Mô tả việc sử dụng máy tính truyền thông

Truyền thông và Mạng máy tính là gì? Truyền thông và Mạng máy tính học những gì? Tố chất phù hợp với ngành Truyền thông và Mạng máy tính. Cơ hội nghề nghiệp ngành truyền thông và Mạng máy tính

Hiện nay, mạng máy tính đã trở thành nhân tố quan trọng, là cầu nối trao đổi thông tin giữa các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu. Nó đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chưa bao giờ công tác xây dựng và quản trị hệ thống mạng doanh nghiệp lại được coi trọng như hiện nay.

Đến với ngành học này, bạn sẽ hiểu và làm chủ được những công nghệ mạng phổ biến như thư tín điện tử, truyền tải tập tin, truyền thông thông tin, hay những công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây, tính toán lưới, tính toán di động, xây dựng và vận hành data center, an toàn và bảo mật thông tin.

Xem thêm: Ngành Công nghệ Thông tin có phải là lựa chọn nghề nghiệp tốt?

Truyền thông và Mạng máy tính học những gì?

- Chương trình đào tạo ngành Truyền thông và Mạng máy tính cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin và các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông. Hiện nay, ngành này có ảnh hưởng lớn và sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, chẳng hạn như: Lĩnh vực truyền thông [Internet, mạng xã hội, báo điện tử, …]; Lĩnh vực giải trí [âm nhạc trực tuyến, truyền hình, game, …]; Lĩnh vực kinh tế [thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, …]; Lĩnh vực giáo dục [đại học điện tử, giải bài toán trên mạng, …]; Lĩnh vực hành chính [chính phủ điện tử, văn phòng không giấy, …] và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống

Tố chất phù hợp với ngành Truyền thông và Mạng máy tính

- Niềm đam mê Công nghệ - Tố chất quan trọng nhất: Nếu bạn chẳng ngại ngần gì khi phải ngồi hàng giờ bên máy vi tính để viết một phần mềm, cấu hình các thiết bị mạng cũng như giám sát hoạt động của hệ thống mạng, không ngại tìm tòi và xử lý các sự cố về bảo mật thì thành công đang chờ đón bạn.

- Tính cẩn thận trong công việc: Vì chỉ cần bất cẩn trong một dòng mã lệnh lập trình, hoặc cấu hình các thiết bị không hợp lý hay sơ suất nhỏ trong lắp ráp thiết bị cũng có thể gây ảnh hưởng đến một ứng dụng, chương trình hay cả hệ thống của công ty.

- Kiên trì, nhẫn nại: Làm việc trong lĩnh vực CNTT nói chung thường xuyên phải đối mặt với những bài toán hóc búa nên rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, chịu khó. Nhẫn nại trong ngành này có nghĩa là bạn không dễ dàng bỏ cuộc mà cần phải quyết tâm đến cùng để tìm ra giải pháp cho dự án đang giang dở, tìm ra giải pháp công nghệ mới dù trước đó có thất bại.

- Ham học hỏi, trau dồi kiến thức: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể nhanh chóng bị lỗi thời. Ngành Truyền thông và Mạng máy tính đòi hỏi bạn liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị lạc hậu so với thế giới.

- Khả năng làm việc theo nhóm: Truyền thông và Mạng máy tính là ngành đặc biệt đề cao khả năng làm việc theo nhóm [team-work]. Cụ thể như trong các dự án xây dựng phần mềm, các dự án thiết kế, hay trong xây dựng hệ thống mạng cho doanh nghiệp. Làm việc theo nhóm không những giúp bạn giảm bớt gánh nặng và độ phức tạp của công việc, mà hơn thế còn giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn nhờ sự thúc đẩy, khích lệ của người cùng nhóm.

- Kỹ năng ngoại ngữ: Người làm việc trong ngành Truyền thông và Mạng máy tính thường xuyên phải cập nhật những công nghệ mới trên thế giới, những kiến thức mang tính toàn cầu. Do đó để trở thành chuyên gia Truyền thông và Mạng máy tính giỏi, bạn cần phải thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu.

Cơ hội nghề nghiệp ngành truyền thông và Mạng máy tính

Hiện nay với sự phát triển như vũ bảo của mạng máy tính. Không có một máy tính nào mà không có nhu cầu kết nối mạng. Do đó cơ hội việc làm trong lĩnh vực này rất cao. Tốt nghiệp kỹ sư ngành truyền thông và mạng máy tính các bạn có thể làm việc ở hầu hết các đơn vị trong và ngoài nước có sử dụng máy tính kết nối mạng với mức lương hấp dẫn ở các vị trí như:

  • Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống tại các ngân hàng, các trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet [ISP]
  • Chuyên viên thiết kế mạng chuyên nghiệp: xây dựng các mạng máy tính an toàn, hiệu quả cho các đơn vị có yêu cầu
  • Chuyên viên phát triển phần mềm mạng
  • Chuyên viên phát triển ứng dụng trên di động và mạng không dây
  • Chuyên viên xây dựng và phát triển các ứng dụng truyền thông: VoIP, hội nghị truyền hình

Để được tư vấn hướng nghiệp chi tiết về ngành Truyền thông và Mạng máy tính, bạn có thể liên hệ số Hotline của AUM Việt nam: 091 5500 256, email:  hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm.

