Luận điểm khoa học phải xuất phát từ quá trình

Khi thực hiện các vấn đề nghị luận, hay các bài thuyết trình thậm trí là trong văn nói hàng ngày. Luận điểm được coi là vấn đề cốt lõi để người trình bày có thể  nêu quan điểm của mình nhằm thuyết phục người khác. Trong văn học Việt Nam ngoài luận điểm ra còn có các khái niệm như Luận cứ; Lập luận….Phân biệt được các quan điểm nêu trên  không phải là điều dễ dàng.

Trong bài viết Luận điểm là gì? Tổng đài 1900 6557 cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề nói trên tới Quí vị.

Luận điểm là những tư tưởng, lập luận chính của vấn đề đang được thảo luận, nghị luận, luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới  có sức thuyết phục.

Trong công việc hàng ngày, cũng như giao tiếp trên thực tế chúng ta phải xác định được các vấn đề chính cần được làm rõ và quan tâm trong tình huống mình gặp phải. Người ta gọi đó là luận điểm.

Một vấn đề được đặt ra có thể có một hoặc nhiều luận điểm, không có số luận điểm không có tối đa  nhưng khi  làm sáng  tỏ vấn đề có nhiều luận điểm thuyết phục chứng minh thì sẽ khiến người còn lại được thuyết phục với khả năng cao hơn.

Luận điểm phải tương ứng với vấn đề đặt ra, tránh trường hợp luận điểm không liên quan đến vấn đề sẽ xảy ra tình trạng lan man của người đang chứng minh vấn đề.

Nói đơn giản, xác định luận điểm là quá trình vận động trí não để nảy sinh ý tưởng về nội dung bạn cần viết. Việc xác định luận điểm khá quan trọng. Bởi lẽ, hệ thống luận điểm chính là nền tảng, là cơ sở của nội dung văn bản, được ví như cái khung cốt lõi của cấu trúc tòa nhà, như xương sống của cơ thể con người.

Trong tình huống, văn bản cần phải xác định được các luận điểm bằng các cách sau:

Thứ nhất: Dựa vào các dữ liệu có sẵn trong tình huống, văn bản

Thứ hai: Dựa vào cách đặt câu hỏi

Thứ ba: Dựa vào cách thức nghị luận, cách thức trình bày.

Phần tiếp theo của bài viết Luận điểm là gì? Tổng đài 1900 6557 thuộc Công ty Hoàng Phi cung cấp thông tin về luận điểm phụ tới Quí vị.

Vai trò của luận điểm

Một bài văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm, vai trò của luận điểm là giúp cho tác giả đạt được mục đích nghị luận.

Cách xác định luận điểm

Trước khi bắt đầu viết một đề tài hay chủ đề bất kỳ, người viết cần biết cách xác định các luận điểm. Có một số cách xác định luận điểm như sau:

+ Dựa vào các dữ liệu được cung cấp sẵn trong đề bài.

+ Dựa vào cách đặt các câu hỏi.

+ Dựa vào cách thức nghị luận.

Yêu cầu của luận điểm

Luận điểm phải đúng đắn, sáng rõ, tập trung, mới mẻ, có tính định hướng và đáp ứng nhu cầu của thực tế thì mới có sức thuyết phục với người đọc, người nghe.

Đúng đắn là luận điểm phải phù hợp với lẽ phải được thừa nhận. Sáng rõ là luận điểm được diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ, mâu thuẫn. Tập trung là các luận điểm trong bài đều hướng vào làm rõ vấn đề cần nghị luận. Mới mẻ tức là luận điểm không lặp lại giản đơn những điều đã biết mà phải nêu ra ý mới chưa ai đề xuất.

Luận điểm của bài văn nghị luận còn cấn có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong đời sống thực tế. Việc trình bày luận điểm phải vừa đi thẳng vào vấn đề, vừa có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lý. VD: Từ dẫn dắt mà nêu ra luận điểm, kể một câu chuyện rồi nêu luận điểm, từ việc quy nạp hiện tượng mà nêu ra luận điểm, từ việc trình bày bối cảnh mà xác định luận điểm,…

Luận điểm phụ là gì?

Luận điểm phụ là các đặc điểm được đặt ra để thuyết minh, chứng minh, làm rõ cho các luận điểm chính, từ đó cũng với luận điểm chính làm sáng tỏ được vấn đề.

Để chứng minh cho luận điểm chính người ta thường đề xuất các luận điểm phụ, các luận điểm ấy liên kết soi sáng thuyết minh cho luận điểm chính của toàn bài.

Luận cứ là gì?

Luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong các văn bản hoặc  tình huống gặp phải trong thực tế.

Luận cứ phải đạt được những yêu cầu dưới đây:

Thứ nhất: Luận cứ phải phù hợp với các luận điểm đã có

Luận cứ là một phần nhỏ trong luận điểm, chính vì vậy luận cứ phải hài hòa với  nội dung của luận điểm nhằm mục đích thuyết phục, làm sáng tỏ luận điểm đã được nêu ra trước đó.

Thứ hai: Luận cứ cần phải có tính chính xác

Khi nêu lên các luận  cứ, tác giả cần phải biết rõ các thông tin đó có tính xác thực để có thể đưa thông tin thuyết phục đối phương. Các thông tin cần làm rõ chính xác có thể kể đến như: Thời gian, số liệu, lịch trình, nhân vật lịch sử….

Khi luận cứ càng chính xác thì mức độ thuyết phục sẽ càng tăng và ngược lại. Chính vì vậy đây được coi là một trong những vấn đề quan trọng khi thuyết minh và làm rõ.

Thứ ba: Luận cứ cần tính tiêu biểu, chọn lọc

Luận cứ cần có tính tiêu biểu, chọn lọc những nội dung nổi bật, đặc trưng để nêu.

Từ những phân tích trên chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Luận điểm là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

[Last Updated On: 07/11/2021 By Lytuong.net]

Hình 2.2 cho thấy cách thức liên kết giữa các phạm trù lý thuyết như trí thông minh, nỗ lực, thành tích học tập và thu nhập tiềm năng trong một mạng tương tác. Mỗi mối quan hệ này được gọi là một luận điểm. Việc tìm kiếm những giải thích cho một hiện tượng hoặc một hành vi nhất định sẽ là không đầy đủ nếu chỉ xác định các khái niệm và phạm trù cơ bản liên quan đến hiện tượng hay hành vi đó. Chúng ta cũng phải xác định và hình thành các mô hình phản ánh mối quan hệ giữa các phạm trù này. Mô hình các mối quan hệ như vậy được gọi là luận điểm.

Hình 2.2. Mạng tương tác của các phạm trù

Luận điểm là gì?

Luận điểm [proposition] là một quan hệ thăm dò và phỏng đoán giữa các phạm trù được trình bày dưới dạng mệnh đề. Một ví dụ về luận điểm là: “Sự cải thiện trí thông minh của học sinh tạo ra sự cải thiện thành tích học tập của họ”. Mệnh đề này không bắt buộc phải đúng [có thể đúng, có thể sai] , nhưng phải là mệnh đề có thể kiểm chứng được bằng dữ liệu thực nghiệm; và sau khi có kết quả kiểm chứng có thể kết luận nó đúng hay sai. Luận điểm thường được xây dựng dựa trên suy luận logic [diễn dịch] hay thông qua quan sát thực nghiệm [quy nạp].

Giả thuyết là gì?

Do luận điểm là sự kết hợp giữa các phạm trù trừu tượng nên chúng không thể được kiểm chứng trực tiếp. Thay vào đó, chúng được kiểm chứng gián tiếp bằng cách xem xét các mối quan hệ giữa các đơn vị đo lường [các biến số] tương ứng với các phạm trù đó. Sự hình thành các luận điểm bằng thực nghiệm đề cập đến mối quan hệ giữa các biến số, được gọi là các giả thuyết [Hypothesis – xem Hình 2.1].

Hình 2.1. Mặt phẳng lý thuyết và mặt phẳng thực nghiệm của nghiên cứu

Bởi vì chỉ số IQ và điểm tổng kết học tập là các công cụ đánh giá trên thực tế trí thông minh và thành tích học tập, luận điểm đã nêu ở trên có thể được phát biểu cụ thể dưới hình thức là một giả thuyết “Sự cải thiện điểm số IQ của sinh viên tạo ra sự cải thiện điểm tổng kết học tập của họ“. Luận điểm được cụ thể hóa trên mặt phẳng lý thuyết, trong khi đó giả thuyết được cụ thể hóa trên mặt phẳng thực tiễn. Vì vậy, các giả thuyết này hoàn toàn có thể kiểm chứng được trong thực tiễn bằng việc sử dụng các dữ liệu đã thu thập và giả thuyết này có thể bị bác bỏ nếu không được minh chứng bởi các quan sát thực nghiệm. Tất nhiên, mục đích của việc kiểm định các giả thuyết là để suy ra luận điểm tương ứng có chính xác hay không.

Giả thuyết có thể mạnh hoặc yếu. “Chỉ số IQ của sinh viên có liên quan tới thành tích học tập của họ” là một ví dụ về một giả thiết yếu, bởi vì nó không chỉ rõ được cả định hướng của giả thuyết [ví như liệu rằng mối quan hệ này là tích cực hay tiêu cực] và cả quan hệ nhân – quả của nó [ví như trí thông minh mang đến thành tích học tập hay thành tích học tập gây ra trí thông minh]. Một giả thuyết mạnh hơn như là “Chỉ số IQ của sinh viên có quan hệ tích cực với thành tích học tập của họ”. Giả thuyết này chỉ ra định hướng nhưng chưa nêu ra được quan hệ nhân quả. Một giả thuyết tốt hơn nữa sẽ là “Chỉ số IQ của sinh viên có những ảnh hưởng tích cực đến thành tích học tập của họ”. Ở đây giả thuyết đã chỉ ra cả định hướng cũng như quan hệ nhân quả [trí thông minh tạo ra thành tích học tập và không ngược lại]. Những kí hiệu trong Hình 2.2 chỉ ra định hướng và các giả thuyết tương ứng.

Cần phải chú ý rằng, các giả thuyết khoa học nên xác định rõ những biến số độc lập và phụ thuộc. Trong giả thuyết “Chỉ số IQ của sinh viên có những ảnh hưởng tích cực đến thành tích học tập của họ”, thì trí thông minh là biến số độc lập [nguyên nhân] và thành tích học tập là biến số phụ thuộc [kết quả]. Hơn nữa, cũng cần thấy rằng, giả thuyết này có thể đúng [trí thông minh cao hơn sẽ dẫn đến thành tích học tập tốt hơn], nhưng cũng có thể sai [trí thông minh cao hơn không có ảnh hưởng hoặc không dẫn đến kết quả học tập tốt hơn].

Những phát biểu như “sinh viên nhìn chung là thông minh” hoặc “tất cả sinh viên có thể đạt được những thành công trong học tập” không phải là những giả thuyết khoa học, bởi lẽ chúng không chỉ rõ các biến số độc lập và phụ thuộc, không chỉ rõ quan hệ định hướng để đánh giá nó đúng hay sai.

Video liên quan

Chủ Đề