Lấy giấy đi chợ ở đâu

TP - TPHCM đang phát phiếu đi chợ cho dân nhằm giảm thiểu lượng người ra chợ, tránh tập trung đông người… Sau gần một tuần thực hiện, những bất cập từ phiếu đi chợ đã bộc lộ.

Có phiếu mua hàng đúng địa bàn, người dân còn phải quan tâm đến ngày chẵn - lẻ mới được vào siêu thị mua sắm. Ảnh: U.P

Nơi phát nơi không

Ngày 1/8, anh N. [ngụ phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TPHCM] phản ánh với báo Tiền Phong, cả trăm người ở hẻm 827 Tỉnh lộ 10 đã gần hết thực phẩm nhưng không có phiếu đi chợ. “Nơi này có nhiều dãy nhà trọ, tuy nhiên 2-3 phòng trọ mới được phát chung một phiếu [1 phiếu/tuần], vậy ai đi ai không? Chúng tôi đã liên hệ với công an khu vực, UBND phường, tổ trưởng tổ dân phố… nhưng vẫn không được phát thêm phiếu. Hiện nay, nhiều hộ đã cạn kiệt thực phẩm nhưng không có phiếu đi chợ để mua sắm”, anh N. nói.

Khu nhà trọ công nhân phường Linh Xuân, TP Thủ Đức cũng phản ánh việc địa phương không cấp đủ phiếu đi chợ. Cá biệt, có dãy phòng trọ 50 phòng nhưng chỉ được phát 1 phiếu. “Phải chăng hộ dân thường trú mới được phát phiếu, còn tạm trú thì không?”, một nữ công nhân hỏi. Chị Tâm [30 tuổi, lao động tự do, ngụ phường An Lạc, quận Bình Tân] than thở: “Nhà trọ chỗ tôi 3 phòng mới được phát chung 1 phiếu đi chợ 1 lần/tuần. Không biết ai đi ai không. Là lao động thất nghiệp, tiền không có nên chúng tôi không dám mua hàng ở siêu thị, chợ tự phát đã dẹp từ lâu nên cuộc sống càng thêm khó khăn”.

Trả lời PV Tiền Phong, ông Tô Hoàng Giang, Chủ tịch UBND phường An Lạc, quận Bình Tân, cho biết, đã nhận được phản ánh của người dân về việc thiếu phiếu đi chợ nên đang cho kiểm tra lại. “Số hộ trên địa bàn phường được ghi nhận có 24.000 hộ, nhưng chúng tôi đã in tới 50.000 phiếu. Không biết sao vẫn thiếu. Sắp tới, chúng tôi sẽ đề xuất xe bán hàng lưu động vào khu dân cư để người dân thuận tiện mua sắm. Còn bây giờ, chủ nhà trọ hoặc người dân có thể hỗ trợ nhau bằng cách đi chợ giúp, đi chợ hộ”, ông Giang nói.

Trong khu phong tỏa, các địa phương phải chịu trách nhiệm thông tin đến người dân về việc mua thực phẩm thiết yếu tại siêu thị, chợ với tần suất 2 lần/tuần.

Có phiếu cũng khó mua

Siêu thị gần nhà hết thực phẩm cần thiết, siêu thị bên đường còn hàng nhưng khác quận khiến người có phiếu đi chợ cũng “bó tay”. Trưa 1/8, chị Thùy Dương [ngụ phường An Lạc, quận Bình Tân] đến siêu thị Co.op Food gần nhà mua thực phẩm. Tuy nhiên, do Vissan đã ngưng cung cấp thịt heo cho nhiều hệ thống siêu thị nhiều ngày qua [sau khi Vissan phát hiện có nhiều ca mắc COVID-19 trong công ty], Co.op Food An Lạc không có thịt để bán. “Do cần mua thịt, tôi cầm phiếu đi chợ đến cửa hàng San Hà gần đó nhưng thịt đã hết từ sớm. Tôi đem phiếu đến Bách Hóa Xanh ngoài đầu đường nhưng lại thuộc phường 16, quận 8, trong khi phiếu của tôi là phường An Lạc nên tôi không thể vào mua sắm. Thật không biết làm thế nào”, chị kể.

Tại chợ Bình Thới, quận 11, từ khi đơn vị này tạm ngưng hoạt động do COVID-19, mỗi ngày thường có xe bán hàng lưu động đến trước chợ để phục vụ người dân. Tuy nhiên, muốn vào, khách hàng phải trình thẻ đi chợ; thẻ phải đúng phường, đúng ngày. “Tôi được tổ trưởng phát phiếu đi chợ và dặn cứ cầm theo sẽ được mua hàng. Tuy nhiên, khi tôi trình giấy cho người giữ chốt trước chợ Bình Thới thì họ cho biết chỉ có người phường 10 mới được vào, còn tôi phường 9 thì đến phường 9 để mua. Thật sự nơi gần thì mình không được vào, còn chợ phường 9 ở đâu thì không biết”, bà Lâm [55 tuổi, ngụ đường Hàn Hải Nguyên] nói.

Chị Linh [ngụ quận 3] chạy lòng vòng 5-7 nơi vẫn chưa được vào mua sắm. Sáng 1/8, chị có mặt tại Co.op Mart Nhiêu Lộc đã thấy dòng người xếp hàng dài cả trăm mét. Không chờ nổi, chị vòng qua Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu, sau gần 30 phút xếp hàng, chị trình phiếu đi chợ nhưng nhân viên siêu thị giải thích, phường Võ Thị Sáu đi vào ngày chẵn, trong khi hôm nay [1/8] là ngày lẻ. Ngán ngẩm, chị tìm được một cửa hàng Bách Hóa Xanh, sau khi được vào mua sắm thì không còn rau, thịt định mua.

Ghi nhận tại nhiều siêu thị như Satra, Bách Hóa Xanh, Co.op Mart, Co.op Food, MM Mega Market… từ ngày 28/7 đến nay đều đông khách, nhiều mặt hàng thịt, rau xanh hết từ rất sớm. Theo MM Mega Market Việt Nam, khách hàng tranh thủ mua nhiều thực phẩm khiến nhiều mặt hàng thiếu cục bộ. Dù có quy định đóng cửa lúc 17h30 nhưng từ 15h30, siêu thị này đã phải tạm ngưng tiếp nhận khách.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM, cho biết, dù Sở đã hướng dẫn thực hiện phân chia suất đi chợ của người dân bằng thẻ ra vào chợ, nhưng các quận, huyện thực hiện chưa đồng bộ. Sở Công Thương TPHCM đã hướng dẫn thực hiện phiếu mua hàng thiết yếu, đồng thời nghiên cứu tích hợp mã QR trên phiếu để phục vụ khai báo y tế đối với khách hàng, người ra vào các điểm bán. “Cần có phương án phân bổ tần suất, địa điểm đi chợ, đi siêu thị của người dân trên địa bàn thuận lợi, thuận tiện đi lại, mua sắm. Phân chia tần suất đến các điểm bán thông qua việc phát phiếu mua hàng thiết yếu cách 2-3 ngày/lần”, ông Phương nói.

Người dân TPHCM lúng túng khi dùng phiếu đi chợ

Hà Nội nghiên cứu phát phiếu đi chợ, siêu thị trên toàn thành phố

Cận cảnh đi chợ theo ca, vào chợ bằng phiếu ở TPHCM

Cận cảnh người dân Hà Nội đi chợ bằng 'tem phiếu' ngày chẵn, lẻ

Uyên Phương

Thông tin này được ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TP HCM xác nhận với VnExpress trưa 28/7. Theo đó, số lượng tem phiếu sẽ phát theo ngày chẵn và lẻ. Phiếu đi chợ, siêu thị cửa hàng tiện lợi... được UBND các quận huyện chỉ đạo và tổ chức.

Các tổ trưởng, tổ dân phố sẽ trực tiếp phát cho dân. Tuỳ mức độ an toàn của từng địa phương mà phát phiếu theo lượt đi chợ 2 ngày một tuần hoặc 3 ngày một tuần.

Là địa phương cũng đang triển khai việc này, lãnh đạo quận Gò Vấp cho biết, mỗi hộ gia đình được cấp 3 phiếu một tuần, đại diện hộ gia đình đi mua lương thực, thực phẩm nhu yếu phẩm theo ngày trên phiếu và tự điền thông tin vào phiếu. Phiếu có giá trị sử dụng 1 lần tại 1 điểm cung ứng lương thực, nhu yếu phẩm bất kỳ trên địa bàn.

Phiếu đi chợ phát cho người dân ở phường 13, quận Gò Vấp. Ảnh: Thi Hà.

Ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi sẽ thu lại phiếu này, lưu theo ngày để điều tra dịch tễ khi cần.

Trước đó, Sở Công Thương TP HCM cũng đã có hướng dẫn gửi đến UBND TP Thủ Đức và các quận - huyện về phòng chống dịch tại các chợ đầu mối, điểm bán lẻ trong thời gian áp dụng chỉ thị 16. Trong đó, Sở đã đưa ra sơ đồ hướng dẫn mở lại chợ.