Là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu cung cấp kiến thức đầy đủ, từ cơ bản đến nâng cao về hệ thống mạng máy tính cũng như quản trị dữ liệu. Bạn có thể thiết kế, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin, quản trị mạng, quản trị người dùng... trong thương mại điện tử, truyền thông, giải trí, hành chính công...

Học ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu ra làm gì?

1. Tổng quan ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu [Computer Networks and Data Communication], đôi khi còn được gọi là kỹ thuật truyền thông và mạng máy tính. Trên thực tế, ngành này được ứng dụng rất nhiều vào thực tiễn, từ hoạt động sản xuất tới kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, phát triển giáo dục, y tế, hành chính, giải trí và truyền thông tiếp thị... Với nhiều người, điểm hấp dẫn nhất của ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là nhu cầu tuyển dụng nhiều, có thể đa dạng lĩnh vực làm việc.
Cho dù ở hiện tại hay trong tương lai, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu vẫn sẽ là một ngành xu hướng, có vai trò quan trọng và không thể thay thế với sự phát triển của công nghệ thông tin nói riêng và nền kinh tế, đời sống xã hội nói chung.

2. Các khối thi ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

Tuyển sinh ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, các trường xét tuyển tổ hợp môn thi thuộc các khối là: A00 [Toán, Lý, Hóa], A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh], D01 [Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh], D07 [Toán, Hóa, Tiếng Anh], C02 [Ngữ Văn, Toán, Hóa], C01 [Ngữ Văn, Toán, Lý]. Ngoài ra, hầu hết các trường sẽ kết hợp cả hình thức xét tuyển học bạ và/hoặc tuyển thẳng với chỉ tiêu ít hơn so với xét điểm thi THPT quốc gia.

3. Mã ngành ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

Mã ngành dự thi của ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là: 7480102

4. Các trường đào tạo ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu tốt nhất

Nếu muốn theo học ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, bạn có rất nhiều lựa chọn vì nhiều trường trên cả 3 miền tuyển sinh ngành này với số điểm chuẩn, tiêu chuẩn xét duyệt chênh lệch khá nhiều. Một số trường đại học đào tạo ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tốt nhất hiện nay là:

4.1. Miền Bắc

  • Đại học Công nghệ, ĐHQGHN [chỉ tiêu: 191].
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam [chỉ tiêu: chưa rõ].
  • Đại học Thăng Long [chỉ tiêu: 40].
  • Đại học Hàng Hải [gọi là ngành Kỹ thuật truyền thông và mạng máy tính - chỉ tiêu: 60].
  • Đại học Việt Bắc [chỉ tiêu: 100].
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội [chỉ tiêu: 70].
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải [chỉ tiêu: chưa rõ].
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp [thuộc khoa CNTT - chỉ tiêu: chưa rõ].
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên [chỉ tiêu: 20].

4.2. Miền Trung

  • Đại học Nha Trang [chuyên ngành thuộc khoa CNTT - chỉ tiêu: 200 cả khoa.
  • Đại học Quy Nhơn [chuyên ngành Mạng máy tính thuộc khoa CNTT - chỉ tiêu: 300 cả khoa với 4 chuyên ngành].

4.3. Miền Nam

  • Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG TP.HCM [chỉ tiêu: 190 - cả lớp CLC].
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM [chỉ tiêu: 30].
  • Đại học Nguyễn Tất Thành [chỉ tiêu: chưa rõ].
  • Đại học Hoa Sen [chỉ tiêu: chưa rõ].
  • Đại học Cần Thơ [chỉ tiêu: 70].
  • Đại học Gia Định [chỉ tiêu: 30].
  • Đại học Tôn Đức Thắng [chỉ tiêu: chưa rõ].
  • Đại học Quốc tế Miền Đông [chỉ tiêu: chưa rõ].

