Lương của đại biểu quốc hội là bao nhiêu năm 2024

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Vậy vấn đề phụ cấp và các chế độ khác của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Căn cứ Điều 41 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định:

“Điều 41. Phụ cấp và các chế độ khác của đại biểu Quốc hội

1. Phụ cấp và các chế độ khác của đại biểu Quốc hội chuyên trách, phụ cấp của đại biểu Quốc hội không hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

2. Đại biểu Quốc hội được cấp hoạt động phí hằng tháng, kinh phí để thực hiện chế độ thuê khoán chuyên gia, thư ký giúp việc và các hoạt động khác để phục vụ cho hoạt động của đại biểu theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.”

1. Hoạt động phí:

Đại biểu Quốc hội được cấp hoạt động phí hằng tháng bằng hệ số 1,0 mức lương cơ sở.

2. Chế độ tiền lương, thù lao tham gia hoạt động Quốc hội:

Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được trả lương, phụ cấp và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này, trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đại biểu được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu Quốc hội làm việc bảo đảm trả lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Đại biểu Quốc hội không hưởng lương [kể cả người hưởng lương hưu] hoặc hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội được hưởng thù lao tham gia hoạt động Quốc hội bằng hệ số 0,2 mức lương cơ sở/ngày, tính cho 120 ngày làm việc/năm. Khoản thù lao này do Đoàn đại biểu Quốc hội nơi đại biểu Quốc hội đang sinh hoạt chi trả.

3. Chế độ thuê khoán thư ký giúp việc:

Đại biểu Quốc hội có quyền thuê người thực hiện một hoặc một số việc của công tác thư ký. Người được thuê thực hiện công tác thư ký cho đại biểu Quốc hội phải là người đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu Quốc hội làm việc.

Nội dung công tác thư ký giúp việc gồm: xây dựng kế hoạch công tác; tiếp nhận, chuẩn bị tài liệu, công văn, liên lạc với cử tri nơi ứng cử; truyền đạt, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện ý kiến đề nghị của đại biểu Quốc hội và một số công việc hành chính khác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu Quốc hội làm việc.

Đại biểu Quốc hội được cấp kinh phí khoán hằng tháng để có thể tự thuê người thực hiện công việc thư ký. Mức khoán đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách bằng 100% của 2,34 mức lương cơ sở; đối với đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách bằng 40% của 2,34 mức lương cơ sở. Đại biểu Quốc hội trực tiếp thanh toán cho người được thuê thực hiện công tác thư ký theo mức thỏa thuận đối với từng công việc.

Trường hợp đại biểu Quốc hội tự giải quyết công việc hành chính để thực hiện nhiệm vụ đại biểu thì đại biểu Quốc hội được nhận khoản kinh phí này. Đại biểu Quốc hội có chế độ thư ký giúp việc theo quy định của Đảng và Nhà nước nhưng chưa bố trí được thư ký thì được áp dụng chế độ quy định tại khoản này cho đến khi bố trí được thư ký chính thức.

4. Đào tạo, bồi dưỡng:

Đại biểu Quốc hội được bồi dưỡng kỹ năng hoạt động, cập nhật kiến thức theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Khi có nhu cầu tham gia các khóa học nâng cao trình độ phù hợp với điều kiện và lĩnh vực chuyên môn được đảm nhiệm, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách làm đơn gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, trong hồ sơ phải có ý kiến của lãnh đạo cơ quan nơi mình công tác đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương; ý kiến của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương.

Kinh phí tham gia các khóa học của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương do Văn phòng Quốc hội bảo đảm; của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương do Đoàn đại biểu Quốc hội bảo đảm.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra quy định của pháp luật về vấn đề phụ cấp và các chế độ khác của đại biểu Quốc hội.

Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Cụ thể là mức phụ cấp của Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương từ ngày 01/7/2019 sẽ là bao nhiêu? Hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn

Minh Tuấn [tuan***@gmail.com]

Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Nghị quyết 70/2018/QH14 thì mức lương cơ sở mới từ ngày 01/7/2019 là 1,49 triệu đồng.

Và theo quy định tại Mục I [Số thứ tự 6] Bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 thì hệ số để tính phụ cấp của Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương [mức 1] là 1,05; [mức 2] là 1,20.

Từ các quy định nêu trên, mức phụ cấp của Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương [mức 1] từ ngày 01/7/2019 sẽ là 1.564.500 đồng; [mức 2] là 1.788.000 đồng.

Trên đây là nội dung quy định về mức phụ cấp của Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương từ ngày 01/7/2019. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11.

Chủ Đề