Mỗi đợt xạ trị kéo dài bao lâu

· Bác sĩ chuyên khoa xạ ung thư: được đào tạo để điều trị ung thư bằng bức xạ. Chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện kế hoạch xạ trị của người bệnh.

· Kỹ sư vật lý phóng xạ: là người đảm bảo các thiết bị xạ trị hoạt động bình thường và đưa liều chính xác theo chỉ định của bác sĩ xạ ung thư.

· Dosimetrist [Kỹ sư vật lý]: giúp bác sĩ xạ trị ung thư lập kế hoạch điều trị.

· Kỹ thuật viên xạ trị: điều khiển các thiết bị xạ trị và điều chỉnh tư thế của người bệnh mỗi lần điều trị.

· Điều dưỡng xạ trị: được đào tạo đặc biệt về điều trị ung thư và có thể cung cấp cho người bệnh thông tin về điều trị bức xạ và xử trí các tác dụng phụ.

Người bệnh cũng có thể cần sự hỗ trợ và chăm sóc từ chuyên gia dinh dưỡng, vật lý trị liệu, nhân viên công tác xã hội, nha sĩ hoặc bác sĩ nha ung thư, dược sĩ.

Xạ trị 3D-CRT [xạ trị 3D theo hình dạng khối u] tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Xạ trị có gây ung thư không?

Từ lâu, người ta đã biết rằng xạ trị trong ung thư có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh ung thư khác. Đó là một trong những tác dụng phụ có thể xảy ra của việc điều trị mà các bác sĩ phải suy nghĩ, cân nhắc giữa lợi ích và những nguy cơ của mỗi lần điều trị. Đối với hầu hết các bộ phận cơ thể, nguy cơ mắc ung thư thứ hai từ xạ trị là nhỏ và lợi ích của việc điều trị ung thư bằng xạ trị là lớn hơn nhiều, nhưng nguy cơ không phải là không có. Đây là một trong những căn cứ để quyết định chọn phương pháp điều trị phù hợp với mỗi trường hợp bệnh khác nhau. Mức độ nguy cơ sẽ khác nhau tùy thuộc vào vùng cơ thể được điều trị bức xạ.

Nếu bác sỹ điều trị khuyên người bệnh nên điều trị bằng phóng xạ, đó là vì họ tin rằng những lợi ích từ xạ trị sẽ lớn hơn hẳn những tác dụng phụ có thể xảy ra. Tuy nhiên, đây là quyết định của người bệnh. Vì vậy người bệnh cần được biết càng nhiều càng tốt về những lợi ích và những nguy cơ có thể xảy để chắc chắn rằng xạ trị là lựa chọn tốt nhất cho họ.

Xạ trị có ảnh hưởng đến thai kỳ hay khả năng sinh sản không?

Nữ giới: Điều quan trọng là không được mang thai trong khi xạ trị- vì xạ trị có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy người bệnh hãy nói chuyện với bác sỹ để lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp trong thời gian xạ trị.

Nếu người bệnh phát hiện hoặc cảm thấy mình đang mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ xạ trị ngay lập tức.

Nếu phần cơ thể bạn nhận xạ trị bao gồm buồng trứng, xạ trị có thể khiến buồng trứng không còn hoạt động [vô sinh], và người bệnh sẽ không thể có con nữa. Điều quan trọng là người bệnh nhận biết được nguy cơ này trước khi xạ trị. Nếu người bệnh lo lắng việc xạ trị sẽ ảnh hưởng đến buồng trứng, hãy trao đổi ngay với bác sĩ xem việc này có thể ảnh hưởng đến việc có con trong tương lai của họ không.

Nam giới: Không có nhiều thông tin về ảnh hưởng của bức xạ đối với trẻ em được thụ thai bởi nam giới trong khi điều trị xạ trị. Bởi vì, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nam giới trong và một vài tuần sau khi điều trị xạ trị không nên thụ thai.