Cụ thể, sơ đồ mở chợ với mô hình 12 gian hàng, trong đó có 4 gian hàng rau củ quả, 2 gian hàng thịt gia cầm, 2 gian hàng thịt gia súc, 2 gian hàng thủy hải sản và 2 gian hàng trứng. Thiết kế cổng chợ gồm có lối ra và vào khác nhau để dễ kiểm soát.

Tính đến ngày 24/7, toàn TP HCM còn 32 chợ truyền thống đang hoạt động, bao gồm 9 chợ mới mở cửa trở lại sau thời gian ngưng để phòng dịch Covid-19. Hiện nay, các chợ cũng đang chuẩn bị để mở lại chợ an toàn tuỳ theo tình hình dịch của từng địa phương.

Ngoài ra, hiện TP HCM đang có khoảng hơn 100 siêu thị, gần 800 điểm bán hàng lưu động...

Thi Hà

Đây là một trong những nội dung chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tại cuộc họp Thường trực Thành ủy, chiều 27/7. Cho rằng mô hình phát phiếu đi chợ, siêu thị ở quận Tây Hồ là cần thiết để bảo đảm giãn cách, ông Dũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã nghiên cứu triển khai ngay.

Sau 4 ngày thực hiện Chỉ thị 17 của thành phố [giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng], ông Dũng nhận định việc ban hành văn bản này là "đúng, trúng, kịp thời, được đông đảo dư luận nhân dân ủng hộ". Tuy nhiên, trên thực tế có nơi làm rất tốt, có nơi chưa nghiêm, có hiện tượng chủ quan.

"Nếu tiếp tục để tồn tại những vi phạm này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả phòng, chống dịch chung của thành phố, làm lãng phí thời gian vàng 15 ngày thực hiện giãn cách", ông Dũng nói.

Thẻ đi chợ luân phiên được phường Nhật Tân phát tận hộ gia đình, áp dụng từ 27/7. Ảnh: Linh Thuỳ

Bí thư Hà Nội giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo công an thành phố làm đầu mối, phối hợp với cấp ủy, chính quyền bố trí đủ chốt nhằm kiểm soát, nhất là ở địa bàn giáp ranh, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc giãn cách: Khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh.

Cấp ủy, chính quyền địa phương làm việc cụ thể với từng cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, bao gồm cả các cơ quan, doanh nghiệp trung ương yêu cầu thực hiện đúng quy định về giãn cách và số lượng người đi làm. "Tăng quy mô, mật độ kiểm soát trên các địa bàn, tuyến đường, khu vực công cộng, xử lý nghiêm trường hợp ra ngoài mà không có lý do chính đáng, không đúng quy định", Bí thư Hà Nội yêu cầu.

Ông cũng đề nghị các cấp, ngành tăng cường công tác chuẩn bị để bảo đảm duy trì hiệu quả phòng, chống dịch trong kịch bản xấu hơn và dịch kéo dài hơn; bảo đảm điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị và lực lượng tham gia; không để bị động bất ngờ, mất kiểm soát trong mọi tình huống.

Chợ Bách Khoa [phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng] là chợ dân sinh đầu tiên căng nylon đảm bảo giãn cách, phòng dịch. Ảnh: Giang Huy.

Trước đó từ chiều 26/7, phường Nhật Tân, phường Bưởi [quận Tây Hồ] bắt đầu phát phiếu đi chợ cho người dân theo ngày chẵn - lẻ, áp dụng từ ngày 27/7. Mỗi hộ dân được nhận phiếu đi chợ trong 15 ngày giãn cách xã hội, trên phiếu ghi rõ họ tên đại diện hộ gia đình, địa chỉ. Mỗi tuần, mỗi hộ có thể đi chợ 4 lần, luân phiên vào một khung giờ nhất định theo ngày chẵn hoặc lẻ và chủ nhật. Thời gian đi chợ được khống chế một giờ một ngày.

Từ 6h ngày 24/7, Hà Nội giãn cách xã hội, người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.

Trường hợp người dân khi vào thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất phải khai báo y tế, tuân thủ biện pháp giám sát, cách ly y tế.

Ngày 27/7, Hà Nội ghi nhận 76 ca bệnh, đây là ngày có số ca mắc cao nhất trong đợt dịch thứ tư [từ ngày 29/4 đến nay]. Tổng số ca Covid-19 từ đầu đợt dịch thứ tư đến nay là 870, chưa tính số ca ở hai bệnh viện trung ương.

Võ Hải

Video liên quan

Chủ Đề