An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2023

Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 4 năm 2021 - 2022 giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm, 1 câu hỏi tự luận của cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 năm 2022. Thời hạn cuối cùng nộp bài thi là ngày 10/01/2022.

Qua đó, cung giúp các em nhanh chóng nêu ra những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 4 năm 2021 - 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIAO LƯU TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm học 2021 – 2022

ĐỀ BÀI DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 4

Họ và tên: .........................................................................................

Ngày sinh: ...................................... Giới tính: ..................………..

Lớp: ..............................................................................................…

Trường: ..........................................................................................…

Địa chỉ nhà trường: Phường/xã ..............Quận/huyện: ............….

Tỉnh/Thành phố: ...............................................................................

Số điện thoại [nếu có]: ......................................................................

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
[Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời]

Câu 1. Những hành vi nào của người điều khiển xe đạp vi phạm quy tắc giao thông đường bộ?

A. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh [trừ thiết bị trợ thính].

B. Đội mũ bảo hiểm.

C. Đi đúng làn đường dành cho xe đạp và cho xe thô sơ.

Câu 2. Khi nhìn thấy các bạn của mình đang điều khiển xe đạp đi dàn hàng ngang ngoài đường, em sẽ làm gì?

A. Khen các bạn dàn hàng ngang đẹp.

B. Tham gia dàn hàng ngang cùng các bạn cho vui.

C. Nhắc nhở, khuyên nhủ các bạn không nên đi xe đạp dàn hàng ngang ngoài đường

Câu 3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dưới đây có ý nghĩa như thế nào?

A. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại.

B. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.

C. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển được tiếp tục di chuyển.

Câu 4. Em đang dừng xe đạp tại ngã tư đường theo tín hiệu đèn giao thông màu đỏ. Chú cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh cho các phương tiện hướng của em di chuyển. Trong khi đó, đèn tín hiệu giao thông vẫn bật màu đỏ. Em sẽ làm gì?

A. Di chuyển theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

B. Tiếp tục dừng lại chờ đèn tín hiệu giao thông bật màu xanh.

C. Cả hai ý trên.

Câu 5. Tai nạn giao thông có thể dẫn đến hậu quả gì?

A. Gây thương vong về người.

B. Phá hủy về tài sản.

C. Cả hai ý trên.

Câu 6. Những hành vi nào của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể dẫn đến tai nạn giao thông?

A. Tuân thủ biển báo, tín hiệu điều khiển giao thông.

B. Đi đúng phần đường, làn đường theo quy định.

C. Vượt quá tốc độ cho phép.

Câu 7. Để điều khiển xe rẽ vào một ngõ nhỏ mà em không quan sát được người và phương tiện đi lại trong ngõ, em sẽ làm gì?

A. Tiếp tục điều khiển với tốc độ như bình thường và rẽ khi nào em muốn.

B. Đi chậm, đưa ra tín hiệu chuyển hướng, quan sát cẩn thận, khi thấy đủ điều kiện an toàn thì mới điều khiển xe đạp chuyển hướng.

C. Tăng tốc độ và nhanh chóng điều khiển xe đạp chuyển hướng.

Câu 8. Đang điều khiển xe đi trên đường, em thấy một chiếc xe cần cẩu to đang dừng, đỗ chiếm hết phần đường em đang đi. Để tiếp tục di chuyển, em cần làm gì để đảm bảo an toàn?

A. Tiếp tục di chuyển như bình thường để vượt qua chiếc xe cần cẩu.

B. Tăng tốc thật nhanh để vượt qua chiếc xe cần cẩu.

C. Giảm tốc độ, quan sát cẩn thận, khi nhận thấy đủ điều kiện an toàn thì tiếp tục di chuyển để vượt qua chiếc xe cần cẩu.

Câu 9. Những hành vi nào không an toàn khi tham gia giao thông đường thủy [phà, tàu, thuyền…]?

A. Chen lấn, xô đẩy để lên, xuống tàu, thuyền nhanh nhất có thể.

B. Chạy, nhảy, đùa nghịch với các bạn trên tàu, thuyền.

C. Cả hai ý trên.

Câu 10. Trong lúc đang ngồi trên thuyền [ghe] đến trường, một người bạn ngồi cùng thuyền đùa nghịch, té nước vào em, em sẽ làm gì?

A. Té nước lại vào bạn.

B. Nhắc nhở bạn giữ trật tự, không được nghịch ngợm khi ngồi trên thuyền.

C. Để bạn thích làm gì thì làm.

B. TỰ LUẬN

Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn.

Trả lời:

Xe đạp là một phương tiện giao thông được học sinh sử dụng phổ biến. Chính vì vậy, mỗi học sinh cần phải lưu ý khi sử dụng phương tiện này.

Những việc nên làm:

  • Người điều khiển xe đạp phải đi ở làn đường trong cùng, phía bên phải theo chiều đi của mình.
  • Tuân thủ theo hệ thống biển báo, đèn giao thông và sự điều hành của cảnh sát giao thông.
  • Đi đúng tốc độ cho phép.
  • Khi điều khiển xe đạp điện cần đội mũ bảo hiểm.

Những việc không nên làm:

  • Đi xe dàn hàng ngang.
  • Phóng nhanh, vượt ẩu.
  • Sử dụng ô, điện thoại di động.
  • Chở quá số người cho phép.
  • Buông cả hai tay khi đang tham gia giao thông.
  • Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.
  • Mang vác các vật cồng kềnh…

Có tuân thủ đúng những quy định trên, chúng ta mới giữ được sự an toàn của bản thân và những người tham gia giao thông xung quanh.

Chủ Đề