Nếu khu vực nhận bức xạ bao gồm tinh hoàn, liều phóng xạ có thể khiến tinh hoàn không còn hoạt động [vô sinh] và người bệnh sẽ không thể có con nữa. Điều quan trọng là người bệnh cần biết nguy cơ này trước khi được xạ trị. Không có nghiên cứu rõ ràng nào về việc tinh trùng phơi nhiễm với bức xạ ảnh hưởng đến những đứa trẻ tương lai được tạo ra từ tinh trùng đó. Nếu người bệnh lo lắng xạ trị sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn, hãy nói chuyện với bác sĩ xem việc điều trị có ảnh hưởng đến việc có con trong tương lai không.

Những điều người bệnh ung thư nên hỏi bác sỹ trước khi xạ trị

Trước khi điều trị, người bệnh sẽ được yêu cần ký vào một bản cam kết đồng ý xạ trị trong đó nói rằng bác sĩ đã giải thích cho người bệnh tác dụng của xạ trị, các nguy cơ có thể xảy ra khi xạ trị, loại tia được sử dụng và các chọn lựa điều trị khác. Trước khi ký cam kết này, người bệnh cần chắc chắn rằng tất cả các câu hỏi của họ đều đã có câutrả lời. Dưới đây là một số câu người bệnh nên hỏi trước khi đồng ý xạ trị:

· Mục đích của việc điều trị tia xạ cho bệnh ung thư của tôi là gì ? Để tiêu diệt hay thu nhỏ khối u? Hay để phòng ngừa hoặc ngăn chặn ung thư lây lan? Hay để giảm nguy cơ ung thư tái phát?

· Khả năng ung thư lan rộng hay quay trở lại nếu tôi điều trị bằng xạ trị là bao nhiêu? không điều trị xạ trị là bao nhiêu?

· Tôi sẽ được điều trị bằng loại xạ trị nào?

· Có phương pháp điều trị nào ngoài xạ trị để tôi cân nhắc lựa chọn không ?

· Tôi cần làm gì để chuẩn bị trước khi điều trị?

· Tôi có thể ăn trước khi điều trị không? Có cần tránh/kiêng đồ ăn thức uống gì trước khi điều trị không?

· Tôi có cần ăn theo một chế độ đặc biệt khi đang điều trị xạ trị không?

· Điều trị xạ trị sẽ như thế nào?

· Tôi cần được xạ trị bao nhiêu lần trong 1 ngày/ tuần? Mỗi lần xạ trị kéo dài bao lâu? Tôi cần điều trị xạ trị trong thời gian bao lâu?

· Tôi cần làm gì nếu gặp khó khăn trong điều trị vì vấn đề đi lại hoặc thời tiết?

· Tia xạ sẽ ảnh hưởng đến khu vực cơ thể xung quanh khối u như thế nào?

· Tôi sẽ cảm thấy như thế nào khi đang điều trị? Tôi vẫn có thể làm việc/đi học/chăm sóc gia đình được chứ?

· Những tác dụng phụ nào tôi có thể gặp phải, khi nào chúng bắt đầu và kéo dài bao lâu?

· Những tác dụng phụ này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của tôi như thế nào, chẳng hạn như ăn, uống, tập thể dục, làm việc....?

· Xạ trị và/hoặc tác dụng phụ có làm thay đổi ngoại hình của tôi không?

· Tôi có thể bị tác dụng phụ lâu dài nào không?

· Tôi có thể gặp nguy cơ cao hơn về các vấn đề sức khỏe nào trong tương lai?

· Tôi có bị nhiễm phóng xạ trong hoặc sau khi điều trị không?

· Có những cảnh báo và biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào cần thiết cho tôi trong khi điều trị và sau điều trị?

Nguồn: www.cancer.org. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ

Đường dẫn: //www.cancer.org/treatment/treatments-and-side-effects/treatment-types/radiation/basics.html Truy cập ngày 4/8/2020

Biên dịch: ThS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Hà Khoa Xạ trị - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Thanh Hằng ĐV HTQT-NCKH

Video liên quan

Chủ Đề