tập] - GV mời 3 đại diện HS lên bảng làm bài tập. - HS còn lại nộp phiếu. - HS cả lớp nhận xét bổ sung. - GV: Đưa ra đáp án đúng. đối với người khác và xã hội. Đáp án: Bài tập 1: Dù bất luận trong hòan cảnh nghèo đói vẫn giữa cho được giá trị làm người. Bài 2: Tất cả các câu tục ngữ. Bài 3: Tất cả các câu tục ngữ. 4.Củng cố. Hoạt động 3 CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP. - GV: Bài này gồm các đơn vị kiến thức riêng biệt, GV đã củng cố ở mỗi tiết. - GV: Hướng dẫn bài tập SGK. Bài 1: [SGK trang 75] Bài tập này nhằm rèn kĩ năng phân tích, đánh giá của HS đối với các hiện tượng đạo đức xã hội trên cơ sở kiến thức đã học. Vì vậy khi sống theo phương châm "Đèn nhà ai, nhà nấy rạng” là thiếu ý thức nghĩa vụ, thiếu ý thức cộng đồng và lối sóng ấy trong những hoàn cảnh cụ thể có thể xảy ra hậu quả xấu. Bài 5 [SGK trang 75] Hạnh phúc của con người là sự thỏa mãn cá nhân về nhu cầu vật chất và tinh thần, như phải là nhu cầu chân chính, lành mạnh. Đồng thời tự biết điều chỉnh các nhu cầu cho phù hợp thực tế. Quan niệm “Cầu được ước thấy” là không đúng vì có những nhu cầu sai trái. Trên thực tế nhu cầu ước muốn của con người là vô hạn, trong khi khả năng đáp ứng lại có giới hạn và một thực tế là: Nhu cầu vật chất và tinh thần là do con người sáng tạo ra chứ không thể “cầu” và “ước”được. GV kết luận toàn bài. Trong khuôn khổ bài học, chúng ta đã được giới thiệu về các phạm trù cơ bản của đạo đức học. Chúng ta hiểu thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc. Từ đó chúng ta cần phải có trách nhiệm thực hiện tốt, biết phấn đấu để hoàn thiện mình, để góp phần xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc. Đồng thời cần có thái độ nghiêm túc trong cuộc sống, có cuộc sống lành mạnh, tránh xa những tệ nạn xã hội, tránh lối sống ích kỉ, thực dụng, phấn đấu vì một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. 5. Dặn dò. - Làm bài tập SGK. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao, truyện kể vể các phạm trù đạo đức cơ bản. - Chuẩn bị bài 12. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ về tình yêu hôn nhân.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề