Mở bài là gì


A/PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện tại chúng ta đang dạy học Ngữ Văn theo phương pháp hiện đại,nhằm phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của học sinh.Các em có thể cảm nhận được tình cảm của tác giả,của nhân vật,những nét đẹp đầy sức sống của thiên nhiên,cảnh vật bằng những rung động thật sự.Bên cạnh đó việc vận dụng các kiến thức từ bài học vào việc làm bài văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội của các em còn rất yếu,đa số các em không biết cách mở bài như thế nào để phù hợp với đề bài,hoặc mở bài như thế nào tạo sự lôi cuốn cho bài văn.,tương tự ở phần kết bài cũng vậy các em hay dễ bị lúng túng,không biết cách tổng hợp hay gợi mở vấn đề.Chính từ những lí do trên tôi đã chọn chuyên đề Rèn luyện kĩ năng mở bài và kết bài văn nghị luận cho học sinh khối 12 để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
B/PHẦN NỘI DUNG
I/Tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh khối 12
1/Viết văn hay thuận lợi trong giao tiếp:
Nếu một học sinh học văn giỏi,viết văn hay,cảm thụ tốt thì rất có ích và thuận lợi trong mọi hoạt động giao tiếp trong xã hội.Người ta thường nói : Lời nói chẳng mất tiền mua..Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.Vậy làm thế nào để có được những lời nói mà khi thốt ra đã làm vừa lòng người nghe,đạt được sức thuyết phục cao? Điều này một phần do bản tính nhưng phần lớn có thể do khả năng giao tiếp khéo léo của người nói.Và có thể nói một học sinh giỏi văn ,viết văn hay thường rất tự tin trong giao tiếp,dễ dàng đạt được tình cảm của người nghe và thành công trong cuộc sống.Còn nếu học sinh viết văn yếu,khả năng cảm thụ không có trong giao tiếp thường hay gặp lúng túng, thiếu tự tin trong giao tiếp.Chính vì vậy nếu học sinh viết văn tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho chính bản thân mình trong sinh hoạt,trong giao tiếp.
2/Viết văn hay góp phần hình thành đạo đức nhân cách con người:
Người xưa thường nói Văn học là nhân học,vâng đúng thế! văn học chẳng những cung cấp cho ta thêm kiến thức mà còn bồi đắp nuôi dưỡng tâm hồn con người thêm phong phú,ta còn bắt gặp trong đó những bài học luân lí đáng quý của cuộc đời. Văn học tuyệt vời lắm!.Viết văn hay vì bản thân cảm thụ được những điều tác giả gởi gắm trong tác phẩm,khám phá và nắm bắt được những bài học nhân sinh của cuộc đời từ đó hình thành nên nhân cách cao đẹp của người Việt Nam nói chung:Bài học về lòng yêu nước,về tình cảm gia đình,tình yêu thiên nhiên đất nước con người,bài học về sự hi sinh về tinh thần và nghị lực sống,lòng kiên trì nhẫn nại
Từ những bài học đó học sinh có thể yêu thương gia đình nhiều hơn,biết phấn đấu vì mục tiêu cao đẹp,biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh.Vì sao có những bài văn làm rung động hàng triệu con tim,làm rơi hàng ngàn giọt nước mắt? Bởi vì người viết đã thực sự nhập thân vào những số phận những cảnh đời bất hạnh của con người làm cho người đọc không thể nào quên được dù chỉ một lần đọc qua.
3/Viết văn hay rất thuận lợi trong việc thi tốt nghiệp THQG,thi đại học
Nhưng dù nói thế nào đi nữa thì thiết thực nhất vẫn là học tốt môn văn để các em học sinh thi cử:dù thi học kì,thi THQG,thi cao đẳng hay đại học thì môn văn vẫn là một trong những một học quan trọng. Và có thể nói nếu học sinh học văn khá,viết văn hay thì rất có ích khi chọn ngành để học sau này: Cử nhân văn,sư phạm văn,luật,báo chí,.Rõ ràng việc học văn giỏi cũng như viết văn hay thật sự giúp ích học sinh khối 12 nói riêng và học sinh nói chung.
II/ Rèn luyện kĩ năng mở bài,kết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 12
1/Cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh nắm vững
a/Mở bài:
*Khái niệm: Mở bài là giới thiệu vấn đề sẽ được bàn luận trong bài văn, đồng thời khêu gợi, lôi cuốn sự chú ý của người đọc đối với vấn đề đó.
*Yêu cầu mở bài:
- Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài, chỉ được nêu ý khái quát, không lấn sang phần thân bài, không giảng giải hay minh hoạ cho vấn đề được đề cập.
-Giới thiệu được vấn đề được đề cập, gây được sự chú ý cho người đọc , mở bài tự nhiên, giản dị, tránh gượng ép, tránh tạo cho người đọc cảm giác giả tạo.
* Một số cách thức mở bài trong văn nghị luận
- Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay, đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận.
-Mở bài gián tiếp: Dẫn dắt từ những vấn đề có liên quan đến luận đề ,sau đó nêu bật vấn đề đã được đề cập [một số cách mở bài gián tiếp]
+ Mở bài diễn dịch: Nêu lên những ý khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới dẫn dắt vào vấn đề ấy.
+ Mở bài quy nạp: Nêu lên ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi tổng hợp lại thành vấn đề nghị luận.
+Mở bài tương liên [ loại suy]: Nêu lên một ý giống với ý trong đề bài rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận, ý nêu ra trước thường là tục ngữ, ca dao, danh ngôn
+Mở bài đối lập: Nêu ra một ý kiến trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cơ sở để đề cập sang vấn đề cần nghị luận.
+Mở bài vấn đáp: Nêu lên một hay nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt vào vấn đề ấy.
b/Kết bài:
*Khái niệm: Kết bài là kết thúc vấn đề đã đặt ra ở phần mở bài và được giải quyết ở phần thân bài.
*Yêu cầu kết bài:
- Thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài.
-Chỉ được phép nêu ý khái quát, không trình bày lan man hay lặp lại sự giảng giải, minh hoạ, nhận xét chi tiết, không lặp lại nguyên văn lời lẽ phần mở bài.
- Kết bài đừng nêu một vấn đề hoàn toàn mới , khi phát triển chỉ nên bổ sung đại ý phần thân bài bằng một tư tưởng liên hệ với nó, có thể sử dụng câu thơ hay câu châm ngôn để kết lại vấn đề.
- Kết bài thiên về tổng kết, đánh giá vấn đề,kết bài không nên quá ngắn hay quá dài.
* Một số cách thức kết bài trong văn nghị luận
-Kết bài trực tiếp:Đánh giá chung đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm,những đóng góp của tác giả cho nền văn học
-Kết bài gián tiếp: Liên hệ vấn đề có liên quan từ đó nhận định,đánh giá chung đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm,những đóng góp của tác giả cho nền văn học
+ Kết bài tóm lược: Tóm tắt quan điểm người viết ở phần thân bài,liên hệ các tác phẩm cùng thể loại,đề tài.
+ Kết bài phát triển: Kết bài có sự mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài nghị luận.
+Kết bài vận dụng: Nêu ra những suy nghĩ quan điểm cách nhìn nhận đánh giá nhận xét của người đọc về vấn đề được đề cập đến trong tác phẩm
+ Kết bài liên tưởng: Mượn ý kiến tương tự của dân gian, của người có uy tín để thay cho lời tóm tắt của người viết.
+ Kết bài tổng hợp : Vận dụng kết hợp cách kết bài tóm lược, liên tưởng, phát triển.
2/Rèn luyện kĩ năng mở bài và kết bài nghị luận văn học:

Trên cơ sở lí luận là như thế có nhiều cách mở bài và kết bài,nhưng tùy theo tình hình thực tế của từng đơn vị trường,tùy theo trình độ năng lực,đối tượng học sinh của từng lớp,từng nhóm mà người giáo viên có thể linh hoạt trong cách truyền đạt để rèn kĩ năng mở bài và kết bài cho học sinh của mình.Chính vì thế dù mở bài,kết bài trực tiếp hay gián tiếp thì để đạt được yêu cầu cơ bản là đã có thể chấp nhận được.Cách mở bài,kết bài trực tiếp thường phù hợp với đối tượng học sinh yếu,trung bình,cách mở bài gián tiếp và kết bài gián tiếp thường phù hợp cho đối tượng học sinh khá giỏi.
Giáo viên có thể cô đọng các cách mở bài cụ thể qua các dạng đề giúp học sinh dễ nắm,dễ học ,dễ thực hành:

a/Dạng đề phân tích một đoạn thơ

*Mở bài: :mở bài trực tiếp và gián tiếp [Cơ bản và nâng cao]
*Kết bài: : kết bài trực tiếp và gián tiếp [Cơ bản và nâng cao]

LÝ THUYẾT: Đề:Phân tích một đoạn thơ
Mở bài Kết bài
Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp Kết bài trực tiếp Kết bài gián tiếp
-Giới thiệu nét chính về tác giả: đề tài,thể loại
-Giới thiệu sơ lược tác phẩm: xuất xứ,hoàn cảnh sáng tác,liên hệ bài thơ-nội dung đoạn thơ [luận đề] -Liên hệ các tác phẩm cùng đề tài,tác giả cùng thời đại..
-Dẫn dắt vào đề: giới thiệu tác giả,tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác,liên hệ bài thơ-nội dung đoạn thơ [luận đề] -Đánh giá chung đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ [luận đề]
-Những đóng góp của tác giả cho nền văn học

-Nêu ra những suy nghĩ quan điểm cách nhìn nhận đánh giá nhận xét của người đọc về vấn đề được đề cập đến trong tác phẩm-đoạn thơ [luận đề]
- Mượn ý kiến tương tự của dân gian, của người có uy tín để thay cho lời kết bài...
THỰC HÀNH

Mở bài Kết bài
Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp Kết bài trực tiếp Kết bài gián tiếp
-Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ thời chống Mĩ, thơ của ông giàu chất suy tư và cảm xúc dồn nén, mang màu sắc chính luận.
- Trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh tuổi trẻ đô thị miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu.Moät trong nhöõng ñoaïn thô hay theå hieän những cảm nhận mới mẻ của tác giả về Đất Nước laø 9 caâu thô ñaàu.
Khi ta lôùn leân coù töø ngaøy ñoù
-Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu.Nghe dịu nỗi đau của mẹ.Ba lần tiễn con đi,hai lần khóc thầm lặng lẽ.Các anh không về mình mẹ lặng imCứ mỗi lần nghe lại bài hát lòng tôi lại xốn xan da diết.Nhớ những ngày bé thơ đến lớp,cô giáo dạy viết hai chữ Việt Nam và gọi là Đất Nước.Tôi mơ hồ chưa hiểu nhưng chỉ nghĩ rằng đó là những gì lớn lao và quý báu lắm.Cho đến hôm nay biết bao nhiêu vần thơ tôi đã đọc được,những vần thơ dạt dào cảm xúc nhất đó là đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
-Bằng trải nghiệm tuổi trẻ,nhiệt huyết cách mạng,tri thức bản thân nhà thơ đã tạo nên chiều sâu cho hình tường Đất Nước,bằng mạch thơ chính luận trữ tình cách cảm nhận mới mẽ về Đất Nước để thể hiện rõ trong chín câu thơ đầu:
Khi ta ngày đó -Đoạn thơ trên là một đoạn thơ hay trong bài Đất Nước. Nhà thơ đã thể hiện những suy nghĩ mới mẻ của mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, ngọt ngào. Câu chuyện về đất nước đối với mỗi người luôn là câu chuyện của trái tim, vừa thiêng liêng, cao cả, cũng vừa gắn bó,thânthiết.
-Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp thêm vào kho tàng văn học nước nhà một cách cảm nhận mới mẽ hơn ,sâu sắc hơn về đề tài Đất Nước.


- Từ triều đại ngai vàng vua chúa [ Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi...] Nguyễn Khoa Điềm đã bình dị hoá đất nước xuống đời thường, hoá thân vào cổ tích, ca dao, vào cuộc sống hàng ngày. những hình ảnh thân quen nhưng ẩn chứa chiều sâu kiến thức văn học dân gian cùng với giọng thơ ngọt ngào như lời kể chuyện tâm tình .Nguyễn Khoa Điềm đã có một cách cảm nhận mới vừa quen vừa lạ, vừa cụ thể vừa trừu tượng, vừa gần gũi vừa rất đỗi thiêng liêng về Đất Nước...tạo nên sự xúc động sâu sắc .
- Những vần thơ rất đẹp trong Đất Nước đã vượt qua thử thách của thời gian, tiếp tục toả sáng, giúp thế hệ học sinh hôm nay hiểu hơn về thế hệ cha ông trong những ngày tháng hào hùng nhất của dân tộc,góp phần khơi dậy lòng tự hào và ý thức trách nhiệm cho mỗi con người khát vọng đưa Đất Nước đi xa.


b/Dạng đề phân tích một bài thơ

*Mở bài::mở bài trực tiếp và gián tiếp [Cơ bản và nâng cao]
*Kết bài: kết bài trực tiếp và gián tiếp [Cơ bản và nâng cao]

LÝ THUYẾT: Đề:Phân tích một bài thơ

Mở bài Kết bài
Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp Kết bài trực tiếp Kết bài gián tiếp

-Giới thiệu nét chính về tác giả: đề tài,thể loại
-Giới thiệu sơ lược tác phẩm: xuất xứ,hoàn cảnh sáng tác-nội dung bài thơ [luận đề] -Liên hệ các tác phẩm cùng đề tài,tác giả cùng thời đại..
-Dẫn dắt vào đề: giới thiệu tác giả,tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác-nội dung bài thơ [luận đề] -Đánh giá chung đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ [luận đề]
-Những đóng góp của tác giả cho nền văn học

-Nêu ra những suy nghĩ quan điểm cách nhìn nhận đánh giá nhận xét của người đọc về bài thơ [luận đề]
- Mượn ý kiến tương tự của dân gian, của người có uy tín để thay cho lời kết bài...
THỰC HÀNH

Mở bài Kết bài
Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp Kết bài trực tiếp Kết bài gián tiếp
-Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, taøi hoa: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc, nổi bật là thơ với cảm hứng dạt dào ñaëc bieät khi vieát veà hình töôïng ngöôøi lính. Ñieàu naøy ñöôïc theå hieän roõ qua baøi thô Tây Tiến.
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947,chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội. Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị đó từ năm 1947 đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác nhớ đơn vị cũ, nên viết bài thơ TT 1948 tại làng Phù Lưu Chanh . Bài thơ đã khắc hoạ hình tượng người lính Tây Tiến mang vẽ đẹp lãng mạng, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta.
-Có một bài ca không bao giờ quên..Và cũng có những vần thơ như thế , viết về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp rất đỗi hào hùng. Đó là "Đèo Cả" của Hữu Loan, là "Nhớ" của Hồng Nguyên, "Đồng chí" của Chính Hữu .Đặc biệt "Tây Tiến" của Quang Dũng... - Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, hoạt động ở biên giới Việt Lào.chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội. Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị đó từ năm 1947 đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác nhớ đơn vị cũ, nên viết bài thơ TT 1948 tại làng Phù Lưu Chanh . Bài thơ đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẽ đẹp lãng mạng, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta. -Tóm lại "Tây Tiến" là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ Tây Tiến cầm súng bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp lãng mạn, với cốt cách tài hoa, phong độ hào hùng của nhà thơ - chiến sĩ, Quang Dũng đã khắc chạm vào thời gian, vào thơ ca và lòng người hình ảnh người chiến Việt Nam anh hùng. Trước linh hồn người liệt sĩ, ta thắp lên nén tâm hương, nghiêng mình với tình cảm biết ơn và kính phục nhà thơ .
-Khi khép trang sách lại trong lòng của mỗi chúng ta cứ như còn đọng lại một hình ảnh oai hùng cao đẹp của những người con đất Việt hiên ngang trong những năm tháng chống Pháp đau thương mà anh dũng.
- Tây Tiến" của Quang Dũng có thể coi là một trong những bông hoa tươi thắm nhất của chùm hoa thơ viết về anh bộ đội cụ Hồ trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ngay từ khi ra đời đã tạo một sức sống hết sức mạnh mẽ và bền bỉ trong lòng người đọc. Sức sống ấy có được là nhờ ngòi bút của Quang Dũng đã từ những cảm hứng vừa hiện thực, vừa bay bổng lãng mạn khi khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến như một khúc ca bi tráng vang lên giữa một bản đại hùng ca của toàn dân tộc trong những tháng năm bảo vệ đất nước mình.

c/Dạng đề phân tích một hình tượng nghệ thuật trong thơ

*Mở bài::mở bài trực tiếp và gián tiếp [Cơ bản và nâng cao]
*Kết bài: : kết bài trực tiếp và gián tiếp [Cơ bản và nâng cao]

LÝ THUYẾT: Đề:Phân tích một hình tượng trong thơ

Mở bài Kết bài
Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp Kết bài trực tiếp Kết bài gián tiếp
-Giới thiệu nét chính về tác giả: đề tài,thể loại
-Giới thiệu sơ lược tác phẩm: xuất xứ,hoàn cảnh sáng tác-hình tượng nghệ thuật [luận đề] -Liên hệ các tác phẩm cùng đề tài,tác giả cùng thời đại..
-Dẫn dắt vào đề: giới thiệu tác giả,tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác-hình tượng nghệ thuật [luận đề] -Đánh giá chung về hình tượng nghệ thuật,nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm[luận đề]
-Những đóng góp của tác giả cho nền văn học

-Nêu ra những suy nghĩ quan điểm cách nhìn nhận đánh giá nhận xét của người đọc hình tượng nghệ thuật [luận đề]
- Mở rộng,liên hệ vấn đề ,có thể vận dụng một ý kiến một lời nhân xét,một câu thơ hay thay cho lời kết..
THỰC HÀNH

Mở bài Kết bài
Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp Kết bài trực tiếp Kết bài gián tiếp
-Thanh Thảo laø moät trong nhöõng göông maët tieâu bieåu cho theá heä caùc nhaø thô tröôûng thaønh trong cuoäc kháng chiến chống Mĩ cöùu nöôùc.-Ngoøi buùt höôùng noäi giaøu suy tö,traên trôû veà cuoäc soáng cuûa nhân dân -Đàn ghi ta của Lor-cain trong taäp Khoùi vuoâng ru-bích 1985 laø moät trong nhöõng saùng taùc tieâu bieåu cho kieåu tö duy thô cuûa Thanh Thảo, theå hieän caùi cheát bi traùng ñoät ngoät cuûa Lor-ca ngöôøi ngheä só ñaáu tranh cho töï do cho khát vọng cách tân nghệ thuật ,đặc biệt tác giả đã thành công khi sáng tạo hình tượng tiếng đàn..
-Tiếng đàn là những cung bậc yêu thương của cuộc đời ,tiếng đàn rung lên những tình cảm chân thành giữa những con người đồng cảm, từ tiếng đàn Bá Nha Tử Kỳ xưa, hay tiếng đàn của người cô phụ trên bến Tầm Dương đêm khuya đưa khách [Tì bà hành Bạch Cư Dị] những tấm lòng tri âm, đồng điệu trong đời?
-Với Đàn ghi ta của Lorca, Thanh Thảo đã ghi được dấu chân của mình lên trảng cỏ nghệ thuật. -Đàn ghi ta của Lor-cain trong Khoùi vuoâng ru-bích 1985 laø moät trong nhöõng saùng taùc tieâu bieåu cho kieåu tö duy thô cuûa Thanh Thảo, theå hieän caùi cheát bi traùngngöôøi ngheä só ñaáu tranh cho töï do cho ngheä thuaät,đặc biệt tác giả đã thành công khi sáng tạo hình tượng tiếng đàn.. -Tóm lại tiếng đàn ghi ta trong bài thơ là một sáng tạo nghệ thuật của Thanh Thảo, đồng thời cũng nói lên tài năng tuyệt vời của Lor-ca
- Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp, nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca -nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỷ TK XX. Ñaây laø moät trong nhöõng bài thô hay tieâu bieåu cho phong caùch thô Thanh Thảo nhieàu suy tö, traên trôû veà xã hội vaø thôøi ñaïi,ñoùng goùp theâm ñeà taøi môùi laï cho neàn thô ca Việt Nam hiện đại. Chuỗi âm li la li la li lakết thúc bài thơ gợi lên tiếng vang của chùm hợp âm vĩ thanh, sau khi phần chính của bản nhạc đã dừng lời [Chu Văn Sơn ].Và bài thơ khép lại , nhưng thực chất là mở ra cả thế giới suy tưởng sau âm thanh li la li la li la Đó là chuỗi âm đệm ru lòng mai hậu, an ủi phần xót thương người nghệ sĩ vĩ đại mà số phận cuộc đời gặp nhiều ngang trái, éo le. Chuỗi âm ấy cũng như muôn ngàn đóa hoa li-la kết lại thành một tràng hoa tưởng niệm rất mực chân thành được đặt dưới tượng đài Lorca mà Thanh Thảo đã biến thi phẩm của mình thành một nhạc phẩm, để tưởng niệm thi sĩ nhạc sĩ Lorca. Tự nhiên mà chân tình , bài thơ đến và ở mãi trong ta, để lắng nghe và thấu hiểu, tấm lòng để sống trong nghệ thuật và sống với con người.

d/Dạng đề phân tích một nhân vật

*Mở bài::mở bài trực tiếp và gián tiếp [Cơ bản và nâng cao]
*Kết bài: : kết bài trực tiếp và gián tiếp [Cơ bản và nâng cao]

LÝ THUYẾT Đề:Phân tích một nhân vật
Mở bài Kết bài
Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp Kết bài trực tiếp Kết bài gián tiếp
-Giới thiệu nét chính về tác giả: đề tài,thể loại
-Giới thiệu sơ lược tác phẩm: xuất xứ,hoàn cảnh sáng tác-nhân vật [luận đề] -Liên hệ các tác phẩm cùng đề tài,tác giả cùng thời đại..
-Dẫn dắt vào đề: giới thiệu tác giả,tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác-nhân vật [luận đề] -Đánh giá chung về nhân vật,nghệ thuật xây dựng nhân vật[luận đề]
-Những đóng góp của tác giả cho nền văn học

-Nêu ra những suy nghĩ quan điểm, nhìn nhận đánh giá nhận xét của người đọc tính cách nhân vật,ý nghĩa hình tượng nhân vật [luận đề]
- Mở rộng,liên hệ vấn đề ,có thể vận dụng một ý kiến một lời nhân xét,một câu thơ hay thay cho lời kết..
THỰC HÀNH

Mở bài Kết bài
Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp Kết bài trực tiếp Kết bài gián tiếp
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc CKCC Pháp và Mĩ , gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên.Chính vậy mà thiên nhiên và con người TN đã tạo nên cảm hứng chủ đạo trong saùng tác của ông. Mùa hè 1965, ĐQ Mĩ ào ạt đổ quân vào miền Nam. Trong hoàn cảnh ấy, tác giả viết Rừng xà nu in trong tập Trên qhương những anh hùng điện ngọc.
-Tác phẩm ca ngợi tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lý của thời đại.Ñaëc bieät tác giả ñaõ xây dựng thaønh coâng hình töôïng nhân vật Tnú ñaäm chaát söû thi.
-Trong kháng chiến chống Mĩ có biết bao nhiêu tấm gương anh hùng bất khuất,và có biết bao nhà văn,thơ đã ghi lại những khoảnh khắc anh hùng cũng như Nguyễn Thi với Người mẹ cầm súng của vùng đất Nam Bộ, Nguyễn Minh Châu với Mảnh trăng cuối rừng của rừng Trường Sơn đầy khói lửa và Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, hình như mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng, với Nguyễn Trung Thành đó là Tây Nguyên.
-Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành là truyện ngắn Rừng xà nu, tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ.Trong số những con người hiên ngang bất khuất của làng Xô Man nổi bật lên là hình ảnh Tnú với cuộc đời đầy bi tráng và hào hùng. -Tác giả ñaõ khắc hoạ thành công hình tượng Tnú vôùi nhöõng phaåm chaát toát ñeïp ñaäm chaát söû thi. Tác Phẩm ca ngợi tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
-Nguyễn Trung Thành ñaõ ñoùng goùp nhieàu cho söï nghieäp vaên xuoâi Việt Nam hiện đại :ñeà taøi ,xây dựng hình töôïng tình yeâu qhöông ñaát nöôùc cho theá heä treû Việt Nam.
-Trong dòng máu đang chảy của con người Việt Nam bao giờ cũng có sẵn mầm yêu nước,một ý chí kiên cường,một sức sống bất diệt nó không chỉ được tác giả thể hiện trong nhân vật anh hùng Núp tác giả cũng đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên.Và qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng Tây Nguyên. Có thể nói qua thiên truyện ngắn xuất sắc này của Nguyễn Trung Thành, người đọc càng thêm hiểu và thêm trân trọng con người Tây Nguyên với biết bao phẩm chất thật đẹp, thật cao quý.


PHIẾU THỰC HÀNH-.
Họ và tên:.
Lớp 12:.
Đề :
VIẾT PHẦN MỞ BÀI
Cách 1 Cách 2
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
VIẾT PHẦN KẾT BÀI
Cách 1 Cách 2
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
*Nhận xét
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- *Nhận xét
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

III/ Kết quả đạt được [Hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng mở bài và kết bài văn]
-Học sinh cảm thấy yêu thích môn học nhiều hơn.
-Luôn cảm thấy mình có khả năng làm bài theo cách phù hợp với năng lực bản thân.
-Học sinh sẽ cố gắng thực hành từ dễ đến khó từ đó tự đánh giá năng lực của mình.
-Học sinh sẽ tự tin hơn khi làm bài thi:học kì.thi tốt nghiệp.
-Phát huy được tính tích cực trong học tập.
-Ý thức được tầm quan trọng của môn học trong học tập cũng như trong cuộc sống.
-Giúp học sinh nâng cao ý thức tự học tự rèn luyện ngay khi ở nhà.
-Học sinh sẽ biết vận dụng kiến thức bài học sang thực hành từ đơn giản đến phức tạp.

C/PHẦN KẾT LUẬN
Làm thế nào để học sinh yêu thích môn văn là rất quan trọng nhưng làm thế nào để học sinh viết văn hay mà đặt biệt là không lúng túng khi gặp một dạng đề bài cụ thể thì đó mới là vấn đề quan trọng hơn, chuyên đề này nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn văn. Học phải đi đôi với hành.Thành công trong giờ dạy là nghệ thuật sư phạm của giáo viên.Chính vì thế đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu,tìm tòi, sáng tạo hơn trong giảng dạy mới để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Hãy tạo cho các em một không khí thật vui tươi,thân thiện để các em thấy rằng trường học là mái nhà thân yêu lôi cuốn hấp dẫn các em sống và học tập.
Trên đây là một số giải pháp của cá nhân xin được chia sẻ ,mong quý thầy cô đóng góp chân tình để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.

Người thực hiện


Nguyễn Thị Phượng

Video liên quan

Chủ Đề