Mô hình all-in-one của điện máy xanh

Dù trải qua một năm khó khăn, Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động [MWG] vẫn mở thêm 500 cửa hàng Điện máy Xanh Supermini.

Vượt qua thử thách đại dịch cũng như bắt nhịp cơ hội trong giai đoạn bình thường mới, Thế Giới Di Động dự kiến nâng tổng số cửa hàng Điện máy Xanh Supermini lên 800 vào cuối năm nay, kỳ vọng hệ thống này đạt doanh thu 10.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Lội ngược dòng trong mùa dịch

Giữa năm 2020, ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO Công ty Thế Giới Di Động - tiết lộ kế hoạch 300/6 - mở 300 cửa hàng Điện máy Xanh Supermini trong 6 tháng cuối năm 2020. Kế hoạch này khiến nhiều người hoài nghi bởi trong giai đoạn ảnh hưởng đại dịch Covid-19, bức tranh chung của ngành bán lẻ khá ảm đạm. Thế nhưng trái với nhiều suy đoán, “kế hoạch thần tốc” của doanh nghiệp này đã hoàn thành đúng hạn, góp phần đưa Thế Giới Di Động phủ rộng các khu dân cư xa xôi.

Tiếp đà phát triển, Thế Giới Di Động đặt chiến lược nâng số lượng cửa hàng Điện máy Xanh Supermini lên 1.000 trong năm 2021. Dù chịu ảnh hưởng bởi đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, doanh nghiệp vẫn mở mới 300 cửa hàng và dự kiến khai trương thêm 200 điểm từ nay tới cuối năm, nâng tổng số lên 800. Tính trung bình, nhà bán lẻ này đều đặn mở mới hơn 40 điểm Supermini mỗi tháng.

Hàng trăm cửa hàng Điện máy Xanh Supermini được mở trong năm nay.

Đây là một nỗ lực rất lớn của thương hiệu bán lẻ trong bối cảnh 2021 đầy khó khăn do dịch Covid-19. Khi nhiều doanh nghiệp phải trải qua những tháng tạm “đóng băng” hoạt động kinh doanh, đóng cửa hoặc trả mặt bằng thì việc doanh nghiệp này mở rộng hệ thống có thể xem là tăng trưởng ngược dòng.

Chiến lược mang lại hiệu quả tốt

Mô hình Điện máy Xanh Supermini sớm mang đến hiệu quả doanh thu từ những ngày đầu mở cửa. Doanh số một shop diện tích 100-150 m2 trung bình từ 1,2 đến 1,5 tỷ đồng/tháng, ghi nhận biên lợi nhuận gộp tốt hơn mô hình Điện máy Xanh hiện tại.

Con số này có được nhờ tiết giảm chi phí mặt bằng [thị trường nông thôn rẻ hơn so với thành phố lớn], các cửa hàng tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng sẵn có tại điểm thuê. Cùng với đó là mô hình “all in one” - một nhân viên đảm trách nhiều công việc; một cửa hàng có 4 nhân viên và một quản lý [có thể quản lý 3-4 cửa hàng]. Mô hình này giúp công ty tối ưu chi phí nhân sự, vận hành.

Ngoài ra, dải sản phẩm phù hợp [đặc biệt là hàng gia dụng đáp ứng thị trường nông thôn], cách bố trí khoa học để tăng không gian và trải nghiệm của khách hàng cũng góp phần thúc đẩy lợi nhuận của Điện máy Xanh Supermini.

Chuỗi Supermini được kỳ vọng mang về 10.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Đóng góp của chuỗi Supermini vào kết quả chung của Điện máy Xanh không ngừng gia tăng, từ hơn 850 tỷ đồng cuối năm 2020 lên hơn 4.400 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2021. Tỷ lệ đóng góp tăng từ mức 0,2% [tháng 7/2020] lên 7,5% [cuối năm 2020] và 8-9% nửa đầu năm nay. Tính đến hiện tại, con số này cán mốc 12%.

Xét trong cơ cấu doanh thu của Thế Giới Di Động, chuỗi Điện máy Xanh đóng góp lớn nhất khi chiếm 50%. Như vậy, với 601 cửa hàng tại thời điểm 31/9, chuỗi Supermini với biên lợi nhuận cao đã góp phần cải thiện biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.

Với những nỗ lực trên, ông Hiểu Em khẳng định Điện máy Xanh Supermini là một trong những trụ cột của Thế Giới Di Động, dự kiến mang về 10.000 tỷ trong năm 2022. Sự tăng trưởng của chuỗi được kỳ vọng đóng góp vào kết quả chung cho Điện máy Xanh và toàn hệ thống.

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động [MWG] hiện đang sở hữu 3 chuỗi cửa hàng kinh doanh chính là thegioididong.com [TGDĐ], Điện Máy Xanh [ĐMX] và Bách Hóa Xanh [BHX]. Trong đó, chuỗi ĐMX có doanh thu chiếm đến 57% tổng doanh thu của MWG.

MWG cho biết, trong khi thị trường điện thoại đi xuống thì mảng điện máy vẫn còn nhiều cơ hội. Do đó, trong năm nay, MWG sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyển đổi và mở mới.

Cụ thể, MWG sẽ điều chỉnh giảm chuỗi TGDĐ từ 1.000 xuống 800 cửa hàng, trong khi ĐMX tăng từ 1.000 lên 1.350 cửa hàng.

Hiện nay, MWG có khoảng 300 cửa hàng ĐMX lớn với diện tích 800 – 1.000 m2, doanh thu từ 8 – 30 tỷ đồng/tháng; có khoảng 760 cửa hàng ĐMX Mini, diện tích 300 – 350 m2, doanh thu mang về 4 – 8 tỷ đồng/tháng. Chuỗi ĐMX hiện đang chiếm khoảng 45% thị phần điện máy.

Kế hoạch số lượng cửa hàng theo chuỗi của MWG trong giai đoạn 2020 - 2022 [Nguồn: MWG]

Các cửa hàng ĐMX ở trung tâm đô thị lớn đang khó phát triển nhanh, vì vậy MWG đã quyết định triển khai mô hình ĐMX Supermini và thử nghiệm lần đầu tại Tiền Giang.

Được biết, ĐMX Supermini là mô hình có diện tích nhỏ từ 120 – 150 m2, cung cấp khoảng 60% danh mục các sản phẩm điện thoại, điện máy cơ bản, với đầy đủ các dịch vụ hậu mãi, hướng đến phục vụ khách hàng ở khu vực nông thôn.

Doanh thu thử nghiệm trên 25 cửa hàng ĐMX Supermini đạt 1,1 – 1,2 tỷ đồng/tháng, tỷ suất lợi nhuận gộp khoảng 23% và tỷ suất lợi nhuận sau thuế ở mức 4,6% [MWG là 3,8%]

Bên cạnh đó, do sử dụng hệ thống có sẵn của ĐMX Mini và được đặt tại khu vực nông thôn, các chi phí vận hành cửa hàng ĐMX Supermini đều giảm, cụ thể như chi phí thuê mặt bằng, quản lý, vận hành kho bãi, logistics.

Đến cuối năm 2020, MWG đặt mục tiêu có 300 cửa hàng ĐMX Supermini, doanh thu đạt 500 tỷ đồng, và hướng đến 1.000 cửa hàng trong năm 2021, doanh thu cao gấp 10 lần lên 5.000 tỷ đồng. Mục tiêu đến năm 2022, chuỗi cửa hàng ĐMX Spuermini đạt 1.200 cửa hàng, chiếm 60% thị phần điện máy.

Trước đó, MWG cũng đã thử nghiệm mô hình chuỗi cửa hàng Điện Thoại Siêu Rẻ có cùng “mô típ” với ĐMX Supermini. Chuỗi này được kỳ vọng sẽ chiếm lấy 20% thị phần từ các cửa hàng di động nhỏ và hộ gia đình.

Tuy nhiên, cuối tháng 6 vừa qua, MWG đã chính thức đóng cửa toàn bộ 17 cửa hàng Điện Thoại Siêu Rẻ. Công ty này cho biết, đây là ước đầu để chuyển đổi sang mô hình thử nghiệm mới.

Tấn công thị trường Campuchia với Bluetronics

Không dừng lại ở mục tiêu 60% thị phần điện máy trong nước, MWG hiện đang thử nghiệm chuỗi bán lẻ điện máy mang tên Bluetronics tại Campuchia.

Theo đó, MWG đã dừng chuỗi bán lẽ điện thoại BigPhone để triển khai chuỗi điện máy Bluetronics. Dự kiến, chuối mới này sẽ có khoảng 11 cửa hàng vào cuối tháng 8/2020 và tăng lên 20 cửa hàng vào cuối tháng 9.

Chuỗi cửa hàng Bluetronics tại Thái Lan của MWG [Nguồn: MWG]

Đến hết năm 2020, MWG đặt mục tiêu có 50 cửa hàng Bluetronics, trở thành nhà bán lẻ điện máy lớn nhất Campuchia. Sau đó, MWG sẽ tiến tới mở rộng ra các nước khác trong khu vực như Myanmar, Indonesia, …

Được biết, chuỗi cửa hàng Bluetronics sẽ được điều chỉnh về diện tích, giá thành sản phẩm, cũng như danh mục sản phẩm để phù hợp với thị trường Campuchia.

Ngoài ra, hiện MWG còn mở rộng thêm các dịch vụ tài chính liên quan như trả góp, chuyển tiền, thu chi hộ để tăng nguồn thu bù đắp cho những ngành kinh doanh đang bị chững lại. MWG cho biết, doanh thu mỗi tháng từ các dịch vụ này trên 100.000 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, doanh thu tháng 7/2020 của MWG đạt hơn 8.600 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng đã tăng 6% so với T6/2020 nhờ sự cải thiện doanh thu ở tất cả các chuỗi.

Tổng doanh thu chuỗi TGDĐ và ĐMX trong tháng 7 giảm đến 17% so với cùng kỳ, do sức cầu tiêu thụ các sản phẩm điện tử tiêu dùng giảm, phản ánh rõ rệt việc người dân thắt chặt chi tiêu do ảnh hưởng của dịch bệnh./.

Diện tích siêu nhỏ nhưng tiềm năng siêu to

Ngày 20/8 mới đây, hệ thống Điện máy Xanh Supermini của Thế giới Di động đã chính thức đạt 1.000 cửa hàng trên toàn quốc. “Với số lượng đó, ước tính doanh thu cả năm 2022 của mô hình này ước chừng 12.500 tỷ đồng” - ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO Thế Giới Di Động chia sẻ.

Còn nhớ, mô hình Điện máy Xanh Supermini chính thức ra mắt những cửa hàng đầu tiên tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Tiền Giang, cách đây tròn 2 năm ngay sau khi đợt giãn cách đầu tiên được nới lỏng. Sau 2 tháng chạy “demo”, mô hình ghi nhận mức doanh thu dao động từ 1-1,2 tỷ đồng/ cửa hàng/ tháng. Đạt được sự đồng thuận thông qua của Ban Giám Đốc, mô hình chính thức bước vào giai đoạn tăng tốc và nhanh chóng đạt mốc 300/6 [mở 300 cửa hàng trong 6 tháng]. Dù tác động của dịch Covid 19, chuỗi liên tục tăng trưởng và mở rộng đạt mốc 1.000 shop phủ khắp 63 tỉnh thành, trở thành át chủ bài giúp MWG duy trì tăng trưởng trong 2 năm qua.

Xét về quy mô hàng hóa, diện tích, số lượng nhân viên…, mô hình supermini đứng hàng thứ 3 trong các mô hình bán lẻ của Điện máy Xanh, với thiết kế nhỏ và tinh gọn hơn. Mô hình bán lẻ lớn của Điện máy Xanh có diện tích 800-1.000m2, kế đến là mô hình mini có diện tích dao động từ 250 - 350m2, còn mô hình supermini chỉ có diện tích từ 80 - 120m2 với số lượng nhân viên gói gọn 3 - 4 người. Nói về mô hình supermini, ông Hiểu Em giải thích thêm: “Để đem hàng đến gần với người tiêu dùng, chúng tôi lựa chọn đi xa hơn, mở tại những xã, thôn, ấp, bản mà chưa có hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp. Hàng hóa được lựa chọn để bán sao cho phù hợp với nhu cầu của người dân khu vực nông thôn trong khi vẫn đáp ứng những chuẩn mực về hàng hóa, bảo hành sản phẩm như những mô hình khác của Điện máy Xanh”.

Chỉ sau hơn 1 năm “thực chiến” do nhiều tháng bị phong tỏa vì dịch và những tháng Tết tạm dừng mở mới, Điện máy Xanh Supermini chạm mốc 1.000 cửa hàng. Đây không chỉ là kỳ tích trong ngành bán lẻ mà một lần nữa chứng minh một điều: nhân rộng mô hình chưa bao giờ là điều khó với Thế Giới Di Động. Một khi đích đến đã được nhắm tới, “con đường” để về đích sẽ được rút ngắn lại.

Công thức nào cho thành công của Điện máy Xanh supermini?

“Tận dụng tài nguyên và cơ hội để tiến về phía trước là sự khác biệt của Thế Giới Di Động. Hiện nay, khi 2 mô hình Điện máy Xanh lớn và mini đã có doanh thu ổn định và gần như đã phủ sóng hết các địa điểm mà nó cần có mặt, việc gia tăng thị phần bán lẻ ngành hàng điện máy tại thị trường Việt Nam là trọng trách của mô hình supermini còn non trẻ này”, CEO Đoàn Văn Hiểu Em nói.

Theo lời vị Tổng Giám Đốc, mặc dù diện tích của 1 cửa hàng supermini chỉ bằng ½ diện tích cửa hàng Điện máy Xanh mini nhưng giá thuê chỉ bằng ¼ và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm mặt bằng tại các thôn xã vùng xa. Chi phí xây dựng cũng thấp vì không cần làm thiết kế bài bản như các mô hình bán lẻ khác của Điện máy Xanh. Bên cạnh đó, nhân viên bán hàng được chuẩn hóa theo mô hình “all-in-one”: gia tăng năng suất, một nhân viên có thể đảm đương tất cả các khâu, sử dụng tác nghiệp nhanh gọn qua smartphone, một quản lý phụ trách từ 2-3 siêu thị, không gia tăng đội ngũ quản lý cấp cao… Đặc biệt, mô hình supermini còn được “kế thừa” hệ thống quản lý, kho bãi… sẵn có của hệ thống Điện máy Xanh và thegioididong.com đã có mặt trên toàn quốc.

Việc tận dụng này giúp chi phí đầu tư thấp, trong khi hàng hóa được lựa chọn bán tại chuỗi Điện máy Xanh supermini có giá phải chăng hơn. Dịch vụ bán và sau bán hàng chuyên nghiệp vốn hạn chế ở khu vực nông thôn nay được chuỗi bán lẻ áp dụng để chiều lòng khách hàng thôn quê. Chiến lược uyển chuyển của mô hình này cho thấy hiệu quả khi không chỉ giúp công ty gia tăng thị phần, mà giá trị thương hiệu của Điện máy Xanh cũng phổ biến rộng rãi hơn.

Với độ phủ dày đặc như hiện nay và những kết quả đã thu về, ông Đoàn Văn Hiểu Em tin rằng mô hình Điện máy Xanh supermini đã chứng minh được sự thành công và hoàn thành được mục tiêu của mình khi giúp khách hàng ở mọi miền tổ quốc, kể cả vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể mua sắm dễ dàng và thuận tiện hơn. Dự kiến kết thúc năm nay, Điện máy Xanh supermini sẽ về đích với hơn 1.000 cửa hàng, thu về 12.500 tỷ doanh thu và kỳ vọng năm tiếp theo mang về 20.000 tỷ doanh thu, đóng góp lớn vào cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn MWG.

Video liên quan

Chủ Đề