Giấy tờ xe máy 50cc gồm những gì

Mục lục bài viết

  • Trả lời:
  • 4. Cách đòi xe từ cửa hàng cầm đồ ?
  • Luật sư tư vấn:
  • 5. Xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ xe hay người thuê xe ?
  • Trả lời:

1. Khi điều khiển xe 50cc cần những giấy tờ gì ạ ?

Chào công ty luật minh khuê, tôi tên là HVL 18 tuổi tôi muốn hỏi : khi điều khiển xe 50cc cần những giấy tờ gì nhiều ạ ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì khi tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a] Đăng ký xe;

b] Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c] Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d] Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Với trường hợp của bạn, bạn điều khiển xe máy với dung tích xi lanh từ 50 cm3 thì khi tham gia giao thông, bạn phải mang theo các giấy tờ sau:

- Đăng ký xe [cà vẹt xe] của chiếc xe bạn điều khiển;

- Giấy phép lái xe [bằng lái] của bạn;

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới [bảo hiểm mang tên chủ chiếc xe bạn điều khiển].

Nếu không có các giấy tờ trên, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP

- Không mang đăng ký xe; bảo hiểm tnds; giấy phếp lái xe: Mỗi lỗi phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng;

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Lái xe cho chủ gây tai nạn có phải bồi thường không ?

Kính chào Luật Minh Khuê, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em là tài xế xe dịch vụ thuê bao chạy ăn công tiền mỗi chuyến xe do chủ xe là doanh nghiệp làm chủ, sau khi gây ra tai nạn hai bên đã thỏa thuận đền bù xong thì chủ doanh nghiệp không hỗ trợ việc lấy bằng và lấy xe ra nên em có mượn người thân lấy giùm sau đó em không làm cho chủ xe nữa. Nay chủ xe yêu cầu em bồi thường tiền tổn hại vật chất cho xe thì em có phải bồi thường hay không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Điều 584: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này

Như vậy, bên lái xe gây tai nạn [thiệt hại] thì phải bồi thường thiệt hại cho bên bị hại.

Để xác định bạn hay chủ xe phải bồi thường thiệt hại thì căn cứ vào Điều BLDS 2015:

Theo quy định tại Điều 600Bộ luật dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra như sau:

“Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là tài xế xe dịch vụ thuê, bao chạy ăn công tiền mỗi chuyến, xe do doanh nghiệp làm chủ. Do đó, bạn là người làm công cho doanh nghiệp. Theo quy định trên, trước tiên doanh nghiệp sẽ bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao. Sau đó, doanh nghiệp có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Đây là quan hệ nghĩa vụ dân sự hoàn lại giữa bạn và doanh nghiệp theo.

Do đó, nếu bạn có lỗi trong việc gây ra tai nạn thì bạn phải hoàn trả lái số tiền mà doanh nghiệp đã bồi thường cho bên bị hại. Nếu không có lỗi thì bạn không phải chịu trách nhiệm hoàn lại số tiền bồi thường trong trường hợp này.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua 1900.6162 .

3. Bị ngã xe do đụng phải chó - Ai phải bồi thường ?

Thưa luật sư, Nhà tôi cách lộ 100m, nhà ở quê lộ bê tông 1.5m, nhà tôi có nuôi 2 con chó 1 màu trắng 1 màu đen. Ngày 12/01/2015 có người điều khiển xe gắn máy chạy và đụng con chó và té, người không bị sao hết nhưng xe thì phải sửa 1 triệu tiền phí.

Sau đó mẹ nạn nhân vào nhà bắt tôi phải trả tiền phí đó vì người gặp nạn cho rằng đó là chó của tôi. Xin hỏi tôi có nên trả không và phải làm như thế nào khi cơ quan nhà nước mời lên giải quyết ?

Xin cảm ơn!

Người gửi: PT Phụng

>> Tư vấn mức bồi thường thiệt hại giao thông, gọi:1900.6162

Trả lời:

Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

"Điều 600. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Trách nhiệm đối với những thiệt hại do vật nuôi [súc vật] gây ra đã được quy định đầy đủ tại Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 [Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra]. Theo đó, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu. Đây là trách nhiệm bồi thường dân sự cho những thiệt hại về vật chất hoặc sức khoẻ do súc vật gây ra.

Như vậy, trong trường hợp này nếu bạn có lỗi trong việc quản lý để súc vật của bạn chạy rông ngoài đường và gây ra tai nạn thì bạn phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do súc vật của mình gây ra. Bạn sẽ phải bồi thường toàn bộ chi phí hợp lý để người bị thiệt hại sửa chữa tài sản bị hư hỏng. Nếu ở địa phương bạn súc vật được thả rông theo phong tục tập quán thì bạn phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái với pháp luật, đạo đức xã hội.

Trong trường hợp bạn chứng minh được người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc để súc vật gây thiệt hại cho mình thì bạn không phải bồi thường.

Khi cơ quan nhà nước mời lên giải quyết bạn có thể trình bày rõ lý do để cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

4. Cách đòi xe từ cửa hàng cầm đồ ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi là bên A của 1 công ty tư nhân tôi có thuê bên B là lái xe cho công ty tôi, nay bên B đã cầm xe công ty đi cầm cố nhưng sau đó đã tự tử chết. Vậy tôi muốn nhờ luật sư cho tôi biết là bây giờ công ty tôi có đòi được gia đình bên B hoặc công ty tôi có thể đòi được ai để lấy lại tài sản của công ty ?

Nhờ luật sư giải thích cho tôi hiểu, tôi xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Tự ý định đoạt tài sản của người khác thông qua giao dịch dân

Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.”

Trước hết bạn phải xác định được người mua chiếc xe là chiếm hữu ngay tình hay chiếm hữu không ngay tình. Tức là, người mua đó có biết là mình đang giao dịch bất hợp pháp tài sản của người khác hay không. Ví dụ, nếu người ăn trộm xe của bạn làm giả giấy tờ xe và người mua không biết việc này thì là chiếm hữu ngay tình, còn nếu biết mà vẫn mua là chiếm hữu không ngay tình.

Trường hợp người mua chiếm hữu không ngay tình thì đương nhiên bạn có quyền đòi lại.

Trong trường hợp của bạn không thuộc 2 trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật dân sự 2015 [2 trường hợp này là bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người chiếm hữu ngay tình] nên bạn có quyền đòi lại chiếc xe máy của mình từ người mua kia – tức người chiếm hữu ngay tình.

Theo đó, thì trong trường hợp này cửa hàng cầm đồ nhận được tài sản qua người lái xe của công ty mà không phải nhận được xe thông qua bán đấu giá, bản án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do đó, Công ty có quyền yêu cầu Tòa án nơi có cửa hàng cầm đồ đó Buộc cửa hàng cầm đồ phải trả tài sản cho công ty theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 .

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

5. Xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ xe hay người thuê xe ?

Chào Luật sư. Đơn vị tôi là doanh nghiệp tư nhân có 02 xe tải 5 tấn, do nhu cầu hoạt động của đơn vị tôi chỉ sử dụng 01 xe, còn lại 01 xe đơn vị mình cho thuê xe, người thuê xe phải trả tiền thuê xe từng tháng, có hợp đồng cho thuê xe. Trong quá trình sử dụng xe người thuê xe vi phạm chở quá tải trọng

Đơn vị tôi đã cho thuê xe, tài xế cũng là người thuê xe, tại sao phải phạt đơn vị tôi ?.

Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư Tư vấn Luật Dân sự trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Hành vi vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP .

Hành vi

chở hàng vượt trọng tải theoGiấy CNKĐ

Xử phạt lái xe [Điều 24] Xử phạt chủ phương tiện [Đ30]
Nghị định 100/2019/NĐ-CP Nghị định cũ Nghị định 100/2019/NĐ-CP Nghị định cũ
Quá tải 10-30% từ 800 – 1 triệu [aK2] từ 800 – 1 triệu [aK2] Cá nhân: 2-4 triệu

Tổ chức: 4-8 triệu

[hK7Đ30]

Cá nhân: 2-4 triệu

Tổ chức: 4-8 triệu

[hK7Đ30]

Quá tải 30-40% từ 800 – 1 triệu [aK5] 3- 5 triệu[aK5]

Tước 1 – 3 tháng

Cá nhân: 2-4 triệu

Tổ chức: 4-8 triệu [dK9Đ30]

Cá nhân: 6-8 triệu

Tổ chức: 12-16 triệu

[dK9Đ30]

Quá tải 40%-50% 3- 5 triệu [K5]

Tước 1 tháng

3- 5 triệu [aK5]

Tước 1-3 tháng

Cá nhân: 12-14 triệu

Tổ chức: 24-28 triệu

[dK9Đ30]

Cá nhân: 6-8 triệu

Tổ chức: 12-16 triệu

[dK9Đ30]

Quá tải 50%-60% 3- 5 triệu [K6]

Tước 1 tháng

5-7 triệu [K6]

Tước 1-3 tháng

Cá nhân: 12-14 triệu

Tổ chức: 24-28 triệu

[aK10Đ30]

Cá nhân: 14-16 triệu

Tổ chức: 28-32 triệu

[aK10Đ30]

Quá tải 60-100% 5-7 triệu [K6]

Tước 2 tháng

5-7 triệu [K6]

Tước 1-3 tháng

Cá nhân: 14 – 16 triệu

Tổ chức: 28 – 32 triệu

Cá nhân: 14-16 triệu

Tổ chức: 28-32 triệu

[aK10Đ30]

Quá tải 100-150% 7-8 triệu [K7]

Tước 03 tháng

7-8 triệu [K7]

Tước 2-4 tháng

Cá nhân: 16 – 18 triệu

Tổ chức: 32 – 36 triệu

[K11]

Cá nhân: 16-18triệu

Tổ chức: 32 – 36 triệu

[K11]

Quá tải trên 150% 7-8 triệu [K8]

Tước 03 tháng

8-12 triệu [K8]

Tước 3-5 tháng

Cá nhân: 16 – 18 triệu

Tổ chức: 32 – 36 triệu

[K11]

Cá nhân: 18-20 triệu

Tổ chức: 36 – 40 triệu

[K11]

Như vậy, theo quy định trên, chủ xe phải có hợp đồng giao xe hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe của mình thì sẽ bị chịu phạt. Trong trường hợp này, bạn trình bày là có hợp đồng thuê xe nên chủ xe không phải nộp phạt khi người thuê xe vi phạm pháp luật. Nếu bạn là chủ xe thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan đã ra quyết định để bảo vệ quyền lợi của bạn trong trường hợp này.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề