Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là

Tranh của họa sĩ Phi Hoanh vẽ hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tham gia hội nghị gồm đại diện Quốc tế Cộng sản: đồng chí Nguyễn Ái Quốc; đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng - các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh; đại biểu An Nam Cộng sản đảng - các đồng chí Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu. [Ảnh tư liệu]

[Thanhuytphcm.vn] - Chánh cương vắn tắt của Đảng được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được hội nghị thành lập Ðảng thảo luận, thông qua [tháng 2/1930]. Đây là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có nội dung ngắn gọn, với 282 chữ, xác định các giai đoạn, đối tượng và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

Chánh cương vắn tắt nêu rõ chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Tiến trình cách mạng Việt Nam gồm hai giai đoạn: tư sản dân quyền cách mạng [trong đó, có nhiệm vụ thổ địa cách mạng] và thế giới cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

Chánh cương vắn tắt khẳng định đế quốc và phong kiến đều là đối tượng phải đánh đổ trong cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng hai nhiệm vụ này không thực hiện đồng loạt. Nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu, còn nhiệm vụ chống phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày sẽ thực hiện từng bước, nhằm tập trung vào kẻ thù chính là bọn đế quốc xâm lược và bọn phong kiến tay sai.

Chánh cương chỉ rõ, về chính trị: đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông.

Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu hết các sản nghiệp lớn [như công nghiệp, vận tải, ngân hàng...] của tư bản Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu ruộng đất của tư bản Pháp và đại địa chủ để làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang phát triển công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ.

Về xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, thực hiện phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

Chánh cương vắn tắt cùng với Điều lệ vắn tắt và Chương trình vắn tắt thể hiện tinh thần cách mạng triệt để và sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi kết hợp lý luận với thực tiễn, nhất là vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản.

Trải qua hơn 9 thập niên xây dựng và phát triển, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện được nhiều thành tựu quan trọng theo định hướng của Chánh cương vắn tắt. Chúng ta đã đánh đổ ách thống trị của chế độ thực dân Pháp suốt gần 90 năm, lật đổ chế độ phong kiến hàng ngàn năm, tiếp đó, đánh bại các cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, xâm phạm biên giới của Khmer Đỏ, bành trướng của thế lực bá quyền Trung Quốc… Chúng ta đã lập nên nhà nước Việt Nam độc lập, tự do, của nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân và không ngừng nâng cao năng lực phục vụ nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam từ chỗ chỉ là một đội vũ trang tuyên truyền đến nay đã trở thành một đội quân hùng mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.

Về kinh tế, Việt Nam đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần, trong đó, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Chúng ta đã nhiều lần thực hiện các chính sách về ruộng đất để bảo đảm người cày có ruộng, hiện đã miễn thuế nông nghiệp cho các hộ nông dân. Chúng ta phát triển đồng thời cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo hướng ngày càng hiện đại, tiệm cận với trình độ phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới. Từ chỗ bị bóc lột tàn tệ, người lao động nước ta hiện nay thực hiện chế độ làm việc ngày 8 giờ, phần đông bảo đảm 40 giờ/tuần, các chế độ đãi ngộ được tôn trọng theo hướng trả công xứng đáng cho người lao động để có thể tự nuôi sống bản thân, gia đình, tái tạo sức lao động…

Ảnh tư liệu về Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, tháng 2/1930.

Về xã hội, các quyền tự do, dân chủ của người dân không ngừng được mở rộng; chất lượng sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, cả về vật chất lẫn tinh thần… Việt Nam tuân thủ các công ước quốc tế về quyền con người và bảo đảm thực hiện tốt các quyền con người phù hợp với điều kiện của đất nước và nhu cầu của người dân. Trong đó, quyền bình đẳng nam nữ được tôn trọng và ngày càng thể hiện đậm nét trên tất cả các mặt đời sống; quyền học tập được phát huy và nhờ đó, trình độ dân trí ngày được nâng cao; việc chăm sóc sức khỏe được bảo đảm; chất lượng dân số không ngừng được cải thiện…

Có thể nói, những định hướng lớn được nêu lên trong Chánh cương vắn tắt sau hơn 90 năm đã được thực hiện trọn vẹn và tiếp tục được nâng chất dưới nhiều hình thức. Đặc biệt, sau hơn 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, như lời khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Thực tế vẫn đan xen nhiều khó khăn với các điều kiện thuận lợi, những thách thức với các cơ hội, sự vận động tiến bộ trong xu hướng chung của nhân loại với các trở lực từ các “nguy cơ” nội tại và các thế lực xấu gây ra, nhưng nhìn chung, sự phát triển vẫn là chủ yếu. Từ việc đề ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn tại Đại hội XIII, thể hiện khát vọng hùng cường của cả dân tộc, Đảng ta tiếp tục định hướng các vận hội mới của đất nước trong bối cảnh mới, sớm sánh vai với các cường quốc năm châu trong một thời gian ngắn nữa. Và vì lẽ đó, những mục tiêu trong Chánh cương vắn tắt 92 năm trước sẽ tiếp tục được mở rộng về lượng, nâng cao về chất để không ngừng phục vụ nhân dân, phụng sự dân tộc ngày một tốt hơn.

Vân Tâm

Tin liên quan

Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc ở Xiêm [Thái Lan] đang tìm đường về nước thì nghe tin Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phân liệt, những người Cộng sản chia thành nhiều phái, Người lập tức trở lại Hương Cảng [Trung Quốc]. Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, Người chủ động triệu tập đại biểu của hai nhóm [Đông Dương và An Nam] và chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long [Hương Cảng, Trung Quốc]. Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 06-01-1930. Sau nhiều ngày thảo luận, đến ngày 03-02-1930, Hội nghị đi tới nhất trí tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các văn kiện này hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Nội dung cơ bản trong Cương lĩnh đã xác định rõ về đường lối, nhiệm vụ, lực lượng và mối quan hệ của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh sau khi thành lập Đảng. Cụ thể, về đường lối chiến lược là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Cương lĩnh xác định ba nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam, bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Cụ thể: Về chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công-nông-binh và tổ chức quân đội công nông. Về kinh tế, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ mới; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ. Về văn hóa, dân chính được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa. Cương lĩnh xác định lực lượng cách mạng là tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo; lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất cũng làm cho họ đứng trung lập, bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân, thông qua Đảng Cộng sản. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Về mối quan hệ quốc tế, Luận cương xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; phải liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là với quần chúng vô sản Pháp. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để giành chính quyền về tay nhân dân đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.

Tuy rằng, nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau không hoàn toàn phù hợp với thực tế Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thể dẫn tới sự giải thích khác nhau, song với sự bổ sung của Luận cương Chính trị được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của Đảng đã được hoàn thiện hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp mình, còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tăng cường”[1].

 

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam-Những chặng đường lịch sử [1930-2012]

 Từ khóa: lịch sử, chí minh, cách mạng, xu thế, yêu cầu, phát triển, khách quan, tinh thần, quan điểm, sáng tạo, phù hợp, giai cấp, thấm nhuần, thời đại, cương lĩnh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUMGiấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020

Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Địa chỉ: 236 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum

Điện thoại: 0260.3862301


Fax: 0260. 3865464Email:

Website: ////tuyengiaokontum.org.vn/

Video liên quan

Chủ Đề