Một số giải pháp nhằm ngăn chặn học sinh bỏ học

Giải pháp hạn chế học sinh bỏ học

Đọc bài Lưu

Làm thế nào đểhạn chế học sinh bỏ học.

Trường THCS Phổ Thạnh

Tổ: Tự Nhiên 2

GV: Nguyễn Thị Mỹ Phượng

BÀI THAM LUẬN

VỀ CÔNG TÁC LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẠN CHẾ HỌC SINH BỎ HỌC

Kính thưa:

- Quí vị đại biểu;

- Quí thầy cô giáo.

Tôi xin thay mặt toàn thể giáo viên trường THCS Phổ Thạnh, tham gia báo cáo tham luận về làm thế nào để hạn chế học sinh bỏ học.

I. THỰC TRẠNG.

Tình trạng học sinh bỏ học và đi học không đều là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay . Theo thống kê của trường THCS Phổ Thạnh, tỉ lệ bỏ học của học sinh trong các năm học vừa qua như sau:

  • Năm học 20162017: số học sinh bỏ học 17 HS, tỷ lệ: 1.26%
  • Năm học 20172018: số học sinh bỏ học 13 HS, tỷ lệ: 0.95%
  • Năm học 20182019 số học sinh bỏ học: 15 HS, tỷ lệ: 1,06%.

Trung bình 3 năm học thì mỗi năm học có 15 HS bỏ học, tỷ lệ là 1.09%.

Thời điểm học sinh bỏ học chủ yếu tập trung sau hè và sau kì nghỉ Tết nguyên

đán. Trong thời gian đó, học sinh thường bị lôi kéo bởi các đối tượng đã nghỉ học trước đó, đã làm ra tiền.

II. NGUYÊN NHÂN HỌC SINH BỎ HỌC

- Phổ Thạnh là một trong những xã vùng ven biển của huyện Đức Phổ, là địa phương đa ngành nghề nhưng tập trung nhiều nhất chủ yếu là nghề biển, cha mẹ thường xuyên xa nhà, hơn nữa do chủ yếu phát triển kinh tế biển nên đa số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em, còn khoáng trắng cho nhà trường. Đa số phụ huynh chưa động viên thuyết phục con mình đến lớp, có tư tưởng học cũng được, không học cũng được.

- Nhiều HS ỷ lại kinh tế của gia đình vững vàng, nên chưa có định hướng tốt để tập trung chăm lo cho việc học, có suy nghĩ không nhất thiết phải học vẫn có thể làm ra tiền. Nhiều HS bị bạn bè đã nghỉ học lôi kéo đi làm kiếm tiền

- Do tác động của cơ chế thị trường làm cho 1 bộ phận phụ huynh và học sinh chưa nhận thức được vai trò của việc học tập hiện nay, dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng. Do công tác hướng nghiệp chưa tốt nên nhiều học sinh và phụ huynh còn tư tưởng để con em đi học thì sau này ra trường cũng không có việc làm nên nghỉ học sớm.

- Một số học sinh bỏ học sớm để tránh đi nghĩa vụ quân sự, tập trung nhiều ở học sinh khối 6, 7.

- Do bản tính ham chơi nhất là các trò chơi điện tử, lười học, lại thiếu sự quan tâm của gia đình dẫn đến học yếu, lười học, bỏ học. Nhiều em bị hỏng kiến thức cơ bản của các lớp dưới dẫn đến kết quả học tập không tốt nên thường chán nản và bỏ học.

- Công tác chủ nhiệm của giáo viên chưa thật sự đi vào chiều sâu.

III. GIẢI PHÁP

- Công tác phối hợp của GVCN với phụ hunh học sinh: GVCN cần tiếp cận nhiều hơn nữa với phụ huynh học sinh, tạo sự gần gũi giữa nhà trường và gia đình học sinh. Từ đó thay đổi cách nghĩ, cách nhìn của phụ huynh và học sinh về việc học của con em mình. Gia đình cần thay đổi quan điểm giáo dục con cái, đối với con em còn đang đi học không nên phó mặc cho nhà trường, xã hội mà cần chủ động phối hợp với nhà trường, các cơ quan liên quan để giáo dục con em. Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc quản lý, giáo dục học sinh là giải pháp chúng ta đã nói nhiều, nghe nhiều, viết nhiều, nhưng chỉ những giáo viên trực tiếp làm công tác chủ nhiệm mới thấu hiểu được giải pháp này thực hiện không dễ. Thật sự để làm tốt giải pháp này thì người giáo viên phải đầu tư, phải hy sinh khá nhiều thời gian và tâm sức. Một trong những cách để phối hợp tốt nhất với phụ huynh học sinh là phải thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh. Trong buổi họp này, giáo viên nên chuẩn bị thật kỹ những yêu cầu, giải pháp mà bản thân cần phụ huynh phải chủ động phối hợp trong năm học.

