Luật giao thông đường bộ năm 2023

Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt [CSGT ĐB-ĐS] Công an TP Hồ Chí Minh tăng cường công tác bảo đảm TTTATGT dịp khai giảng.

Sáng ngày 05/9, hòa trong không khí vui mừng, rộn ràng đón chào năm học mới 2022-2023 của cả nước, các trường học tại TP. Hồ Chí Minh cũng đồng loạt tổ chức các hoạt động Lễ Khai giảng chào đón năm học mới 2022-2023 trong không khí vui tươi và náo nhiệt. Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đảm bảo cho học sinh và phụ huynh đưa con em đến trường dự Lễ Khai giảng năm học mới, Phòng CSGT ĐB-ĐS đã chỉ đạo các đơn vị chủ động rà soát các điểm giao thông phức tạp gần trường học, trước các cổng trường học khi tổ chức Lễ Khai giảng để bố trí cán bộ chiến sỹ CSGT phối hợp với các lực lượng khác [bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ, công an địa phương,…] điều tiết và phân luồng giao thông, không để xảy ra tình trạng ùn tắc hay ùn ứ giao thông kéo dài tại trước các cổng trường học cũng như các giao lộ xung quanh khi học sinh và phụ huynh đưa đón con em đến trường dự Lễ Khai giảng.

CSGT làm nhiệm vụ tại các điểm trường học.

Sau thời gian dài các trường học tổ chức dạy học trực tuyến, các em học sinh không phải đến trường đi học do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì tình hình dịch bệnh hiện nay cơ bản đã được khống chế, Tp. Hồ Chí Minh đã thích ứng và dần bắt nhịp vào đà phát triển chung của đất nước. Dự báo, sau ngày tựu trường, tình hình giao thông trên địa bàn TP. HCM sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, sự gia tăng phương tiện giao thông từ học sinh, phụ huynh đưa đón vào các khung giờ đầu buổi sáng và cuối buổi chiều sẽ tăng cao làm cho xuất hiện tình trạng ùn ứ giao thông tại các cổng trường trong khung giờ cao điểm. Một bộ phận học sinh, sinh viên chưa nắm bắt được kiến thức pháp luật và kỹ năng tham gia giao thông an toàn và phụ huynh đưa đón con em còn chưa tuân thủ các quy định của pháp luật khi lái xe sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Chính vì vậy, tháng 9 năm nay được chọn là “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường”. Trong tháng 9, ngoài việc bố trí lực lượng đảm bảo TTATGT trong ngày Khai giảng năm học mới, Phòng CSGT ĐB-ĐS còn chỉ đạo các đơn vị thực hiện các mặt công tác chuyên môn nhằm ổn định tình hình TTATGT, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ TNGT liên quan đến học sinh, sinh viên và không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng các trường học. Cụ thể như sau:

Bảo đảm ATGT tại các điểm phức tạp về TTATGT.

Các đơn vị Đội, Trạm thuộc Phòng tiếp tục tham mưu cho BCH Phòng triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trên địa bàn đảm trách bằng các giải pháp cụ thể, tập trung công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục văn hóa, kỹ năng tham gia giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy qua các hoạt động ngoại khóa đầu năm học cho học sinh, sinh viên và công nhân viên chức ngành giáo dục tại các trường học…, đồng thời tổ chức ký cam kết chấp hành các quy định về an toàn giao thông giữa nhà trường, gia đình và học sinh. Phối hợp lực lượng Công an cấp xã và lực lượng chính quyền địa phương, lực lượng tình nguyện, dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại khu vực trước cổng các trường học, tập trung vào các khung giờ phụ huynh đưa đón, không để xảy ra tình trạng dừng, đỗ, đậu xe lấn chiếm lòng đường gây cản trở giao thông và triển khai mô hình “cổng trường an toàn” từng bước nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành các quy định về TTATGT của nhân dân.

Huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT và ùn tắc giao thông như: chạy quá tốc độ quy định; vi phạm về nồng độ cồn, ma túy; đi không đúng phần đường, làn đường; tránh, vượt, dừng, đỗ, lùi xe không đúng quy định; không thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô; đi ngược chiều, lùi xe trên đường một chiều; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và xe đạp điện; sử dụng xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định, phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật để đưa, đón học sinh; học sinh sử dụng xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện vi phạm điều kiện về đội tuổi khi tham gia giao thông…. Lập danh sách các trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm Luật Giao thông đường bộ để phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các nhà trường tổ chức phê bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm.

Đoàn Văn Quới

[Baonghean.vn] - Không giao xe cho học sinh khi chưa đủ tuổi được phép điều khiển phương tiện giao thông là một trong những nội dung cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông. Ngoài ra, Ban An toàn giao thông tỉnh ban hành Kế hoạch số 228/KH-ATGT ngày 29/8/2022 về triển khai các hoạt động tuyên truyền “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh tới trường - tháng 9 năm 2022” cũng sẽ cập nhật nhiều nội dung khác cần phổ biến tới từng học sinh.

Tăng cường hoạt động tuyên truyền

Ngay trong ngày khai giảng năm học mới 2022 - 2023, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1, Phòng Cảnh sát giao thông [Công an tỉnh] đã bố trí nhiều tổ công tác đến các điểm trường đóng trên địa bàn dọc tuyến Quốc lộ 48, 48D để phân luồng, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông thông suốt, an toàn cho học sinh đến trường dự lễ khai giảng. Đồng thời, đội cử cán bộ đến các điểm trường để tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Tại Trường THCS Đông Hiếu, các em học sinh đã được lực lượng Cảnh sát giao thông tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Luật Giao thông đường bộ, tập trung vào kỹ năng tham gia giao thông như: Các biển báo và tín hiệu đèn giao thông; kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đường bộ; các nguy cơ mất an toàn giao thông và biện pháp phòng tránh... Em Nguyễn Văn Hải, học sinh lớp 8 cho biết: “Về cơ bản, chúng em đều biết các quy định, nhưng cũng có những lúc chưa tự giác thực hiện dẫn đến vi phạm. Bởi vậy, theo em việc tuyên truyền, nhắc nhở là rất cần thiết”.

Công an TP. Vinh tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ tại Trường THPT Lê Viết Thuật. Ảnh: Đ.C

Đại úy Võ Ánh Hào - cán bộ Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1 cũng cho biết: “Đây là hoạt động nhằm góp phần nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và pháp luật về giao thông nói riêng, qua đó, hình thành ý thức tự giác tuân thủ chấp hành pháp luật cho mỗi học sinh khi tham gia giao thông, góp phần tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, là cơ sở để từng bước hình thành “văn hóa giao thông”. Thời gian tới, Đội tiếp tục phối hợp với Ban Giám hiệu các trường để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho các em học sinh bằng nhiều hình thức, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa…”

Trung tá Nguyễn Hàm Thắng - Phó trưởng Công an TP. Vinh trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh Trường THCS Hưng Dũng tại lễ ra mắt mô hình “Cổng trường an toàn - thân thiện - văn minh”. Ảnh tư liệu: Đ.C

Tương tự, Đại úy Hàn Quốc Huy - Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an TP. Vinh cho hay: “Trên cơ sở triển khai thêm mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, bắt đầu từ ngày 12/9, đội sẽ phối hợp với các trường học để tổ chức các buổi tuyên truyền, hướng dẫn các em học sinh kỹ năng tham giao giao thông an toàn nhằm nâng cao nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật. Đồng thời, qua đó các em sẽ là những tuyên truyền viên đến bạn bè, gia đình và người thân”.

Cần sự phối hợp kiểm soát, xử lý

Theo lực lượng chức năng, việc tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho mỗi học sinh khi tham gia giao thông là rất cần thiết. Bởi dù chưa có số liệu thống kê cụ thể về số vụ TNGT liên quan đến học sinh, theo công an các địa phương, tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông vẫn còn nhiều. Trong đó, còn tình trạng học sinh THPT, thậm chí cả THCS sử dụng xe máy trên 50 cm3 để tham gia giao thông. Nhiều em điều khiển phương tiện tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, chở 3, phóng nhanh, đi hàng ngang...

