Marginal benefit và marginal cost là gì

Khái niệm Biên trong Kinh tế học

lvluat
9 năm trước
X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo

Khái niệm Biên [còn gọi là Biên tế hoặc Cận biên] trong kinh tế học liên quan đến Thuyết cận biên [marginalism] thuyết được xem là đã thiết lập những nền tảng cơ bản cho kinh tế học vi mô hiện đại[1].

Giá trị biên tế Marginal value

Nguồn gốc của khái niệm Biên xuất phát từ khái niệm giá trị biên tế [marginal value] trong toán học:

Với Y = f[X], giá trị biên tế của Y là mức thay đổi của Y khi X thay đổi một đơn vị.

Giá trị biên tế của Y = dY/dX [dY là lượng thay đổi của Y khi X thay đổi một lượng dX].

tức là: Khi dX đủ nhỏ [dX -> 0] thì Giá trị biên tế của Y chính là đạo hàm bậc nhất của Y theo X.

Thuyết cận biên Marginalism

Theo Wikipedia:Marginalism is a theory of economics that attempts to explain the discrepancy in the value of goods and services by reference to their secondary, or marginal, utility.

Tạm dịch: Thuyết cận biên là một lý thuyết kinh tế học cố gắng giải thích sự khác biệt [discrepancy] về giá trị của hàng hóa, dịch vụ bằng cách tham chiếu đến lợi ích [utility] thứ cấp, hay lợi ích biên tế, của nó.

Theo [1]:

Adam Smith đã phải vật lộn với hai khái niệm giá trị sử dụng [value in use] và giá trị trao đổi [value in exchange]. Tại sao nước rất cần thiết cho sự tồn tại và có giá trị sử dụng khổng lồ nhưng giá trên thị trường thấp [đôi khi bằng 0], trong khi kim cương là một thứ phù phiếm nhưng giá thị trường của kim cương [giá trị trao đổi] lớn hơn nước rất nhiều! Adam Smith đã thất bại trong việc phân biệt giữa hữu dụng toàn bộ [total utility, theo tôi LVL ta nên hiểu total utility là hữu dụng xét trên tổng thể] và hữu dụng biên [marginal utility] đây được gọi là: nghịch lý kim cương nước.

Hữu Dụng [utility]

Hữu Dụng [utility] được định nghĩa là mức thỏa mãn hoặc hài lòng đi cùng với những sự lựa chọn thay thế. Các nhà kinh tế cho là khi các cá nhân đối mặt với một sự lựa chọn những hàng hoá thay thế khả dĩ, họ luôn lựa chọn hàng hoá thay thế mang lại mức Hữu Dụng [utility] lớn nhất.[2]

Hữu Dụng toàn bộ [Total Utility] và Hữu Dụng biên [Marginal Utility]

Theo [2]:

+ Hữu dụng toàn bộ đi cùng một hàng hoá là mức thoả mãn có được từ việc tiêu dùng hàng hoá đó.

+ Hữu dụng biên là một cách tính Hữu dụng bổ sung có được khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá.

Để dễ hiểu, xin giải thích hơi ngược một tí [không theo sách]là:

Một người khi chưa ăn miếng bánh pizza nào thì hữu dụng toàn bộ và hữu dụng biên đều là 0. Khi người đó ăn một miếng bánh đầu tiên họ sẽ có cảm giác thỏa mãn lớn nhất [ngon nhất] tức hữu dụng biên của miếng bánh thứ nhất là lớn nhất; khi ăn miếng thứ hai, cảm giác thỏa mãn của họ sẽ giảm đi một chút hữu dụng biên của miếng bánh thứ hai giảm đi một chút, đến một lúc nào đó người này không thấy ngon nữa thì nếu ép họ ăn thêm 1 miếng [giả sử là miếng thứ 6], cảm giác lúc này không phải là thỏa mãn mà là khó chịu hữu dụng biên của miếng bánh thứ 6 là âm [

Chủ Đề