Lương dân quân thường trực 2023

Sau hơn 6 tháng triển khai thực hiện, đến nay công trình dã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng. Đây là công trình đầu tiên xây dựng điểm trên địa bàn Quân khu đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng và tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng dân quân thường trực, đơn vị hoạt động độc lập tại chốt chiến đấu.

Sau hơn 6 tháng triển khai thực hiện, đến nay công trình dã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng. 

Do vậy, song song với việc triển khai xây dựng công trình, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo Ban CHQS huyện Thường Xuân tổ chức củng cố, kiện toàn lực lượng dân quân thường trực xã Bát Mọt, hoàn chỉnh hệ thống văn kiện, kế hoạch…  bảo đảm cho dân quân thường trực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Phát biểu tại lễ bàn giao công trình, Thiếu tướng Đặng Trọng Quân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu và đồng chí Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương các cơ quan, đơn vị tham gia thi công xây dựng công trình, đảm bảo đúng thiết kế được phê duyệt và tiến độ thi công, công trình có chất lượng tốt, đảm bảo bí mật và an toàn.

Đồng chí Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương các cơ quan, đơn vị tham gia thi công xây dựng công trình, đảm bảo đúng thiết kế được phê duyệt và tiến độ thi công

Đây là cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân quân thường trực trong bảo vệ biên giới, bảo vệ phòng chống cháy rừng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng khu vực biên giới an toàn, hòa bình hữu nghị….

Các đồng chí yêu cầu Bộ CHQS tỉnh tiếp tục phối hợp với các cơ quan quân khu, tham mưu ban hành văn bản quy định thống nhất công tác quản lý, duy trì hoạt động lực lượng dân quân thường trực  đạt hiệu quả cao nhất tại chốt chiến đấu, làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn toàn tuyến biên giới trên địa bàn 6 tỉnh của Quân khu 4.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

  • Dân quân tự vệ là gì?
  • Phụ cấp dân quân tự vệ 2022

Là một thành phần trong lực lượng vũ trang nhân dân, có chức năng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, cơ quan, tổ chức địa phương. Và ở trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về chế độ phụ cấp dân quân tự vệ năm 2022.

Dân quân tự vệ là gì?

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế [sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức] gọi là tự vệ.

Dân quân tự vệ thực hiện các nhiệm vụ như sau:

– Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

– Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

– Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.

– Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.

– Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

>>>>> Xem thêm: Phụ cấp lương là gì?

Phụ cấp dân quân tự vệ 2022

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 72/2020/NĐ-CP phụ cấp của dân quân tự vệ như sau:

Thứ nhất: Phụ cấp chức vụ chỉ huy

– Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức: 357.600 đồng;

– Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 327.800 đồng;

– Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực; Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 312.900 đồng;

– Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội; Trung đội trưởng dân quân cơ động, Trung đội trưởng dân quân thường trực: 298.000 đồng;

– Thôn đội trưởng: 178.800 đồng và hưởng thêm 29.800 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ tiểu đội trưởng, hoặc 35.760 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ trung đội trưởng dân quân tại chỗ. Trường hợp thôn chỉ tổ chức tổ dân quân tại chỗ thì được hưởng thêm 29.800 đồng;

– Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội: 223.500 đồng;

– Trung đội trưởng; Tiểu đội trưởng dân quân thường trực: 178.800 đồng;

– Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng: 149.000 đồng.

Thứ hai: Phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng

– Đối với Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã

+ Mức phụ cấp hằng tháng thực hiện theo quy định của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

+ Trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được trợ cấp; từ 01 tháng đến 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 0,8 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng; từ 07 tháng đến 11 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng.

– Đối với Thôn đội trưởng: Mức hưởng phụ cấp hàng tháng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định nhưng không thấp hơn 745.000 đồng.

Thứ ba: Phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực

– Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự được tính bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng gồm: Phụ cấp hằng tháng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên.

– Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự, tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm, và thực hiện cho đến khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của tháng đó.

Thứ tư: Phụ cấp thâm niên của chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã

Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp được hưởng như sau: Sau 05 năm [đủ 60 tháng] công tác thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm [đủ 12 tháng] được tính thêm 1%.

Ngoài ra còn một số chế độ khác dành cho dân quân tự vệ, Quý vị muốn tìm hiểu có thể tham khảo ký hơn tại Nghị định 72/2020/NĐ-CP

Trên đây là nội dung bài viết phụ cấp dân quân tự vệ năm 2022. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Chủ Đề