Tham khảo các trường đào tạo ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu chất lượng

5. Học ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu ra làm gì?

Sinh viên học ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu ra trường có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí việc làm khác nhau trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, công ty tư vấn và cung cấp giải pháp mạng, cơ sở nghiên cứu, cơ quan nhà nước...
JobOKO đã đánh giá và tổng hợp các cơ hội nghề nghiệp của ngành này cũng như khoảng lương của các vai trò đó trên thị trường hiện nay để các bạn tham khảo:

  • Kỹ sư mạng máy tính/ Kỹ sư an ninh mạng: Làm việc như một kỹ sư mạng máy tính, bạn sẽ có mức lương trung bình từ 8 - 15 triệu/tháng, trong khi những ai theo hướng an ninh mạng thì có thể kiếm được từ 13 - 18 triệu/tháng chỉ với 1 - 3 năm kinh nghiệm. Mức lương cao hơn của các vị trí kỹ sư này khoảng 20 - 30 triệu/tháng, thường trên 5 năm kinh nghiệm.
  • Nhân viên quản trị mạng/ Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống: Ở vai trò nhân viên, bạn có thể kiếm được từ 6 - 10 triệu/tháng với 0 - 3 năm kinh nghiệm và tăng dần lên khoảng 15 triệu/tháng. Trong đó, mức thu nhập trung bình của chuyên viên quản trị mạng, hệ thống hiện nay là từ 8 - 13 triệu/tháng, có thể cao hơn khoảng 20 - 25 triệu/tháng.
  • Nhân viên IT/ Nhân viên IT phần cứng: Đối với công việc của một nhân viên kỹ thuật máy tính, nhân viên IT phần cứng mạng, bạn sẽ duy trì cơ sở hạ tầng mạng, máy chủ,... cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và nhận mức lương trung bình từ 7 - 10 triệu/tháng, cao hơn khoảng 15 - 20 triệu/tháng và cao nhất là 30 triệu/tháng.
  • Kỹ sư hệ thống: Một lựa chọn khác cho các bạn học ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là trở thành kỹ sư hệ thống. Lương cho vị trí này khá cao, trung bình từ 9 - 16 triệu/tháng, cao nhất khoảng 25 - 30 triệu/tháng.
  • Lập trình viên: Với tấm bằng tốt nghiệp ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, bạn có thể làm lập trình viên với điều kiện thành thạo một vài ngôn ngữ lập trình, kỹ năng mã hóa và viết chương trình. Lương lập trình viên hiện nay cũng trong khoảng 8 - 15 triệu/tháng, tăng dần lên mức 40 triệu/tháng khi có năng lực và kinh nghiệm.
  • Nghiên cứu, giảng dạy: Với các bạn có kết quả học tập xuất sắc, khả năng truyền đạt tốt và muốn làm trong môi trường nghiên cứu, giáo dục thì có thể cân nhắc học lên thạc sĩ, tiến sĩ và trở thành chuyên viên, chuyên gia hay giảng viên các trường cao đẳng, đại học trên cả nước.

Bên cạnh đó, có nhiều cơ hội việc làm khác liên quan đến ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu như chuyên viên phân tích dữ liệu, tester...

Những ai phù hợp để theo đuổi ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu?

6. Tố chất, kỹ năng cần có để thành công trong ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

Học và làm việc trong lĩnh vực CNTT nói chung, ngành mạng máy tính và truyền thông nói riêng đòi hỏi ở bạn nhiều phẩm chất, kỹ năng để có thể tiếp thu tri thức chuyên ngành, phát triển bản thân để thích nghi với nhu cầu đổi mới, nâng cấp liên tục của công nghệ. Một số kỹ năng, tố chất nổi bật cần có để thành công là:

  • Học tốt các môn khoa học tự nhiên.
  • Kỹ năng chuyên môn xuất sắc về khoa học máy tính, Internet, truyền thông và cơ sở dữ liệu [database].
  • Tư duy logic, sáng tạo, chủ động và phản ứng nhanh.
  • Khả năng tập trung tốt trong phân tích thông tin, tìm giải pháp và giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng ngoại ngữ.
  • Yêu thích, đam mê lĩnh vực CNTT, phần mềm.
  • Cẩn thận, ý thức trách nhiệm.

Không phải tự nhiên mà ngành mạng máy tính và truyền thông xã lại trở thành ngành hot, có nhiều trường đào tạo. Những môn học thú vị, hướng nghiên cứu, cơ hội nghề nghiệp rộng mở... liệu có thu hút bạn? Nếu yêu thích ngành này, hãy xem xét để chuẩn bị sẵn sàng chinh phục mục tiêu của mình từ sớm bạn nhé!

MỤC LỤC:
1. Tổng quan ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
2. Các khối thi ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
3. Mã ngành ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
4. Các trường đào tạo ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu tốt nhất
5. Học ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu ra làm gì?
6. Tố chất, kỹ năng cần có để thành công trong ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

Đọc thêm: Ngành khoa học máy tính học gì? ra trường làm gì?

Đọc thêm: Học ngành Kỹ thuật phần mềm ra làm gì? trường nào tốt?

Video liên quan

Chủ Đề