- Tăng cường công tác chủ nhiệm, đi sâu đi sát, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình. Cần ngăn chặn từ xa, có phán đoán dấu hiệu học sinh bỏ học để có biện pháp kịp thời. Học sinh nghỉ học một ngày GVCN phải biết, nghỉ học 2 ngày BGH trường phải biết, nghỉ học 3 ngày UBND xã phải biết. Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm thì khi học sinh vắng học bắt buộc phụ huynh phải trực tiếp liên hệ với tôi, lớp có sổ theo dõi sỉ số từng tiết học, từng buổi học. Phải thực hiện tốt công tác phối hợp nhằm vận động học sinh bỏ học ra lớp. Nếu để lâu học sinh sẽ không theo kịp kiến thức chắn chắn là sẽ bỏ học, vì vậy vận động học sinh bỏ học ngay là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay.

- Công tác phối với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường: GVCN cần thường xuyên phối hợp với GVBM, Liên đội và Chi Đoàn để nắm bắt tình hình học tập của học sinh để có giải pháp kịp thời.

- Đẩy mạnh phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm thu hút học sinh đến trường, làm sao cho tất tả học sinh thấy được [ mỗi ngày đến trường là một ngày vui ]. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, đưa các trò chơi dân gian vào trường học, giúp cho học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Tổ chức tốt công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém; xây dựng khối đoàn kết trong lớp để các em có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau.

- Tổ tư vấn học đường của nhà trường cần hoạt động hiệu quả hơn. Tổ tư vấn có trách nhiệm tìm hiểu nắm được hoàn cảnh, tâm tư của từng em nhất là những học sinh có nguy cơ bỏ học để sớm giúp đỡ kịp thời.Tổ tư vấn cần có kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng việc kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm đỡ đầu cho từng em cụ thể .Về mặt tinh thần, hàng tuần tổ tư vấn mời những em có nguy cơ bỏ học đến để động viên, hỏi thăm và phối hợp với các đoàn thể như Đoàn, Đội, Công đoàn có việc làm thiết thực để giúp các em.

- Đối với việc học sinh bỏ học thì việc quan trọng đầu tiên người giáo viên chủ nhiệm cần làm là tìm hiểu được chính xác nguyên nhân vì sao các em bỏ học để đưa ra biện pháp tác động đúng, hiệu quả. Người giáo viên cần phải khéo léo lựa chọn biện pháp tác động phù hợp cho từng loại nguyên nhân, và cho dù đó là biện pháp nào thì giáo viên cũng cần phải cân nhắc đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Khi các em đã quay lại trường học thì cần theo sát các em, giúp đỡ, động viên, nhắc nhở, khuyên bảo kịp thời.

- GVCN cần thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp cho HS, đặc biệt là trong xu thế các em bị tác động bởi tư tưởng học xong không xin được việc làm nên bỏ học sớm.

IV. KẾT LUẬN

Tóm lại, để làm tốt công tác hạn chế tình trạng học sinh bỏ học trong nhà trường THCS, đòi hỏi phải có sự thống nhất cao giữa các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể xã, hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, gia đình các em học sinh. Ngoài ra phải nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với con em của mình. Đây là yếu tố hết sức quan trọng góp phần thành công lớn trong công tác khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong nhà trường THCS. Bởi vì người dân không có nhận thức cao, không có trách nhiệm trong việc cho con em đến trường, thì công tác vận động học sinh đến trường, công tác dạy học và giáo dục gặp rất nhiều khó khăn và không đạt hiệu quả như mong muốn.

Mong tất cả các cấp, các ngành cùng vào cuộc, nhằm đào tạo những thế hệ trẻ, có đủ đức, đủ tài cống hiến cho đất nước. Đưa đất nước phát triển, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bài tham luận của bản thân còn mang tính chủ quan, rất mong quý vị đại biểu, lãnh đạo nhà trường và quý thầy cô giáo tham gia góp ý để đưa ra các giải pháp hạn chế học sinh bỏ học một cách hiệu quả nhất.

Cuối cùng xin chúc quí đại biểu, quí thầy cô giáo sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp. Xin chân thành cảm ơn.

Nguồn:thcsphothanh.pgdducpho.edu.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề