Mẫu đơn xin ký hợp đồng dài hạn

Đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng làm việc là gì? Đối tượng của hợp đồng làm việc? Mẫu đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng làm việc ? Hướng dẫn cách viết đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng lao động?

Theo quy định của Bộ Luật lao động, bên cạnh hợp đồng lao động, chúng ta còn có hợp đồng việc làm đối viên chức. Cũng như hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc cũng có hai loại là hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng xác định thời hạn. Đối với hợp đồng lao động dành cho viên chức xác định thời hạn, tức viên chức sẽ chỉ làm việc tại cơ quan ký kết hợp đồng trong một khoảng thời gian nhất định, khi hết thời hạn hợp đồng viên chức sẽ không còn làm việc. Tuy nhiên nếu viên chức muốn tiếp tục làm việc thì khi thời hạn hợp đồng làm việc sắp kết thúc viên chức sẽ viết đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng làm việc để được xem xét ký tiếp hợp đồng. Vậy mẫu đơn này có nội dung như thế nào?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng làm việc là gì?
  • 2 2. Đối tượng của hợp đồng làm việc:
  • 3 3. Các trường hợp được ký hợp đồng làm việc:
  • 4 4. Mục đích của đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng làm việc:
  • 5 5. Mẫu đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng làm việc:
  • 6 6. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng lao động:

Đối với mối quan hệ lao động giữa viên chức và nhà nước thì pháp luật có quy định Hợp đồng làm việc theo Khoản 5 Điều 3 Luật Viên chức 2010 “Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.”

Theo Khoản 1 Điều 25 Luật Viên chức 2010: “Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này..”

Mẫu đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng làm việc được người người lao động lập ra và gửi lên cơ quan có thẩm quyền của đơn vị, doanh nghiệp muốn tiếp tục làm việc lại. Nội dung trong mẫu đơn cần trình bày rõ thông tin cá nhân như chức vụ, mức lương, thành tích đạt được trong quá trình làm việc và nguyện vọng muốn làm việc tiếp tại đơn vị.

2. Đối tượng của hợp đồng làm việc:

Đối tượng của hợp đồng lao động chính là việc làm. Việc ký kết hợp đồng lao động đã làm phát sinh mối quan hệ lao động, giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bản chất của mối quan hệ lao động là mua bán sức lao động, súc lao động là hàng hóa không thể nhìn thấy và cầm nắm nên nó là hàng hóa đặc biệt. Trong quá trình lao động, người lao động dựa vào sức lao động và thông qua các công việc hay còn gọi là việc làm để làm việc, tạo ra kết quả làm việc.

Do đó, đối tượng của hợp đồng lao động chính là việc làm. Công việc mà người lao động làm sẽ là phần công việc nằm trong phạm vi hợp đồng đã thỏa thuận, bên sử dụng lao động sẽ giao việc, giám sát và kiểm tra, đánh giá quá trình làm việc của người lao động; người lao động sẽ dùng sức lao động của mình để hoàn thành công việc, tạo ra kết quả công việc. Ở đây, viên chức thực hiện hoạt động nghề nghiệp chuyên môn để tạo ra kết quả lao động phục vụ lợi ích nhà nước. Mối quan hệ giữa người lao động với Nhà nước, mang tính chất phục vụ lợi ích chung – lợi ích công.

3. Các trường hợp được ký hợp đồng làm việc:

Đối với Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn

Loại hợp đồng này chỉ áp dụng với 03 nhóm đối tượng sau đây:

– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020.

– Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức;

Xem thêm: Mẫu hợp đồng lao động chuẩn, chi tiết cho mọi ngành nghề mới nhất năm 2022

–  Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Đối với Hợp đồng làm việc xác định thời hạn

Loại hợp đồng này áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày  01/7/2020 [trừ đối tượng thuộc diện ký hợp đồng không xác định thời hạn].

Trong hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nhưng đang thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết, kể cả trường hợp viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu có thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức thỏa thuận với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về các nội dung thay đổi đó và được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng làm việc hoặc ký kết hợp đồng làm việc mới có những nội dung thay đổi đó.

4. Mục đích của đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng làm việc:

Khi thời hạn hợp đồng làm việc sắp hết thời hạn, viên chức có nhu cầu, mong muốn tiếp tục được làm việc ở cơ quan cũ thì sẽ viết đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng làm việc nhằm mục đích đề nghị cơ quan xem xét việc tiếp tục để viên chức ký tiếp hợp đồng, tiếp tục làm việc ở vị trí hiện tại. Mẫu đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng làm việc là phương thức để truyền đạt nguyện vọng của người viết đơn đến với chủ thể sử dụng viên chức, bên nhận đơn sẽ xem xét nguyện vọng cũng như tình hình thực tế để quyết định đồng ý hay không đồng ý cho viên chức ký tiếp hợp đồng.

5. Mẫu đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng làm việc:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xem thêm: Hợp đồng cộng tác viên là gì? Có phải là một loại hợp đồng lao động không?

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày …… tháng …… năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ KÝ TIẾP HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC

Kính gửi: ……

Tôi tên là:…………

Sinh ngày:…… Tại:……

Số CMND:……Cấp ngày:…. Nơi cấp:…..

Hộ khẩu thường trú:……

Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 35 của Bộ luật Lao động 2019

Trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ:…..

Đã hợp đồng làm việc tại:…….

Công việc được giao :……..

Chức danh nghề nghiệp: …………….Mã số:………..

Bậc: ….Hệ số lương:……….

Ngày bắt đầu ký hợp đồng:………

Ngày hết hạn hợp đồng:…….

Qua quá trình công tác, tôi luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Với nguyện vọng được làm việc lâu dài tại Nhà trường, kính đề nghị Hiệu trưởng, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Trưởng Khoa/Phòng …….. cho phép tôi được tiếp tục ký hợp đồng làm việc.

Xem thêm: Có mấy loại hợp đồng lao động? Các loại hợp đồng lao động?

Tôi xin hứa không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nhằm làm tốt công việc được giao hơn nữa cũng như tích cực tham gia các hoạt động phong trào của đoàn thể để góp phần vào sự phát triển của ……

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ý kiến của Trưởng Khoa/Phòng

Người làm đơn

Ý kiến của Trưởng Phòng TCCB

Ý kiến của Ban Giám hiệU

6. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng lao động:

+ Đối với phần mở đầu của đơn đề nghị giúp đỡ: người viết sẽ trình bày các nội dung cơ bản như sau: Quốc hiệu được trình bày theo thể thức [Viết chữ in hoa và bôi đậm, được viết trên cùng và căn giữa tờ đơn], tiêu ngữ được viết theo thế thức [Viết dưới dòng Quốc hiệu và in đậm, căn giữa không viết in hoa, viết hoa các chữ cái đầu tiên trong mỗi cụm từ].

+ Đối với phần thông tin của người viết đơn thì người viết cần phải cung cấp thông tin về tên, tuổi, nơi ở, số điện thoại liên hệ, email [Nếu có] một cách chính xác

Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị xem xét giải quyết mới nhất năm 2022

+ Đối với tên của đơn vị, tổ chức thi cần ghi tên của tổ chức, ghi rõ mã số thuế của tổ chức nhận đơn, ghi rõ địa chỉ của trụ sở chính mà bạn gửi đơn, ghi rõ tên của người đại diện tổ chức theo pháp luật dựa vào giấy phép hoạt động kinh doanh và các điều lệ

+ Đối với thông tin của người viết đơn thi cần phải ghi rõ các thông tin về ngày tháng năm sinh, số CMND/Căn cước/Hộ chiếu, ghi rô ngày cấp và thời hạn của các loại giấy tờ này, ghi rõ địa chỉ nơi ở hiện tại của bạn, ghi rõ các thông tin liên hệ, Người viết đơn cần ghi rõ thông tin cơ bản của mình: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp và nơi cấp, hộ khẩu thường trú, trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Đối với tên của tờ đơn thì sẽ trình bày cần giữa tờ đơn, viết chữ in hoa và bôi đậm, cỡ chữ là cỡ chữ to nhất của tờ đơn để làm nổi bật lên nội dung chính của loại văn bản mã bạn gửi.

Trong phần nội dung thì các bạn sẽ cần phải trình bày rõ các nội dung chính một cách xúc tích, dễ hiếu để giúp cho người đọc có thể hiểu được người viết đơn đang muốn đề nghị giúp đỡ về việc gì. Cho nên các bạn hãy nghiên cứu và trình bày rõ những vấn đề thuộc về nội dung của tờ đơn đề nghị giúp đỡ sao cho chuẩn và đầy đủ, không thiếu để cơ quan nhận đơn có thể nằm rõ về các vấn đề của tờ đơn.

+ Phần tóm tắt nội dung: Nội dung của đơn người viết đơn phải nêu rõ lý do và nguyện vọng được tiếp tục ký kết hợp đồng, tiếp tục làm việc tại cơ quan.

Người viết đơn phải ghi rõ hợp đồng làm việc trước đấy, công việc được giao, chức danh nghề nghiệp, bậc lương và hệ số lương, ngày bắt đầu và ngày hết hạn hợp đồng.

Người viết đơn phải ghi rõ hợp đồng làm việc trước đấy, công việc được giao, chức danh nghề nghiệp, bậc lương và hệ số lương, ngày bắt đầu và ngày hết hạn hợp đồng.

Chủ Đề