Mẫu đề nghị thanh toán tạm ứng hợp đồng năm 2024

- Mẫu giấy đề nghị tạm ứng mới nhất là Mẫu số 03 – TT ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, được áp dụng đối với:

+ Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200

- Mục đích giấy đề nghị tạm ứng: Giấy đề nghị tạm ứng là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng.

- Trách nhiệm ghi, cách ghi giấy đề nghị tạm ứng:

+ Góc trên bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận. Giấy đề nghị tạm ứng do người xin tạm ứng viết 1 liên và ghi rõ gửi giám đốc doanh nghiệp [Người xét duyệt tạm ứng].

+ Người xin tạm ứng phải ghi rõ họ tên, đơn vị, bộ phận và số tiền xin tạm ứng [Viết bằng số và bằng chữ].

+ Lý do tạm ứng ghi rõ mục đích sử dụng tiền tạm ứng như: Tiền công tác phí, mua văn phòng phẩm, tiếp khách ...

+ Thời hạn thanh toán: Ghi rõ ngày, tháng hoàn lại số tiền đã tạm ứng.

Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho kế toán trưởng xem xét và ghi ý kiến đề nghị giám đốc duyệt chi. Căn cứ quyết định của giám đốc, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.

2. Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 133 và cách ghi giấy đề nghị tạm ứng

- Mẫu giấy đề nghị tạm ứng mới nhất là Mẫu số 03 – TT ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, được áp dụng đối với:

+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa [bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ] thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

+ Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 133

- Mục đích giấy đề nghị tạm ứng: Giấy đề nghị tạm ứng là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng.

- Trách nhiệm ghi, cách ghi giấy đề nghị tạm ứng:

+ Góc trên bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận. Giấy đề nghị tạm ứng do người xin tạm ứng viết 1 liên và ghi rõ gửi giám đốc doanh nghiệp [Người xét duyệt tạm ứng].

+ Người xin tạm ứng phải ghi rõ họ tên, đơn vị, bộ phận và số tiền xin tạm ứng [Viết bằng số và bằng chữ].

+ Lý do tạm ứng ghi rõ mục đích sử dụng tiền tạm ứng như: Tiền công tác phí, mua văn phòng phẩm, tiếp khách ...

+ Thời hạn thanh toán: Ghi rõ ngày, tháng hoàn lại số tiền đã tạm ứng.

Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho kế toán trưởng xem xét và ghi ý kiến đề nghị giám đốc duyệt chi. Căn cứ quyết định của giám đốc, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng là mẫu giấy được ban hành kèm theo thông tư 200/2014/TT-BTC, làm cứ để thanh toán các khoản tạm ứng và ghi sổ kế toán. Hãy cùng MISA AMIS cập nhật mẫu giấy đề nghị thanh toán mới nhất theo quy định tại thông tư 200 ở bài viết dưới đây.

1. Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng là gì?

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng là mẫu giấy dùng để đề nghị xét duyệt ứng trước các khoản tiền cho người lao động nhằm mục đích giải quyết các công việc của công ty hay đáp ứng các nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các trường hợp cần sử dụng giấy thanh toán tạm ứng như:

  • Tạm ứng đi công tác

Hồ sơ tạm ứng ban đầu sẽ gồm các loại giấy tờ sau:

+ Quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp cử đi công tác

+ Dự toán chi phí công tác

+ Lịch trình công tác cụ thể

+ Phiếu báo giá vé máy bay kèm theo hồ sơ đặt chỗ của hãng hàng không [đối tượng được thanh toán vé máy bay]

+ Đề nghị tạm ứng tiền đi công tác, cần ghi đầy đủ, rõ ràng số tiền cần tạm ứng, nội dung cần tạm ứng, ngày hoàn ứng lại cho Công ty… trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

+ Sau khi được duyệt, Phòng Tài chính – Kế toán lập phiếu chi tiền cho người đề nghị thanh toán, thủ quỹ thực hiện chi tiền, người nhận tiền phải ký, ghi rõ họ tên đầy đủ.

\>> Đọc thêm: Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên xử lý như thế nào?

  • Tạm ứng mua hàng hóa vật tư

Hồ sơ và thủ tục ban đầu để thực hiện tạm ứng sẽ bao gồm:

+ Đề nghị mua hàng hoá, vật tư, dịch vụ. Người thực hiện tạm ứng cần ghi rõ mặt hàng, đơn giá, số lượng cần mua có phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

+ Hợp đồng thỏa thuận mua hàng, dịch vụ, vật tư

+ Bảng báo giá chi tiết

\>> Đọc thêm: [Giải đáp] Tạm ứng là tài sản hay nguồn vốn

2. Mẫu giấy đề nghị thanh toán tạm ứng theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Đơn vị: ……….

Bộ phận: …….

Mẫu số: 04 – TT

[Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC

ngày 24/12/2014 của BTC]

GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG

Ngày … tháng … năm …

Số: ………………………..

Nợ: ……………………….

Có: ………………………..

– Họ và tên người thanh toán: ………………………………………………………..

– Bộ phận [hoặc địa chỉ]: ……………………………………………………………….

– Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:

Diễn giải Số tiền A 1 I- Số tiền tạm ứng ……………………………..

  • Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết ……………………………..
  • Số tạm ứng kỳ này: …………………………….. – Phiếu chi số: ………….ngày ……… …………………………….. – Phiếu chi số: ………….ngày ……… …………………………….. – …. …………………………….. II- Số tiền đã chi ……………………………..
  • Chứng từ số ………… ngày …….. ……………………………..
  • ….. …………………………….. III- Chênh lệch ……………………………..
  • Số tạm ứng chi không hết [I – II] ……………………………..
  • Chi quá số tạm ứng [II – I] …………………………….. Giám đốc

[Ký, họ tên]

Kế toán trưởng

[Ký, họ tên]

Kế toán thanh toán

[Ký, họ tên]

Người đề nghị thanh toán

[Ký, họ tên]

\>> Tải ngay mẫu phiếu thanh toán tạm ứng TẠI ĐÂY

3. Phương pháp ghi giấy thanh toán tạm ứng

Khi ghi giấy thanh toán tạm ứng, kế toán doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Góc trên bên trái của Giấy thanh toán tiền tạm ứng: Ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận nơi người tạm ứng làm việc.
  • Điền đầy đủ ngày, tháng, năm thực hiện tạm ứng.
  • Ghi rõ họ tên, bộ phận làm việc của người thanh toán.
  • Bảng kê thanh toán: Căn cứ vào chỉ tiêu của cột A để ghi nội dung tương ứng vào cột 1 như sau:
  • Mục I – Số tiền tạm ứng: Gồm số tiền tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết và số tạm ứng kỳ này:

+ Mục 1 – Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết: Ghi số tiền tương ứng sang cùng hàng tại cột 1.

+ Mục 2 – Số tạm ứng kỳ này: Căn cứ vào các phiếu chi tạm ứng để ghi, mỗi phiếu chi ghi 1 dòng.

  • Mục II – Số tiền đã chi: Căn cứ vào các chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng để ghi vào mục này. Mỗi chứng từ chi tiêu ghi 1 dòng.
  • Mục III – Chênh lệch: Là số chênh lệch giữa Mục I và Mục II.

+ Nếu số tạm ứng chi không hết ghi vào dòng 1 của Mục III, số tiền tương ứng bên cột 1 bằng Số tiền mục I – Số tiền mục II.

+ Nếu chi quá số tạm ứng ghi vào dòng 2 của Mục III, số tiền tương ứng bên cột 1 bằng Số tiền mục II – Số tiền mục I.

Khi lập xong giấy thanh toán tiền tạm ứng, người thanh toán sẽ thực hiện chuyển cho kế toán thanh toán để hoàn thiện. Kế toán thanh toán chuyển lên kế toán trưởng soát xét và Giám đốc doanh nghiệp [người có thẩm quyền] duyệt.

Hiện nay để hỗ trợ kế toán doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức, các doanh nghiệp đã thực hiện triển khai áp dụng các phần mềm kế toán thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS, MISA SME… nhằm mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác với các tính năng như:

  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Hệ sinh thái kết nối: ngân hàng điện tử; Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: giúp doanh nghiệp dễ dàng trong các nghĩa vụ thuế, hoạt động trơn tru, vận hành nhanh chóng
  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  • ….

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

Chủ Đề