Mạch đèn báo trong đầu đĩa amply máy lạnh thuộc nhóm công dụng nào của mạch điều khiển tín hiệu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 bài 14 có đáp án

Mạch điều khiển tín hiệu là một trong những nội dung được học trong chương trình Công nghệ lớp 12 học kì 1. Để giúp các em ôn tập và củng cố thêm kiến thức phần này, VnDoc giới thiệu tài liệu Trắc nghiệm Công nghệ 12 bài 14: Mạch điều khiển tín hiệu.Tài liệu bao gồm 9 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 có đáp án, giúp các em ôn tập và củng cố thêm kiến thức được học hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Tài liệu Trắc nghiệm Mạch điều khiển tín hiệu nằm trong chuyên mục Trắc nghiệm Công nghệ 12 trên VnDoc. Bộ câu hỏi trắc nghiệm lớp 12 được biên soạn theo từng đơn vị bài học, giúp các em ôn tập lại kiến thức được học trong từng bài, từ đó học tốt môn Công nghệ lớp 12 hơn. Bộ câu hỏi có đáp án đi kèm cho các em so sánh và đối chiếu sau khi làm xong. Chúc các em học tốt.

Câu 1. Sự thay đổi trạng thái của tín hiệu đó là:

A. Thay đổi tắt, sáng của đèn giao thông

B. Tiếng còi báo động khi gặp sự cố

C. Hàng chữ chạy của các bảng quảng cáo

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2. Công dụng của mạch điều khiển tín hiệu:

A. Thông báo tình trạng thiết bị khi gặp sự cố.

B. Thông báo những thông tin cần thiết cho con người thực hiện theo lệnh.

C. Làm các thiết bị trang trí bằng bảng điện tử.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3. Đối với mạch báo hiệu và bảo vệ quá điện áp cho gia đình, biến áp có nhiệm vụ:

A. Tăng điện áp từ 20V → 220V

B. Hạ điện áp từ 220V → 20V

C. Hạ điện áp từ 220V → 200V

D. Hạ điện áp từ 200V → 20V

Câu 4. Đối với mạch báo hiệu và bảo vệ quá điện áp cho gia đình, Đ1 và C có nhiệm vụ:

A. Đổi điện xoay chiều thành điện một chiều để nuôi mạch điều khiển.

B. Đổi điện một chiều thành điện xoay chiều để nuôi mạch điều khiển.

C. Cả 2 đáp án đều đúng.

D. Cả 2 đáp án đều sai.

Câu 5. Mạch điều khiển tín hiệu:

A. Điều khiển sự thay đổi tốc độ của tín hiệu

B. Điều khiển sự thay đổi công suất của mạch

C. Điều khiển sự thay đổi trạng thái của tín hiệu

D. Điều khiển sự thay đổi trạng thái và tốc độ của tín hiệu

Câu 6. Phát biểu nào sau đây sai:

A. Mạch điều khiển tín hiệu là mạch điện tử điều khiển sự thay đổi trạng thái của tín hiệu.

B. Mạch điều khiển tín hiệu giúp thông báo về tình trạng hoạt động của máy móc.

C. Đối với đèn tín hiệu giao thông, khối chấp hành phát lệnh báo hiệu bằng chuông.

D. Công dụng thông báo thông tin cần thiết cho con người thực hiện theo lệnh ở mạch điều khiển tín hiệu như: biển hiệu, hình ảnh quảng cáo.

Câu 7. Mạch báo hiệu và bảo vệ có nhiệm vụ thông báo và cắt điện khi điện áp:

A. 20V

B. 200V

C. 220V

D. 230V

Câu 8. Nhiệm vụ của các khối trong mạch điều khiển tín hiệu:

A. Khối nhận lệnh: nhận lệnh báo hiệu từ cảm biến

B. Khối khuếch đại: khuếch đại tín hiệu đến công suất cần thiết

C. Khối chấp hành: phát lệnh báo bằng chuông, đèn, chữ nổi,...

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 9. Khối chấp hành sẽ phát lệnh báo hiệu bằng:

A. Chuông

B. Đèn

C. Hàng chữ nổi

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 10:Chọn một câu sai

A. Mạch khuếch đại, mạch chỉnh lưu, mạch tạo xung, mạch chiếu sáng dân dụng, mạch điều khiển tín hiệu đều là mạch điện tử.

B. Mạch điều khiển tín hiệu gồm có các khối khuếch đại, nhận lệnh, chấp hành lệnh điều khiển và xử lí tín hiệu

C. Trong mạch điều khiển tín hiệu, để nhận lệnh điều khiển cần phải có các cảm biến [ví dụ cảm biến về nhiệt độ, điện áp, ...]

D. Mạch điều khiển tín hiệu là mạch điều khiển sự thay đổi trạng thái của các tín hiệu.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 bài 14

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1DCâu 6C
Câu 2DCâu 7D
Câu 3BCâu 8D
Câu 4ACâu 9D
Câu 5CCâu 10A

..........................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Trắc nghiệm Công nghệ 12 bài 14: Mạch điều khiển tín hiệu. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em ghi nhớ kiến thức trọng tâm Công nghệ lớp 12 hiệu quả, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kì.

Ngoài tài liệu trên, để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số các tài liệu học tập khác như: Soạn bài lớp 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, và các môn Toán lớp 12, Tiếng Anh lớp 12, Ngữ Văn lớp 12... được VnDoc tổng hợp và đăng tải.

  • Trắc nghiệm Công nghệ 12 bài 13: Khái niệm về mạch điện tử điều khiển

Để thuận tiện hơn cho việc chia sẻ trao đổi kinh nghiệm học tập cũng như giảng dạy, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Trong một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh,amply là thiết bị không thể thiếu, góp phầntạo ra tín hiệu âm thanh tốt hơn. Trong bài viết sau. hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu về chức năng, cách phân loại của amply nhé!

1Amply là gì? Cấu tạo của amply

Amply có tên đầy đủ là amplifier - thiết bị điện tử rất quan trọng giúp tiếp nhận tín hiệu âm thanh và khuếch đại tín hiệu.Khi một thiết bị điện được đưa vào amply, nó sẽ khuếch đại lên và truyền ra thiết bị phát.

Amply Karaoke Boston Acoustics BA100

Amply gồm có rất nhiều bộ phận như:Khối nguồn, khối công suất và bảo vệ, khối hiển thị, mạch xử lý,… Trong đó, có 3 bộ phận của amply mà người dùng nên lưu ý đó là biến áp nguồn, tụ lọc nguồn, mạch điện tử công suất.

  • Biến áp nguồn: Là một bộ phận bắt buộc và đắt tiền nhất trong amply. Kích thước của biến áp nguồn sẽ tỉ lệ thuận với công suất của amply. Biến áp của amply càng lớn thì sẽ có công suất càng cao. Bên cạnh đó, biến áp nguồn còn có khả năng chuyển các dòng điện thông qua các thiết bị lưu trữ và tụ lọc qua điện áp một chiều đối xứng.
  • Tụ lọc nguồn: Chức năng chính là tích trữ năng lượng điện cho những thiết bị điện tử và amply, giúp dòng điện ổn áp hơn.
  • Mạch điện tử công suất: Đây là bộ phận quan trọng nhất của amply nên thường được sản xuất mạch khuếch đại có âm thanh trung thực, ít bị nhiễu và có khả năng chống méo âm tốt.

Tụ lọc nguồn trong amply

2Chức năng của amply

Khuếch đại tín hiệu

Thông qua amply bạn có thể nghe được âm thanh phát ra từ các thiết bị khác. Bạn cần chọn amply có công suất phù hợp với công suấtloađể có thể phát ra tín hiệu chuẩn nhất. Ngoài ra, amply còn hỗ trợtính năng khuếch đại trong các hệ thống âm thanh:

  • Hệ thống âm thanh thông báo: Sử dụng amply để khuếch đại cũng như tích hợp bộ lọc tiếng bên trong. Bạn nên chọn amply phù hợp với công suất của loa mới có thể tạo ra chất lượng âm thanh tốt nhất. Ngoài ra, phải chọn amply có cùng trở kháng với loa.
  • Thiết bị âm thanh karaoke: Có tác dụng đẩy công suất và lọc tiếng hay hơn tạo ra chất âm thanh chuẩn hơn. Bên cạnh đó còn cung cấp thêm các hiệu ứng nhưecho, delay, repeat hoặc tăng/giảm âm bass, mid, treble,... tạo nên âm thanh mượt mà hơn.
  • Thiết bị âm thanh sân khấu: Amply có tác dụng đẩy công suất của loa chứ không có nhiệm vụ lọc tiếng.

Amply Karaoke Boston Acoustics BA300

Đẩy công suất và lọc tiếng rõ hơn

Cũng từ điều này nên khi có amply sẽ giúpechodày và mượt hơn ở các đầu ra tín hiệu. Amply thường được sử dụng nhiều ở các thiết bị âm thanh của hội trường, sân khấu quy mô lớn.

Đẩy công suất loa lớn hơn

Chức năng này thường được ứng dụng trong các thiết bị âm thanh hội trường, sân khấu. Nhiệm vụ của amply lúc này là đẩy công suất loa lớn hơn phù hợp yêu cầu của người dùng chứ không lọc tiếng.

Amply Karaoke Paramax AX-850

3Phân loại amply trên thị trường

Có 4 cách phân loại amply trên thị trường hiện nay:

Dựa vào số kênh

  • Amply 2 kênh: Đây là loại Amply có bộ khuếch đại với số lượng đầu ra là 2.
  • Amply 4 kênh: Tương tự như Amply 2 kênh, đây cũng là loại Amply có bộ khuếch đại theo số lượng đầu ra là 4 kênh, mang đến cho người nghe chất âm thanh tuyệt vời hơn.

Amply Karaoke Paramax AX-1200

Dựa vào cấu hình và chức năng

  • Amply tiền khuếch đại:Âm thanh của bạn sẽ được khuếch đại tín hiệu từ nguồn phát ở mức tín hiệu thấp nhất lên mức tín hiệu cao hơn, sau đó truyền vào amply công suất.
  • Amply khuếch đại công suất: Từ amply tiền khuếch đại, amply khuếch đại công suất có thể trở thành thiết bị trung gian giúp khuếch đại tín hiệu ở mức vừa và truyền ra loa phát.
  • Integrated Amply: Là dạng amply tích hợp gồm cả khối tiền khuếch đại và khối khuếch đại công suất, thay vì tách biệt ra như hai loại trên.
  • Dual mono Amply: Gồm 2 kênh trái và phải được bố trí chung trong một vỏ máy. Mặc dù 2 kênh sở hữu thiết kế hoàn toàn giống nhau nhưng chúng lại hoạt động độc lập nhau.
  • Monoblock Amply: Là dạng amply trái ngược với Dual mono Amply, tuy cũng có 2 kênh trái và phải nhưng nằm ở 2 vỏ máy khác nhau, nhìn chung chúng khá cồng kềnh.

Amply tiền khuếch đại của hãng Bryston

Dựa vào công nghệ sử dụng

Hiện nay, có khá nhiều amply sở hữu nhiều loại công nghệ sử dụng khác nhau như:

  • Công nghệ khuếch đại bán dẫn [transistor].
  • Công nghệ khuếch đại bóng đèn điện tử [tub].
  • Công nghệ khuếch đại mạch kỹ thuật số [digital].
  • Amply sử dụng công nghệ khuếch đại lai bao gồm: Đèn, bán dẫn và kỹ thuật số.

Dựa vào chế độ hoạt động

Khi xem thông số kỹ thuật của Amply chung ta thấy có các thông số như: Class A, B, AB, C, D,... Đó là cách gọi cho các chế độ hoạt động của Amply tùy theo nguyên lý thiết kế mạch khuếch đại của Amply.

  • Amply class A: Có hiệu suất vào khoảng 20%, 80% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất nóng. Bù lại Amply class A có độ méo cực nhỏ và âm thanh tự nhiên nhất.
  • Amply class B: Có hiệu suất vào khoảng 80%, 20% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất mát. Nhưng class B có độ méo lớn và âm thanh không hay nên ít được dùng trong các mạch audio cao cấp.
  • Amply class AB:Công suất ra lớn hơn class A và độ méo nhỏ hơn class B. Có hiệu suất vào khoảng 45 - 60%, Class AB hiện được dùng trong các mạch khuếch đại tần số thấp.
  • Amply class C:Các mạch khuếch đại class C thông thường được dùng trong các mạch khuếch đại tần số sóng vô tuyến công suất cao. Hiệu suất cao hơn các mạch khuếch đại class A, B và AB.
  • Amply class D:hiệu suất rất cao, trên 80% và có thể đạt tới 97% ở mức đỉnh. Vì vậy lượng tổn hao trên tầng khuếch đại là cực ít.class D được sử dụng trong các mạch khuếch đại loa siêu trầm vì giới hạn của băng thông và khả năng không gây méo dạng.

Ngoài ra, còn một số loại amply class như:Class G,Class DG,Class H,...

Class là tỷ lệ công suất đầu vào và ra của một amply, mỗi dòng sẽ sở hữu một tỷ lệ công suất khác nhau

4Kinh nghiệm chọn mua amply cho hệ thống âm thanh

Amply được nhiều người biết đến với khả năng ứng dụng và tạo ra chất lượng âm thanh tốt đặc biệt là khi kết hợp với loa hoặc tai nghe. Vì vậy, bạn nên cân nhắc và chọn mua amply phù hợp với hệ thống âm thanh như sau:

  • Bạn nên kiểm tra hình thức bên ngoài của amply xem sản phẩm còn mới không, có vết trầy xước hay không,... để lựa chọn sản phẩm có chất lượng và còn nguyên tem.
  • Nếu amply kết hợp với loa, bạn nên chọn amply có công suất lớn hơn gấp đôi so với công suất của loa, như vậy thì amply và loa mới có thể hoạt động hiệu quả.
  • Để kiểm tra độ mạnh của amply, người mua phải nghe thử phần tiếng bass của âm thanh. Nếu tiếng bass bị lỏng hay bị chậm thì điều đó chứng tỏ amply của bạn chưa đủ công suất hoạt động.
  • Để kiểm tra độ căng của amply thì người mua nên chú trọng đến tốc độ và chiều sâu của âm thanh khi thực hiện tăng âm lượng.

Amply Karaoke Paramax AX-1800

5Những lưu ý để sử dụng amply hiệu quả

Để sử dụng amply một cách hiệu quả nhất, bạn nên chú ý cách sử dụng sau để đảm bảo amply hoạt động tốt nhất cho ra chất âm hay nhất:

  • Khi thực hiện kết nối amply với các thiết bị âm thanh khác nhau cần phải đảm bảo độ tiếp xúc kết nối chắc chắn và tốt nhất. Trong quá trình sử dụng không nên di chuyển amply để không làm ảnh hưởng đến chất âm thanh.
  • Khi kết nối các đầu jack tuyệt đối không được để các đầu jack của loa chạm vào nhau, bởi nó gây ra hiện tượng ngắt mạch và có thể làm hỏng amply.
  • Tránh để amply tải quá nhiều loa.
  • Giữ an toàn khi sử dụng, nên tắt amply sau đó mới thực hiện đấu nối với các thiết bị âm thanh khác.
  • Không nên bố trí loa chồng chéo lên nhau và amply cũng vậy. Nên đặt khoảng cách giữa các thiết bị là từ 5 - 10cm. Nếu bạn để các thiết bị chồng chéo lên nhau sẽ tạo ra nguồn nhiệt lượng rất lớn và tạo ra từ trường ảnh hưởng không nhỏ đến chất âm của amply.

Không được để các đầu jack của loa chạm vào nhau

Một số mẫu dàn karaoke, amply bán chạy tại Điện máy XANH:

Trên đây làđịnh nghĩa về amply cũng như chức năng và cách phân loại. Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!

Video liên quan

Chủ Đề