Mọi tổ chức có hoạt động ngân hàng đều do nhnn cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Tất cả các Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối đều phải chuyển đổi giấy phép theo quy định Thông tư 21/2014/TT-NHNN ngày 14/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước

Ngày 14/8/2014 Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư Thông tư 21/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/10/2014 thay thế Thông tư 03/20008/TT-NHNN với các nội dung chính như sau:

1. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện và thủ tục phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính [sau đây gọi là Tổ chức tín dụng được phép].

2. Chuyển đổi giấy phép được yêu cầu đối với tất cả các Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Tất cả các Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối đều phải chuyển đổi giấy phép

2.1. Trong thời hạn 12 [mười hai] tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng được phép đã được cấp Giấy phép, Giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước, Giấy xác nhận đăng ký hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế, các văn bản cho phép của Ngân hàng Nhà nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thực hiện chuyển đổi sang Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc văn bản chấp thuận có thời hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này. Quá thời hạn nêu trên, tổ chức tín dụng được phép phải chấm dứt các hoạt động ngoại hối không thực hiện chuyển đổi hoặc không được chuyển đổi do không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 32 Thông tư này.

2.2. Trong thời gian thực hiện chuyển đổi, tổ chức tín dụng được phép được tiếp tục thực hiện các hoạt động ngoại hối theo Giấy phép, Giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước, Giấy xác nhận đăng ký hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế, các văn bản cho phép của Ngân hàng Nhà nước đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2.3. Tổ chức tín dụng được phép được tiếp tục thực hiện các thỏa thuận, hợp đồng đã ký kết trước ngày hết hạn chuyển đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối được phép thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết thỏa thuận, hợp đồng đó. Việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn các thỏa thuận, hợp đồng nêu trên từ ngày hết thời hạn chuyển đổi chỉ được thực hiện khi nội dung sửa đổi, bổ sung, gia hạn phù hợp với quy định của Thông tư này.

3. Điều kiện, phạm vi chuyển đổi đối với Tổ chức tín dụng được  phép hoạt động ngoại hối 3.1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, chuyển đổi các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước theo phạm vi quy định tại Thông tư này sang Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động khi tổ chức tín dụng được phép đáp ứng các điều kiện theo quy định khoản 2, 3, 4 Điều 8 Thông tư này. 3.2. Ngân hàng Nhà nước xem xét, chuyển đổi các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế theo phạm vi quy định tại Thông tư này sang Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động khi tổ chức tín dụng được phép đáp ứng các điều kiện theo quy định khoản 2, 3, 4 Điều 8 và khoản 3 Điều 9 Thông tư này.

3.3. Ngân hàng Nhà nước xem xét, chuyển đổi các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế theo phạm vi quy định tại Thông tư này sang văn bản chấp thuận có thời hạn khi tổ chức tín dụng được phép đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

4. Hồ sơ chuyển đổi giấy phép của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại ho

4.1. Hồ sơ chuyển đổi các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư này bao gồm: 4.1.1. Đơn đề nghị chuyển đổi theo mẫu tại Phụ lục số 02 Thông tư này; 4.1.2. Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy xác nhận đủ điều kiện, Giấy xác nhận đăng ký và các văn bản cho phép thực hiện các hoạt động ngoại hối [nếu có]; 4.1.3. Quy định nội bộ về quy trình thực hiện, quy trình quản lý rủi ro đối với từng nghiệp vụ ngoại hối đề nghị chuyển đổi. Quy trình quản lý rủi ro tối thiểu bao gồm các nội dung: các rủi ro có thể xảy ra đối với từng hoạt động ngoại hối, quy trình quản lý và phương án xử lý đối với các rủi ro này; 4.1.4. Báo cáo về tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kèm theo cam kết về việc đã đáp ứng đủ điều kiện về trang thiết bị và cơ sở vật chất; 4.1.5. Danh sách cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ kèm theo văn bằng, chứng chỉ và thông tin về trình độ, năng lực đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này; 4.1.6. Mô tả hệ thống công nghệ thông tin, các giải pháp kỹ thuật áp dụng và quy trình xử lý các hoạt động ngoại hối trong hệ thống công nghệ thông tin. 4.2. Hồ sơ chuyển đổi các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế quy định tại khoản 2 Điều 32 Thông tư này bao gồm: 4.2.1. Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này; 4.2.2. Quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác, hạn mức giao dịch đối với các đối tác, trong đó phải bao gồm quy định về rà soát, đánh giá lại đối tác theo định kỳ và khi có sự kiện đột xuất ảnh hưởng tới xếp hạng tín dụng của các đối tác. 4.3.  Hồ sơ chuyển đổi các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế quy định tại khoản 3 Điều 32 Thông tư này bao gồm: 4.3.1. Đơn đề nghị chuyển đổi theo mẫu tại Phụ lục số 02 Thông tư này; 4.3.2. Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, h khoản 4 Điều 11 Thông tư này;

4.3.3. Báo cáo tình hình triển khai thực hiện từng hoạt động ngoại hối kể từ khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện.

5. Trình tự, thủ tục chuyển đổi giấy phép của các tổ chức tín dụng được phép

5.1. Tổ chức tín dụng được phép lập 01 [một] bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 33 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước [Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng] bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. 5.2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiếp nhận hồ sơ và gửi các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước để lấy ý kiến về đề nghị của tổ chức tín dụng được phép. Trong thời hạn 40 [bốn mươi] ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi sang Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc văn bản chấp thuận có thời hạn đối với từng trường hợp theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp từ chối chuyển đổi, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do. 5.3. Chuyển đổi giấy phép được thực hiện thành 2 bước: Bước 1: Hồ sơ chuyển đổi các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước và các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế.

Bước 2: Sau khi bước 1 kết thúc, thực hiện hồ sơ chuyển đổi các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế;

Lawyervn.net

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:01/03/2018

 Ngân hàng thương mại  Giấy phép thành lập

Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quang Cường. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn!

Quang Cường [quangcuong*****@gmail.com]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại thì thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại được quy định cụ thể như sau:

    - Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng.

    - Ngân hàng Nhà nước có quyền từ chối cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng nếu tổ chức, cá nhân xin cấp phép không đáp ứng các quy định tại Nghị định 59/2009/NĐ-CP.

    Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 59/2009/NĐ-CP thì điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại được quy định cụ thể như sau:

    - Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định cụ thể tại Nghị định này và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

    - Đối với ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài: ngoài các điều kiện nêu trên, ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.

    Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 59/2009/NĐ-CP.

    Trân trọng!


THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề