Máy bay chiến đấu nhanh nhất the giới

Với vận tốc bay lên tới 3.000km/h, MiG-31 là mẫu chiến đấu cơ có tốc độ bay nhanh nhất từng được con người chế tạo.
 

Kế thừa sức mạnh từ người tiền nhiệm là tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-25 [đã nghỉ hưu], MiG-31 ngay từ khi mới xuất hiện đã trở thành kẻ thù đáng sợ nhất đối với các chiến đấu cơ của Mỹ và Châu Âu bởi khả năng đánh chặn tầm xa và tốc độ bay kinh khủng của nó. Sau 40 năm sức mạnh của MiG-31 hầu như không thay đổi và còn đáng sợ hơn trước với biến thể MiG-31BM.

Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của MiG-31 chính là cặp động cơ turbofan Soloviev D-30F6 với công suất lên tới 20.900 lbf mỗi chiếc và 34.172 lbf khi đốt nhiên liệu phụ với mỗi động cơ. Tuy nhiên, khi bay với hành trình siêu âm bán kính chiến đấu của MiG-31 khá hạn chế chỉ tầm 720km ở tốc độ Mach 2.35.

Giống như nhiều mẫu tiêm kích đánh chặn khác do Liên Xô chế tạo trước đây MiG-31 cũng có thiết kế hai chỗ ngồi dành cho phi công chính và phi cộng phụ điều khiển hệ thống vũ khí.

Trong ảnh là hình ảnh hiếm hoi của buồng lái MiG-31E biến thể dành cho xuất khẩu với các tính năng được đơn giản hóa, trong khi đó buồng lái của MiG-31BM được đánh giá tiên tiến hơn hẳn.

Kiểu thiết kế buồng lái của MiG-31E khiến ta liên tưởng ngay tới các dòng chiến đấu cơ do Liên Xô chế tạo trước đây, với cách bố trí khá phức tạp không gian bên trong buồng lái cũng khá nhỏ.

Ở bức ảnh này ta có thể thấy được toàn cảnh buồng lái của phi công chính. Có một điểm đặc biệt là cả hai khoang lái của MiG-31 đều được trang bị ghế phóng cho phép tổ lái thoát khỏi máy bay trên bất kỳ độ cao và tốc độ nào.

Còn đây là góc nhìn thẳng của phi công chính trên MiG-31 với màn hình hiển thị HUD, cung cấp cho phi công các thông tin quan trọng của chuyến bay như tốc độ, độ cao, góc phương vị, dữ liệu mục tiêu. Thiết bị này giúp phi công giảm bớt sự mất tập trung khi sử dụng các thiết bị hiển thị cơ truyền thống.

Bên cạnh trái phi công chính là một loạt nút điều khiển khác.

Đây là buồng lái phụ dành cho phi công điều khiển hệ thống radar và hệ thống vũ khí trên MiG-31E, tất nhiên máy bay vẫn có thể được điều khiển từ cả hai vị trí. Với phi công thứ hai nhiệm vụ của phi công chính sẽ giảm xuống đáng kể và tăng hiệu quả chiến đấu cho kíp bay.

Với MiG-31E nó được trang bị hệ thống radar mảng pha Zaslon S-800 với tầm hoạt động lên tới 200km, nó có thể theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu trong số đó với tên lửa không đối không tầm xa Vympel R-33 vốn có tầm bắn có thể lên tới 120km.

Bên cạnh trái phi công phụ là bản đồ số hiển thị khu vực máy bay đang hoạt động.

Việc bố trí quá nhiều đồng hồ hiển thị thông số bay trên các dòng chiến đấu cơ của Liên Xô đôi khi khiến phi công khó có thể theo dõi tất cả chúng trong suốt chuyến bay. Và sự ra đời của các màn hình hiển thị đa năng đã loại bỏ nhược điểm này.

Buồng lái phi công chính ở một góc nhìn khác, không rõ hiện nay chiếc MiG-31E này còn có khả năng bay hay không với tình trạng xuống cấp hiện tại.

Trong quá khứ nó từng xuất hiện tại các triển lãm hàng không lớn nhất của Nga cũng như trên thế giới. Hiện tại ngoài Nga chỉ có duy nhất Không quân Kazakhstan là sở hữu MiG-31 và chúng đều có nguồn gốc từ thời Liên Xô.

Một kỷ lục tốc độ bay là tốc độ nhanh nhất mà máy bay có thể đạt đến.

Messerschmitt Me 163

SR-71 "Blackbird" giữ một kỷ cho máy bay phản lực airbreathing với tốc độ là 3.529,56km/h [2.188mph]. Nó có thể cất cánh và hạ cánh trên những đường băng truyền thống. Kỷ lục được thực hiện vào 28 tháng 7-1976 bởi Eldon W. Joersz gần Căn cứ không quân Beale, California, Hoa Kỳ.[2]

Tuy nhiên, với một số người thì thuật ngữ "kỷ lục tốc độ bay" ngụ ý đơn giản là máy bay bay nhanh nhất. Những máy bay khác có bay nhanh hơn cũng không thể phá được kỷ lục đã được lập ra. Đấy là vì họ không tuân thủ những quy tắc của FAI. Ví dụ, máy bay thí nghiệm tốc độ cao không thể tự mình cất cánh mà phải đòi hỏi có một máy bay mang nó lên không trung.

Trong một thời gian, khi còn trong và ngay sau Chiến tranh thế giới II, một kỷ lục không được công khai được thực hiện, tốc độ dạt đến 1004.5 km/h [623.8 mph] do chiếc Messerschmitt Me 163A, mẫu thử nghiệm thứ 3 trang bị động cơ rốc két thực hiện, vào 2 tháng 10-1941, thật sự đây là tốc độ nhanh nhất mà mọi máy bay không thể có được vào cùng thời gian đó. Nhiều sự nỗ lực để thiết lập các kỷ lục được thực hiện sau Chiến tranh thế giới II bởi nhiều máy bay như Gloster Meteor, loại máy bay này khẳng định đã vượt qua kỷ lục tốc độ 755km/h [469mph] do máy bay động cơ pít-tông Messerschmitt Me 209 V1 lập ra, nhưng không kỷ lục nào thực sự vượt trội so với Me 163 A V3, cho đến khi loại máy bay Douglas Skystreak thực hiện vào 20 tháng 8-1947.

Phi thuyền con thoi là tàu bay nhanh, nhưng nó không thể tự thực hiện sức mạnh của nó nếu không nhờ 2 tên lửa nhiên liệu rắn nâng đặc biệt để đưa nó lên khoảng không vào quỹ đạo. Trong thời gian bay lên quỹ đạo, tốc độ của tàu đạt đến dưới Mach 2.

Boeing X-43A được NASA xác nhận là máy bay bay nhanh nhất, đạt tốc độ 11.200km/h [7.000mph], hoặc Mach 9.68, vào 16 tháng 11 2004. Tuy nhiên, nó là một máy bay thử nghiệm không người lái trang bị động cơ phản lực tĩnh siêu âm, và được một chiếc B-52 mang lên không trung để phóng nó đi. Nó không có khả năng tự hạ cánh. Phương tiên thử nghiệm động cơ phản lực tĩnh siêu âm của Australia cũng đạt đến vận tốc Mach 10, nhưng khi nó chỉ thuần túy là phương tiện thử nghiệm thì không kỷ lục nào được công nhận cho nó. Nếu kiểu máy bay được phóng đi trên không cũng được tính thì những vật phóng ra được tăng tốc bởi sức mạnh của súng cũng được xem xét.

Động cơ rốc két của X-15 là loại động cơ nhanh nhất, đạt đến một vận tốc là 7.274km/h [4.510mph] vào 3 tháng 10 năm 1967. Tuy nhiên, đó là một máy bay động cơ tên lửa thử nghiệm không có khả năng cất cánh và được một máy bay khác mang vào không trung và hoạt động ở rìa khí quyển.

Năm Phi công Vận tốc Máy bay Chú thích mph km/h
1955 không biết 623 1003 Republic XF-84H kỷ lục máy bay điều khiển có cánh quạt
1967 'Pete' Knight 4510 7258 North American X-15 máy bay động cơ rocket; incapable of breathing air
1981-2010 vài cá nhân Mach 2 khi phóng
28.000km/h [17.500mph] khi hạ xuống
Phi thuyền con thoi NASA động cơ rocket dùng để nâng với thùng nhiên liệu
1986 John Egginton 249.1 401.0 Westland Lynx kỷ lục tốc độ thế giới của trực thăng
2004 không có 7000 11270 NASA X-43A động cơ phản lực tĩnh siêu thanh, không thể cất hạ cánh,
đòi hỏi có máy bay mang lên không trung và không có người lái

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Jackson, Robert [1994]. F-86 Sabre: The Operational Record. Smithsonian Institution Press.
  2. ^ “Current air speed record”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2006.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • web site Lưu trữ 2006-12-06 tại Wayback Machine Fédération Aéronautique Internationale [FAI]
  • Thời gian biểu về kỷ lục tốc độ bay Lưu trữ 2007-10-13 tại Wayback Machine

Video liên quan

Chủ Đề