Bộ máy hành chính nước ta thời tiền lê

Skip to content

So sánh bộ máy nhà nước thời lê với bộ máy nhà nước thời đinh tiền lê

Tiêu chí Nhà Đinh – Tiền Lê Nhà Lê
Tổ chức bộ máy nhà nước Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua có ba ban: ban văn, ban võ, tăng ban. Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua là 6 bộ [Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công] và các cơ quan chuyên môn giúp việc
Chính quyền địa phương Chia cả nước thành 10 đạo – Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi thừa tuyên gồm 3 ti [đô ti, thừa ti, hiến ti]

– Dưới đạo là Phủ, huyện, châu, xã

Nhận xét Đây là nhà nước quân chủ sơ khai Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao và hoàn chỉnh

Tag: xét ngô


Đặc trưng cơ bản về tổ chức bộ máy hành chính và các chính sách quản lý hành chính nhà nước thời Tiền Lê. Đánh giá về vai trò của chính sách  đối ngoại trong quản lý hành chính nhà nước.

♥ Đặc trưng cơ bản của tổ chức bộ máy hành chính thời kì Tiền Lê:

– Nhà Tống lợi dụng sự rối ren trong triều đình nhà Đinh, chuẩn bị cho quân xâm lược Đại Cồ Việt. Thái hậu Dương Văn Nga trao long cổn [ áo bào của vua Đinh Tiên Hoàng – tượng trưng cho uy quyền của nhà vua] cho Lê Hoàn. Và cùng quan lại, quân lính tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi, lấy hiệu là Lê Đại Hành, lập nên nhà Tiền Lê.

– Về tổ chức bộ máy hành chính: Lê Đại Hành củng cố và tổ chức lại các đơn vị hành chính.

Các cấp hành chính gồm có: Lộ, Phủ, châu, giáp, xã được giữ nguyên.

Đứng đầu các hành chính địa phương đặt các chức quan An phủ sứ cai trị các lộ, tri phủ và tri châu cai trị  các phủ , các châu.

Bộ máy hành chính trung ương: đặt lại quan chức, có các chức danh như Thái sư, thái úy, tổng quản, Đô chỉ huy sứ,trong đó chức Đại tổng quản đóng vai trò coi việc dân trong cả nước, như Tể tướng triều đình. Triều Tiền Lê cũng được xác nhận là triều đại đầu tiên đặt lại chức quan đầu triều, người được phong chức là Từ Mục.

=> Tổ chức bộ máy nhà Tiền Lê tuy vẫn còn đơn giản nhưng được đánh giá có tiến bộ hơn so với nhà Đinh. Đó được xem là thể hiện bước quá độ sang thời kỳ phát triển cao hơn theo hướng phong kiến hóa ngày càng vững chắc.

♥ Chính sách quản lý hành chính nhà nước thời Tiền Lê:

– Về đối nội: Lê đại hành tiếp tục dẹp loạn cát cứ, xây dựng cơ sở của nền kinh tế, đào sông ngòi phát triển giao thông và dẫn thủy nhập điền.

– Về đối ngoại: Lê Đại Hành dùng chính sách mềm dẻo, khôn khéo nhưng kiên quyết đối với phương Bắc để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Mặt khác ông tiến hành chinh phạt Chiêm thành, bắt vua Chiêm Thành phải thuần phục , triều cống để yên bờ cõi phía nam. Năm 993 nhà Tống buộc phải sắc phong cho Lê đại hành làm Giao Chỉ Quận Vương. Năm 997, lại phong làm Nam Bình Vương.

– Thi hành luật lệ nghiêm khắc, trừng trị kẻ phản nghịch, dùng chế độ roi phạt đối với quan phạm lỗi.

– Năm 968 cho đúc tiền “thiên phúc chân bảo”, kiểm kê dân số để định việc huy động binh lính.

– Về quân đội: quy định tổ chức quân đội, phân tướng và hiệu, đặt 2 ban văn võ, lập quân cấm vệ.

– Về giáo dục đào tạo: trọng đãi và sử dụng người có học, giúp việc triều đình như: Hồng Du, Chân Lưu,…

♥ Nhận xét về chính sách đối ngoại của nhà Tiền Lê:

có chính sách đối ngoại khôn khéo, hợp lý để yên bờ cõi phía bắc và phía nam. Nắm bắt được tình hình, cơ hội để củng cố nền độc lập cho đất nước. Là nhà lãnh đạo tài ba và sáng suốt.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 9 phần 1: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

    - Bộ máy cai trị ở trung ương : vua nắm mội quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại gồm hai ban văn, võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các nơi quan trọng.

    - Chính quyền địa phương :cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.

    - Xây dựng quân đội: 10 đạo quân và hai bộ phận cấm quân và quân địa phương.

[Nguồn: Bài 2 trang 31 sgk Lịch sử 7:]

Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê.

Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 30 để trả lời.

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê

Tóm tắt mục 2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Hành chính Việt Nam thời Tiền Lê phản ánh bộ máy chính quyền từ trung ương tới địa phương của Việt Nam từ năm 980 đến năm 1009 trong lịch sử Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Chính quyền trung ương
  • 2 Chính quyền địa phương
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo
  • 5 Chú thích

Chính quyền trung ươngSửa đổi

Sử sách ghi chép rất vắn tắt và không hệ thống về bộ máy chính quyền nhà Tiền Lê. Đương thời Lê Đại Hành có định đặt lại quan chức, có các chức danh như Thái sư, Thái úy, Tổng quản, Đô chỉ huy sứ, trong đó chức chức Đại Tổng quản đóng vai trò coi việc dân trong cả nước, như Tể tướng của triều đình[1]. Triều Tiền Lê cũng được xác nhận là triều đại đầu tiên đặt chức quan đầu triều, người được phong chức là Từ Mục[2]. Việc nội trị được vua phân quyền giao lại cho các quan lại đảm đương chứ không nắm hết như thời Đinh, còn việc đánh dẹp vẫn do vua thân chinh[1].

Việc lựa chọn quan lại chưa có chế độ rõ ràng, nắm quyền phần lớn là các tướng có công ngoài mặt trận hoặc các hoàng tử[3].

Tổ chức bộ máy nhà Tiền Lê tuy vẫn giản đơn nhưng được đánh giá có tiến bộ hơn so với nhà Đinh[4]. Đó được xem là thể hiện bước quá độ sang thời kỳ phát triển cao hơn hơn theo hướng phong kiến hóa ngày càng vững chắc[3].

Kinh đô nhà Tiền Lê vẫn kế tục nhà Đinh đóng tại Hoa Lư. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, kiến trúc xây dựng kinh thành Hoa Lư từ thời Tiền Lê đã có những công trình kiên cố, bề thế mà thời Đinh chưa có, nhờ vào quá trình sau hàng chục năm phục hồi, phát triển kinh tế thủ công nghiệp[5]. Sử sách ghi nhận một số công trình cung điện xây dựng như điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cổ giác vàng bạc, làm nơi coi chầu; điện Phong Lưu, điện Tử Hoa, điện Bồng Lai, điện Cực Lạc, lầu Đại Vân, điện Trường Xuân, điện Long Bộc, mái lợp ngói bạc[6].

Chính quyền địa phươngSửa đổi

Lãnh thổ nhà Tiền Lê kế tục nhà Ngô và Đinh nằm trên 8 châu thời thuộc Đường là Giao, Lục, Phong, Ái, Hoan, Phúc Lộc, Trường, Diễn[3]. Sử cũ không ghi chép đầy đủ, hệ thống về tên và vị trí các đơn vị hành chính ra sao[7]. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại thời điểm điều chỉnh về hành chính của Lê Đại Hành vào tháng 3 năm 1002: ông đổi mười đạo thời Đinh làm lộ, phủ, châu[6].

Theo Nguyễn Trãi thì thời Tiền Lê có tổng số có trên 5 triệu đinh, nhưng các sử gia cho rằng con số này cao hơn thực tế[8].

Sử cũ ghi lại việc Lê Đại Hành phong vương và chia đất cho 11 hoàng tử như sau:

  1. Lê Ngân Tích [Long Tích] làm Đông Thành vương
  2. Lê Long Việt làm Nam Phong vương
  3. Lê Long Đinh làm Ngự Man vương, đóng ở Phong Châu, tỉnh Thanh Hóa
  4. Lê Long Đĩnh làm Khai Minh vương, đóng ở Đằng Châu, xã Bắc Kiên, Kim Động, Hải Dương
  5. Lê Long Cân làm Ngự Bắc vương, đóng ở Phù Lan
  6. Lê Long Tung làm Định Phiên vương, đóng ở Tư Doanh, Ngũ Huyện Giang, Thanh Hóa
  7. Lê Long Tương làm Phó vương, đóng ở Đỗ Động Giang, Hà Tây cũ
  8. Lê Long Kính làm Trung Quốc vương, đóng ở Càn Đà, Mạt Liên
  9. Lê Long Mang làm Nam Quốc vương, đóng ở Vũ Lung
  10. Lê Long Đề [Minh Đề] làm Hành Quân vương, đóng ở Bắc Ngạn, Cổ Lãm
  11. Con nuôi làm Phù Đái vương, đóng ở Phù Đái

Ngoài ra, còn một số đơn vị hành chính lớn được sử nhắc đến trong thời kỳ này, không đầy đủ, bao gồm[9]:

  1. Phủ Đô hộ: là khu vực thành Đại La, tức một phần thành phố Hà Nội [chưa bao gồm phần mở rộng thuộc Hà Tây cũ]
  2. Lộ Bắc Giang, tương đương tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh
  3. Phong châu, tương đương vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc
  4. Phủ Thái Bình [Đằng châu cũ], tương đương Hưng Yên hiện nay
  5. Châu Ái, tương đương khu vực tỉnh Thanh Hóa
  6. Châu Thái Nguyên, tương đương tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn
  7. Châu Hoan Đường tương đương tỉnh Nghệ An
  8. Châu Thạch Hà tương đương với vùng Hà Tĩnh
  9. Châu Đô Lương: chưa xác định được ở đâu
  10. Châu Thiên Liễu: chưa xác định được ở đâu

Xem thêmSửa đổi

  • Nhà Tiền Lê
  • Hành chính Việt Nam thời Đinh
  • Hành chính Việt Nam thời Ngô

Tham khảoSửa đổi

  • Đại Việt sử ký toàn thư
  • Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục
  • Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên [2008], Đại cương lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
  • Đào Tố Uyên chủ biên [2008], Giáo trình lịch sử Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Đại học sư phạm
  • Nguyễn Khắc Thuần [2008], Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
  • Nguyễn Khắc Thuần [2003], Đại cương lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  • Đào Duy Anh [2005], Đất nước Việt Nam qua các đời, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  • Lê Văn Siêu [2006], Việt Nam văn minh sử, Nhà xuất bản Văn học
  • Nguyễn Quang Ngọc chủ biên [2010], Vương triều Lý, Nhà xuất bản Hà Nội

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 472
  2. ^ Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 293
  3. ^ a b c Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 111
  4. ^ Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 471
  5. ^ Nhiều tác giả, sách đã dẫn, tr 244
  6. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 1
  7. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 115
  8. ^ Đào Tố Uyên, sách đã dẫn, tr 30
  9. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 179, 185, 193, 196

Video liên quan

Chủ Đề