Đơn cử mới đây, vào khoảng 23h30 ngày 28/8, Công an huyện Quế Phong nhận được tin báo của quần chúng về việc có một nhóm thanh, thiếu niên điều khiển xe máy tụ tập, cổ vũ đua xe, bốc đầu, lạng lách, đánh võng, gây mất an toàn giao thông, an ninh, trật tự trên tuyến Quốc lộ 16 thuộc địa phận thị trấn Kim Sơn. Bằng biện pháp nghiệp vụ điều tra xác minh, sáng 29/8, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông đã mời 10 đối tượng, phần lớn là học sinh, trú tại các xã Mường Nọc, Châu Kim, Thông Thụ, Cắm Muộn, thị trấn Kim Sơn đến trụ sở công an làm rõ vụ việc. Tại đây, các đối tượng đã thừa nhận hành vi sai phạm. Lực lượng chức năng cũng đã xử lý hành chính về lỗi giao xe cho trẻ vị thành niên; tạm giữ 4 xe máy và 4 dao kiếm, mác, tuýp.

Lực lượng Cảnh sát giao thông - trật tự Công an TP. Vinh cũng cho biết: Cùng với phối hợp các trường học trên địa bàn tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông vào đầu năm học, trong công tác xử lý, CSGT thành phố còn phối hợp với phụ huynh để giáo dục các em. Riêng từ đầu năm đến nay đã phối hợp xử lý 10 trường hợp vi phạm.

Về phía các trường, không ít giáo viên cho rằng, dù trường nghiêm cấm học sinh đi xe máy trên 50 cm3, nhưng trên thực tế vẫn có học sinh sử dụng phương tiện xe máy để đi lại. Tương tự, việc học sinh không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ... cũng rất khó kiểm soát, bởi có những em ra, vào cổng trường vẫn đội mũ bảo hiểm nhưng sau đó lại tháo ra. Mặt khác, nếu như trước đây lực lượng chức năng còn gửi thông báo học sinh vi phạm Luật Giao thông cho nhà trường để có biện pháp răn đe giáo dục nhưng hiện do có nhiều ý kiến phản đối, không đồng thuận từ phía phụ huynh, học sinh nên vấn đề này đã dừng thực hiện từ năm ngoái, bởi vậy cũng rất khó.

Hướng dẫn cho học sinh điều khiển phương tiện theo sa hình. Ảnh: Đ.C

Ông Phan Huy Chương - Phó trưởng Ban Chuyên trách, Ban ATGT tỉnh cho biết: Để góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của mỗi người, nhất là lứa tuổi học sinh trong xây dựng văn hóa giao thông, ngày 29/8, Ban ATGT tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 228/KH-ATGT về Triển khai các hoạt động tuyên truyền “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh tới trường - tháng 9 năm 2022”.

Cụ thể, trong tháng 9, Ban ATGT tỉnh sẽ tổ chức nhiều hoạt động như: Tuyên truyền “An toàn giao thông cho học sinh đến trường” tại Trường THPT Lê Hồng Phong [Hưng Nguyên], Trường THPT Lê Viết Thuật [TP. Vinh], THPT Cửa Lò [TX. Cửa Lò]; Chương trình “Thanh, thiếu niên xây dựng văn hóa giao thông an toàn” năm 2022 tại huyện Tân Kỳ; Chương trình “Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt” năm 2022 tại Diễn Châu…

Học sinh Trường THPT Lê Viết Thuật [TP. Vinh] ký cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Ảnh: Đ.C

Theo đó, Ban ATGT tỉnh chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, Ban ATGT các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan ngoài xây dựng kịch bản tuyên truyền gồm các tiểu phẩm về an toàn giao thông, tuyên truyền kỹ năng tham gia giao thông an toàn và tổ chức thi đi sa hình… Cùng với đó, tổ chức ký cam kết giữa nhà trường, gia đình và học sinh về việc nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật về trật tự ATGT trong tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường.

Có thể thấy, tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông là do ý thức của học sinh chưa cao, chưa nhận thức đầy đủ về Luật Giao thông đường bộ, trong khi nhà trường rất khó quản lý, kiểm soát hành vi của các em ở ngoài giờ học. Bởi vậy, ngoài việc tăng cường kiểm tra xử lý của lực lượng chức năng, cần đa dạng hóa công tác tuyên truyền, nhất là bằng các mô hình trực quan sinh động để các em nâng cao ý thức, từ đó chấp hành các quy định về Luật Giao thông. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần tăng cường kiểm soát con em, tuyệt đối không giao xe cho các em với bất kỳ lý do gì khi chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.

Chủ Đề